Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cùng nhau viết tiếp "chương mới" tốt đẹp hơn nữa trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

Chiều 30.8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Chủ tịch Đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản (CDPJ) Izumi Kenta đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cùng nhau viết tiếp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Chủ tịch Đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản Izumi Kenta. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hoan nghênh Chủ tịch CDPJ Izumi Kenta thăm Việt Nam vào dịp hai nước đang kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự tin cậy chính trị và quan hệ hợp tác hữu nghị hết sức tốt đẹp giữa hai nước.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, trong tổng thể chính sách đối ngoại, Việt Nam luôn coi trọng, đánh giá cao vai trò, vị thế của Nhật Bản; mong muốn tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hoà bình và thịnh vượng ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản trên tất cả các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân, địa phương với địa phương, doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cùng nhau viết tiếp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cùng nhau viết tiếp
Chủ tịch Đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản Izumi Kenta phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Izumi Kenta trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dành thời gian tiếp; cho biết, CDPJ hiện có hơn 130 thành viên là nghị sĩ, đứng thứ 2 trong số các đảng chính trị tại Nghị viện Nhật Bản. Nhấn mạnh chuyến thăm Việt Nam lần này là nhằm ký biên bản ghi nhớ hợp tác giữa CDPJ và Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch CDPJ bày tỏ hết sức vui mừng được trực tiếp chứng kiến những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Izumi Kenta cùng đánh giá quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua phát triển hết sức tốt đẹp. Cảm ơn CDPJ và các chính đảng của Nhật Bản đều đồng thuận cao trong việc tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là nền tảng rất quan trọng để quan hệ hai nước tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong thời gian tới. Chủ tịch Izumi Kenta cảm ơn sự ủng hộ của Chủ tịch Quốc hội đối với việc ký bản ghi nhớ hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và CDPJ,  khẳng định, CDPJ sẽ nỗ lực hết sức mình cùng đóng góp kiến tạo tương lai quan hệ Nhật Bản - Việt Nam trong 50 năm tiếp theo.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cùng nhau viết tiếp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản Izumi Kenta. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, sau 37 năm tiến hành công cuộc Đổi mới dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự tham gia, nỗ lực của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự ủng hộ, hợp tác quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đáng tự hào trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Hiện nay, dù còn nhiều thách thức phía trước, nhưng Việt Nam đã xác định và đang tập trung mọi nguồn lực thực hiện 2 mục tiêu 100 năm: đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Việt Nam cũng đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững, đặc biệt là cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 “NetZero” vào năm 2050.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cùng nhau viết tiếp
Quang cảnh buổi tiếp. Ảnh: Lâm Hiển

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, Chủ tịch Quốc hội cho biết, cùng với sự nỗ lực của chính Việt Nam thì rất cần sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản. Từ đó, Chủ tịch Quốc hội mong muốn CDPJ và cá nhân Chủ tịch Izumi Kenta tiếp tục ủng hộ việc thắt chặt, củng cố và tăng cường quan hệ mọi mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản; ủng hộ việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Thượng viện và Hạ viện Nhật Bản, tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động giữa các Nhóm đại biểu Quốc hội/nghị sĩ hai nước, nhất là các nhóm nữ nghị sĩ, nghị sĩ trẻ...; mong sẽ có nhiều hơn các Đoàn nghị sĩ Nhật Bản, trong đó có các nghị sĩ của Đảng CDPJ sang thăm Việt Nam.

Cho biết, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 sẽ được Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức trong tháng 9 tới với chủ đề hết sức thời sự, thiết thực về vai trò của giới trẻ, nghị sĩ trẻ đối với phát triển bền vững gắn với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo..., Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chủ tịch CDPJ và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam quan tâm thúc đẩy sự tham dự của Đoàn Nhật Bản, đóng góp tích cực cho Hội nghị quan trọng này.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn và mong muốn Chính phủ, Quốc hội Nhật Bản và Đảng CDPJ, cá nhân Chủ tịch Izumi Kenta tiếp tục ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại sở tại. Chủ tịch Izumi Kenta cho biết, CDPJ tập trung vào các chính sách hỗ trợ người lao động Nhật Bản và người lao động nước ngoài ở Nhật Bản, trong đó có người lao động Việt Nam nhằm tạo môi trường tốt nhất cho người lao động. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cùng nhau viết tiếp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng vật phẩm lưu niệm cho Chủ tịch Đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản Izumi Kenta. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cùng nhau viết tiếp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản Izumi Kenta với các đại biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tại cuộc tiếp, hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Hai bên nhất trí, Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thể chế, hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ và tài chính trong công cuộc chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng công bằng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của mỗi nước, phù hợp với mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế. Đồng thời, khẳng định nỗ lực cùng nhau viết tiếp chương mới tốt đẹp hơn nữa trong lịch sử quan hệ hai nước, góp phần đem lại hạnh phúc, phồn vinh cho nhân dân mỗi nước, đóng góp cho hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

Chính trị

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia - Ảnh Doãn Tấn/TTXVN
Sự kiện nổi bật

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia

Ngày 23.11, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) tại Đại sứ quán Việt Nam nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA, qua đó hỗ trợ cũng như góp phần tháo gỡ những khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh tại Campuchia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23.11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11.2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur

Ngày 23.11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại, thúc đẩy quan hệ kinh tế, văn hóa và du lịch giữa Việt Nam - Malaysia, cũng như toàn Đông Nam Á. Sự kiện diễn ra với sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân chuyến thăm chính thức Malaysia.