Ủy ban Pháp luật thẩm tra dự án Pháp lệnh hợp nhất văn bản QPPL

Chiều 19.11, tại trụ sở VPQH, Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp toàn thể thẩm tra dự án Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật. Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Trung Lý chủ trì phiên họp.

Dự án Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa Điều 92 của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008. Về cơ bản, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, dự án Pháp lệnh được nghiên cứu, soạn thảo công phu và tán thành với sự cần thiết cũng như các quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Pháp lệnh được nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Việc ban hành Pháp lệnh sẽ tạo cơ sở pháp lý để thống nhất về kỹ thuật hợp nhất văn bản QPPL.

Hợp nhất văn bản QPPL là hợp nhất về mặt kỹ thuật văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung. Văn bản hợp nhất phải bảo đảm tính chính xác về nội dung, thời điểm có hiệu lực thi hành, không dẫn đến những cách hiểu khác nhau, vì vậy cần tuân thủ theo một quy định chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, Điều 92 của Luật Ban hành văn bản QPPL đã giao cho UBTVQH quy định về việc hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung và việc pháp điển hệ thống QPPL, vì hợp nhất văn bản và pháp điển hệ thống QPPL có mối liên hệ chặt chẽ. Khi tiến hành pháp điển thì hoạt động hợp nhất được xem là khâu quan trọng trong pháp điển. Thực tiễn tham khảo pháp luật tại một số nước trên thế giới cho thấy, hợp nhất văn bản thực chất là một bước kỹ thuật trong quá trình tiến hành pháp điển. Vì vậy, một số ý kiến cho rằng, Luật Ban hành văn bản QPPL đã giao cho UBTVQH quy định về hợp nhất văn bản và pháp điển thì nên quy định chung trong cùng một Pháp lệnh.

Về phạm vi điều chỉnh của dự án Pháp lệnh, theo Tờ trình của Chính phủ thì dự án Pháp lệnh chỉ điều chỉnh việc hợp nhất đối với các văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành trên cơ sở nghiên cứu thực trạng xây dựng, ban hành văn bản, đặc biệt là tình hình sửa đổi, bổ sung văn bản và hệ thống pháp lệnh hiện hành. Qua thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng, địa phương chính là chủ thể hướng dẫn, áp dụng và thi hành pháp luật của Trung ương. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp chính quyền địa phương đã ban hành không ít văn bản QPPL sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, việc hợp nhất văn bản của HĐND và UBND là rất cần thiết. Hợp nhất văn bản là việc làm mang tính kỹ thuật, do đó cần có quy định thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Do đó, dự án Pháp lệnh cần điều chỉnh cả việc hợp nhất văn bản QPPL của HĐND và UBND và bổ sung theo hướng căn cứ pháp lệnh này, Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục hợp nhất văn bản QPPL của HĐND và UBND.

Tại Điều 5 quy định sử dụng văn bản hợp nhất, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc khẳng định giá trị của văn bản hợp nhất có ý nghĩa xuyên suốt toàn bộ dự thảo Pháp lệnh. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ giá trị của văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức và có giá trị như văn bản gốc. Dự án Pháp lệnh cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thực hiện hợp nhất văn bản cũng như trình tự, kỹ thuật hợp nhất chặt chẽ; đồng thời bổ sung thêm nguyên tắc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và không được dẫn đến hiểu lầm các quy định được hợp nhất. Có như vậy, văn bản hợp nhất mới có giá trị sử dụng chính thức tương tự như văn bản gốc.

Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với thiếu nhi thành phố Từ Sơn
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đình Bảng, Di tích Quốc gia nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo

Tối 13.4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày Đức Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế; Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đình Bảng, đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo và đón nhận Bảo vật Quốc gia Ấn vàng “Hoàng đế Chi Bảo”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Diễn đàn chính sách về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Bắc Ninh
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thời cơ vàng để triển khai cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Đánh giá cao việc tỉnh Bắc Ninh tổ chức Diễn đàn chính sách “Khoa học, Công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, "thời cơ này là thời cơ vàng, chín muồi nhất để chúng ta triển khai cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia". 

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước

Ngày 13.4, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025. Kết luận phiên họp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Chính trị

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta

Lời Tòa soạn: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12.4. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính trị

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 12.4, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và tiến hành họp phiên bế mạc. Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị với tỷ lệ tuyệt đối. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc.

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chính trị

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2025), 80 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945-23.9.2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới
Chính trị

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào ngày 14 và 15.4.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15.4.2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác

Chiều 10.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các nhiệm vụ, giải pháp điều hành phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ D.Trump công bố áp dụng mức thuế 10% và tạm hoãn áp dụng thuế đối ứng với nhiều đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
Chính trị

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực

Chiều 10.4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Bộ Ngoại giao và các biện pháp sắp tới của Việt Nam trước việc ngày 9.4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ: