Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản

Sáng nay, 1.8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đoàn đại biểu Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) do Trưởng ban Nghiên cứu chính sách Đảng LDP, Hạ nghị sĩ Tokai Kisaburo đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh -5
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Tokai Kisaburo. Ảnh: Lâm Hiển

Tham dự cuộc tiếp có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Đinh Thị Phương Lan - Phó Chủ tịch Nhóm ĐBQH trẻ khóa XV; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà - Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản; Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Minh Tâm; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng tiếp Hạ nghị sĩ Tokai Kisaburo, Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng LDP; tin tưởng chuyến thăm Việt Nam của ông Tokai Kisaburo sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, trong đó có hợp tác trên các kênh Đảng, Chính phủ và Quốc hội.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội gửi lời cảm ơn chân thành tới Thủ tướng Kishida Fumio, Chủ tịch Hạ viện Nukaga Fukushirō, Chủ tịch Thượng viện Otsuji Hidehisa và các nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản đã gửi điện chia buồn về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội chân thành cảm ơn nguyên Thủ tướng Suga Yoshihide, Cố vấn cao nhất của Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt, với tư cách là Đặc phái viên của Thủ tướng Kishida, đã dẫn đầu đoàn đại biểu Nhật Bản sang Việt Nam tham dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Đây là nghĩa cử thể hiện tình cảm và sự coi trọng của Chính phủ, Thủ tướng và Nhân dân Nhật Bản đối với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Nhật Bản”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất với dấu mốc lịch sử là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vào tháng 11.2023. Tin cậy chính trị tiếp tục được củng cố, giao lưu, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Hợp tác lao động, giáo dục đào tạo ngày càng chặt chẽ. Hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân ngày càng mật thiết.

Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh -1
Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Tokai Kisaburo phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Thay mặt Đoàn, Hạ nghị sĩ Tokai chân thành cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dành thời gian tiếp Đoàn; và một lần nữa gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam về sự ra đi mãi mãi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhân dịp này, Hạ nghị sĩ Tokai gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã được Quốc hội Việt Nam tín nhiệm cao bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tin tưởng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành tựu và kết quả tốt hơn hơn nữa.

Hạ nghị sĩ Tokai cho biết, chuyến thăm lần này của Đoàn diễn ra vào thời điểm ý nghĩa khi hai nước vừa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và cũng là thời điểm quan hệ hai nước chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới; đồng thời nêu rõ, chuyến thăm nhằm tập trung tìm hiểu, mở rộng cơ hội giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; và trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đã đến thăm Trung tâm Đổi mới sáng tạo, Trung tâm phát triển vũ trụ của Việt Nam, Trường Đại học Việt - Nhật, Đại học Bách khoa Hà Nội...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chân thành cảm ơn Hạ nghị sĩ Tokai đã gửi lời chia buồn tới Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam về sự ra đi mãi mãi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao quà tặng Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Tokai Kisaburo. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hộiđánh giá cao vai trò quan trọng của Trưởng ban, Hạ nghị sĩ Tokai cũng như Ban Nghiên cứu chính sách của Đảng LDP trong việc hoạch định các chính sách kinh tế -xã hội quan trọng, trong đó có gần 70 dự thảo luật đã được thông qua tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 213 của Quốc hội Nhật Bản vừa qua trên các lĩnh vực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó, đặc biệt là thiết lập mới chế độ "đào tạo - làm việc", cải thiện chế độ cho người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản, chính sách hỗ trợ người dân... “Việt Nam sẵn sàng triển khai hợp tác hiệu quả với Nhật Bản trong các lĩnh vực này, vì lợi ích chung của người dân hai nước”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Để thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển thực chất, hiệu quả hơn nữa, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hạ nghị sĩ Tokai tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; tăng cường giao lưu nghị sĩ, nhất là nghị sĩ trẻ và nữ nghị sĩ; thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm lập pháp giữa hai nước; đề nghị ủng hộ, thúc đẩy để Thủ tướng Nhật Bản Kishida, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Nukaga sang thăm Việt Nam trong năm 2024.

Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh -2
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với các đại biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Về hợp tác kinh tế, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, độc lập, tự chủ về kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng; cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy giải quyết các vướng mắc trong hợp tác ODA, FDI giữa hai nước.

“Đề nghị Ngài Tokai ủng hộ, thúc đẩy Chính phủ Nhật Bản cung cấp ODA thế hệ mới cho Việt Nam với tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt, tập trung vào các dự án phát triển hạ tầng chiến lược quy mô lớn, như đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao; thúc đẩy đầu tư, chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp Nhật Bản, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu của các đối tác Nhật Bản; xem xét mở cửa thị trường đối với hoa quả của Việt Nam, trước mắt là quả bưởi da xanh, sau đó là quả vú sữa, chôm chôm...”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Hạ nghị sĩ Tokai thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác địa phương, du lịch và giao lưu nhân dângiữa hai nước; ủng hộ, thúc đẩy Chính phủ Nhật Bản đơn giản hóa thủ tục, hướng tới miễn visa cho người Việt Nam nhập cảnh Nhật Bản để tạo thuận lợi cho giao lưu nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản -1
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với các đại biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Về giáo dục, đào tạo, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ, lãnh đạo cấp chiến lược; tăng cường hợp tác trao đổi học sinh, sinh viên hai nước thông qua tăng số lượng các suất học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản, triển khai hiệu quả, thực chất Chương trình giao lưu nghiên cứu, trao đổi du học sinh dựa trên kết quả Tuyên bố chung Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Nhật Bản năm 2023.

Về cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, hiện có gần 600.000 người, là cộng đồng người Việt Nam lớn thứ 2 trên thế giới, trong đó phần lớn là du học sinh và người lao động; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản và là cầu nối quan trọng của quan hệ hai nước. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Nhật Bản có chế độ ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam yên tâm học tập, làm việc tại Nhật Bản.

Về hợp tác trên một số lĩnh vực mới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị quan tâm, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng, tiếp tục thúc đẩy có thêm các chương trình hợp tác, dự án mới trong khuôn khổ Sáng kiến Cộng đồng phát thải bằng 0 châu Á; hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030.

Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh -4
Các đại biểu tại cuộc tiếp. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên tăng cường phối hợp, chia sẻ lập trường, hợp tác trên các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông. “Đề nghị Nhật Bản tiếp tục ủng hộ và vận động các đối tác ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN liên quan đến vấn đề Biển Đông; có thông điệp mạnh mẽ đề cao việc duy trì tự do, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Hạ nghị sĩ Tokai nhất trí với những đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong việc tăng cường hợp tác của giữa hai nước trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giao lưu, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực; chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; hợp tác trong lĩnh vực chất bán dẫn...

Hạ nghị sĩ Tokai chân thành cảm ơn Quốc hội Việt Nam đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho đoàn các cấp của Nhật Bản sang thăm, làm việc tại Việt Nam, trong đó có các chuyến thăm, làm việc của Ban Thanh niên Đảng LDP.

Nhân dịp này, thông qua Hạ nghị sĩ Tokai, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lời cảm ơn đến Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Nukaga và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Otsuji đã gửi Thư chúc mừng nhân dịp được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào tháng 5.2024.

Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh -3
Quang cảnh buổi tiếp. Ảnh: Lâm Hiển

Hạ nghị sĩ Tokai bày tỏ vui mừng được chứng kiến và đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Nêu rõ, hiện có hơn 2.000 nghìn công ty, doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, Hạ nghị sĩ Tokai mong muốn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Quốc hội Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Hạ nghị sĩ Tokai khẳng định, Nhật Bản coi trọng hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Hạ nghị sĩ Tokai cho biết, Nhật Bản luôn quan tâm và tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam học tập, lao động và sinh sống tại Nhật Bản. Đáng chú ý, vừa qua Quốc hội Nhật Bản đã thông qua đạo luật, trong đó có những quy định nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản, trong đó có lao động Việt Nam.

Nêu rõ cuộc làm việc với Đoàn Ban Nghiên cứu chính sách Đảng LDP có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng, tin cậy vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Hạ nghị sĩ Tokai - Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng LDP và Đoàn đã có nhiều chia sẻ, đề xuất, kiến nghị nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Đối ngoại, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao Việt Nam nghiên cứu các đề xuất, kiến nghị của Đoàn nhằm tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng, tin cậy vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản.

“Những gì đã tốt rồi, thì chúng ta sẽ làm tốt hơn nữa trong thời gian tới, phải đạt nhiều kết quả và hiệu quả hơn nữa trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản”, Chủ tịch Quốc hội mong muốn. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc Hạ nghị sĩ Tokai và Đoàn có chuyến thăm Việt Nam thành công; qua Hạ nghị sĩ Tokai, Chủ tịch Quốc hội gửi lời hỏi thăm chân thành đến Thủ tướng Kishida.

Chính trị

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư
Thời sự Quốc hội

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư

Luật Đầu tư năm 2020 quy định những tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nhưng không làm rõ tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để bảo đảm khả năng huy động vốn thực hiện dự án nên không có cơ sở thẩm định. Do vậy, khi sửa đổi Luật Đầu tư, cần bổ sung quy định về tỷ lệ vốn này, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề xuất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội hàm hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 30.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân và thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự luật này. 

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Sự kiện nổi bật

Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp về kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực

Chiều 30.10, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã chủ trì họp báo thông báo kết quả cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Chính trị

Đánh giá tác động cụ thể việc áp dụng quy định về đấu thầu trước

Để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy giải ngân, các đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, bổ sung quy định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình thủy lợi, công trình đường điện và trạm biến áp để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Thảo luận tổ 15 sáng 30.10. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ hơn căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn

Sáng 30.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) đề nghị rà soát kỹ hơn các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục rút gọn để bảo đảm phân biệt được với các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục thông thường. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 30.10 - ảnh T. Chi
Chính trị

Xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng

Sáng 30.10, thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cơ bản nhất trí sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự; đồng thời nhấn mạnh, việc xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng. 

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán
Thời sự Quốc hội

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán

Việc cho phép nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ thu giữ, phong tỏa tài sản là cách giải quyết linh hoạt. Tuy nhiên, theo ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa – Vũng Tàu), cần cân nhắc quy định rõ hơn về quyền sử dụng tài sản sau khi đã nộp tiền bảo đảm, đặc biệt là giới hạn về việc chuyển nhượng hoặc giao dịch tài sản trong giai đoạn này, để tránh tẩu tán.

toàn cảnh Phiên thảo luận Tổ 3
Thời sự Quốc hội

Thủ tục gọn nhẹ, công khai, minh bạch chính là chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi sáng 30.10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, tinh thần của Chính phủ trong dự án Luật là thủ tục phải đơn giản nhất có thể. Đích hướng đến là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, công khai, minh bạch được trình tự, thủ tục thì cũng bảo đảm xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin - cho, nhũng nhiễu, phòng ngừa tham nhũng. Thủ tục gọn nhẹ chính là chống lãng phí. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) cho rằng, cần thiết phải sửa đổi để tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cập nhật một số nội dung để đáp ứng đòi hỏi của thực tế

Sáng 30.10, thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần cân nhắc cập nhật một số nội dung trong lần sửa đổi, bổ sung 4 Luật về đầu tư, quy hoạch và đấu thầu để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, nhất là bổ sung quy định về đấu thầu để ngăn chặn một số hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thấy rõ trong thời gian qua.

Quang cảnh họp tổ 14
Thời sự Quốc hội

Tránh thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 30.10, một số đại biểu cho rằng, khi có Nghị quyết này, các cơ quan có thẩm quyền tố tụng có thể linh hoạt sớm đưa vật chứng, tài sản trở lại lưu thông, phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, tránh bị hư hỏng, thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật

Sáng 30.10, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận Tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đã hứa trước Quốc hội thì phải có cam kết chính trị, quyết tâm thực hiện

"Các nội dung Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung tại Kỳ họp này thì Quốc hội ủng hộ, nhưng đồng thời phải có cam kết chính trị bảo đảm thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã hứa. Theo đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm 3 vấn đề: một là, trình tự, thủ tục; hai là hồ sơ; ba là phải chất lượng. Việc gì đã chín, đã rõ thì Quốc hội thông qua, không cầu toàn, không nóng vội", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 30.10.