Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phát huy vai trò cầu nối, đóng góp thiết thực cho quan hệ Việt Nam - Indonesia

Chiều tối 4.8, tại Thủ đô Jakarta, nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đã đến thăm, gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia.

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước cả về chiều rộng và chiều sâu

Phát biểu tại đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ xúc động được gặp mặt rất đông đủ cán bộ, nhân viên các cơ quan ngoại giao và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia, trong đó có những người đã định cư tại Indonesia mấy chục năm, có đại diện các doanh nghiệp lớn, các sinh viên và cả những người là con dâu, con rể người nước ngoài. Cuộc gặp là minh chứng ý nghĩa cho thấy tinh thần đại đoàn kết của đồng bào ta dù ở trong hay ngoài nước. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phát huy vai trò cầu nối, đóng góp thiết thực cho quan hệ Việt Nam - Indonesia -1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn

Cho biết đây là lần đầu tiên thăm chính thức Indonesia trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam và Indonesia có quan hệ hữu nghị truyền thống anh em lâu đời, ủng hộ lẫn nhau trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Hai nước có điểm tương đồng rất sâu sắc khi cùng giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào mùa Thu năm 1945: ngày 17.8 là Quốc khánh của Indonesia thì ngày 19.8 Việt Nam tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền và đến ngày 2.9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 

“Quan hệ hai nước rất đặc biệt, được xây dựng trên gốc rễ rất bền chặt là quan hệ thân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Indonesia Sukarno. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1955 và đã có 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất của Indonesia trong khu vực ASEAN. Quan hệ hai nước hiện đang phát triển rất tốt đẹp. Chuyến thăm của tôi lần này nhằm tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước cả về chiều rộng và chiều sâu, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, các kênh”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phát huy vai trò cầu nối, đóng góp thiết thực cho quan hệ Việt Nam - Indonesia -2
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn

Nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ hai nước, Chủ tịch Quốc hội mong cán bộ, nhân viên các cơ quan ngoại giao Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia tiếp tục là cầu nối cho quan hệ giữa hai nước, nỗ lực quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại Indonesia đồng thời cũng lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Indonesia với Việt Nam để tăng cường tình đoàn kết giữa 2 nước, dù ở vị trí nào cũng luôn hướng về Tổ quốc và thiết thực đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Indonesia. 

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn coi cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam. Ghi nhận các đề nghị, nhất là việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước..., Chủ tịch Quốc hội cũng mong cộng đồng luôn cố gắng gìn giữ tiếng Việt, dạy tiếng Việt và trao truyền các giá trị văn hoá của dân tộc cho các thế hệ con cháu sinh ra và lớn lên tại Indonesia, tiếp tục đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Với Đại sứ quán, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần tiếp tục quan tâm triển khai tốt công tác cộng đồng và bảo hộ công dân. 

Cần chính sách thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Indonesia

Trước đó, báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông cho biết, hiện cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia có khoảng 500 người, trong đó có khoảng 150 người định cư, sinh sống, làm việc lâu dài. Tuy khiêm tốn về số lượng nhưng đa phần cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đều là cán bộ, trí thức, có trình độ chuyên môn, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, nhà hàng, đầu tư... được chính quyền sở tại ghi nhận, đánh giá cao; là cộng đồng gắn kết, luôn tương thân, tương ái, luôn hướng về Tổ quốc, đề cao lòng tự hào dân tộc, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ngày càng phát huy vai trò cầu nối trong quan hệ hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phát huy vai trò cầu nối, đóng góp thiết thực cho quan hệ Việt Nam - Indonesia -4
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia. Ảnh: Doãn Tấn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phát huy vai trò cầu nối, đóng góp thiết thực cho quan hệ Việt Nam - Indonesia -5
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà  Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia. Ảnh: Doãn Tấn

Đại sứ Tạ Văn Thông cũng chia sẻ, điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước là hợp tác về kinh tế, thương mại với tăng trưởng thương mại song phương liên tục vượt kỳ vọng đặt ra. Đặc biệt trong bối cảnh thương mại khu vực và toàn cầu suy giảm, nhưng thương mại song phương Việt Nam – Indonesia vẫn tăng trưởng liên tục khoảng 10% mỗi năm.

Theo Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN Nguyễn Hải Bằng, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có ý nghĩa hết sức quan trọng trên cả bình diện song phương và đa phương, không chỉ duy trì, mở rộng quan hệ giữa Quốc hội hai nước mà còn tăng cường quan hệ hai nước với tính chất là hai đối tác hết sức quan trọng của nhau trong khu vực.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phát huy vai trò cầu nối, đóng góp thiết thực cho quan hệ Việt Nam - Indonesia -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia. Ảnh: Doãn Tấn

Trên bình diện đa phương, với việc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng AIPA - 44, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng cho biết, Bạn rất mong muốn lắng nghe thảo luận, trao đổi của Đoàn Việt Nam về các chủ đề, các nội dung của Đại hội đồng. Đặc biệt là những chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam và Quốc hội Việt Nam trong bối cảnh nghị viện các nước thành viên AIPA đều đang đẩy mạnh phát huy vai trò của nghị viện trong giám sát, thúc đẩy Chính phủ các nước thực hiện các kế hoạch, các chính sách tài khoá, tiền tệ, hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn, khơi thông các điểm nghẽn, các nguồn lực... để sớm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, cùng nhau đưa khu vực ASEAN trở thành “tâm chấn” của tăng trưởng, điểm sáng của kinh tế thế giới, có hiệu ứng lan toả thông qua các chuỗi cung ứng kết nối khu vực ASEAN với các khu vực khác trên thế giới.

Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Indonesia, Trưởng ban liên lạc Hội Doanh nghiệp người Việt tại Jakarta Thái Thanh Long cho biết, Hội đã có nhiều hoạt động kết nối, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình đầu tư, phát triển tại Indonesia và kết nối doanh nghiệp hai nước; mong muốn Quốc hội, Chính phủ có thêm các chính sách, giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Indonesia.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phát huy vai trò cầu nối, đóng góp thiết thực cho quan hệ Việt Nam - Indonesia -6
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia. Ảnh: Doãn Tấn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phát huy vai trò cầu nối, đóng góp thiết thực cho quan hệ Việt Nam - Indonesia -7
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia. Ảnh: Doãn Tấn

CEO chuỗi nhà hàng YeuSaigon Group Vũ Tuấn Đôn chia sẻ hiện đã có chuỗi 30 nhà hàng chuyên về ẩm thực Việt Nam tại Indonesia và mục tiêu trong 5 năm tới sẽ mở 100 nhà hàng tại các thành phố lớn của Indonesia nhằm lan toả niềm đam mê, tình yêu và niềm tự hào về ẩm thực dân tộc đến với người dân Indonesia. CEO Vũ Tuấn Đôn mong muốn, Chính phủ, các doanh nghiệp trong nước ủng hộ và cùng hợp tác để quảng bá du lịch, văn hoá, phát triển thương mại giữa hai nước. 

Chính trị

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.