Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát

Phát biểu tại Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 13.5, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ có phương án điều hành linh hoạt, kịp thời, cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, nhất là tình trạng biến động của thị trường vàng trong nước cần được quan tâm.

Có giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024.

Cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát -1
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, dù gặp sức ép lớn từ những thách thức toàn cầu, nhưng năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội đã có những điểm sáng, hoàn thành 10/15 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội; trong quý I.2024, tăng trưởng kinh tế đạt 5,66% so với cùng kỳ; khu vực công nghiệp và xây dựng, nông lâm, thủy sản, khu vực dịch vụ dần lấy lại đà tăng trưởng. Các chỉ tiêu về thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 đều đạt kết quả rất tích cực.

Phân tích tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%, không đạt mục tiêu đề ra là 6,5%, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhận định, Chính phủ đã nỗ lực rất lớn trong công tác chỉ đạo, điều hành, vượt qua khó khăn, trong khi một số nước trong khu vực tăng trưởng âm. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hạ nhiệt, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng tiêu dùng, đầu tư tư nhân năm 2023 giảm; thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng; tốc độ đầu tư của tư nhân trong nước giảm còn 2,8%, kéo tốc độ tổng đầu tư giảm còn 4,1%, cho dù đầu tư trực tiếp nước FDI vẫn giữ vững và đầu tư công được cải thiện. 

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần đánh giá cụ thể hơn về tác động của tăng trưởng, như xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước trong năm qua để làm rõ nguyên nhân, giải pháp cho phù hợp trong 8 tháng còn lại của năm 2024.

Cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát -2
Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế, tổng vốn FDI 4 tháng đầu năm 2024 là 9,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ, nhiều doanh nghiệp lớn cam kết đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các ngành điện tử, bán dẫn, năng lượng tái tạo. Đánh giá cao những kết quả này, song Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng chỉ rõ thực tế nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất lo ngại về tình trạng thiếu điện và đánh giá sự cố thiếu điện ở miền Bắc là khá nghiêm trọng.

"Chính phủ cần đánh giá, có giải pháp bảo đảm cung ứng điện, đặc biệt gấp rút hoàn thành đường dây 500 kW mạch ba kéo điện ra miền Bắc, đồng bộ với hệ thống điện quốc gia, cũng như giảm tải sự thiếu điện", Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, áp lực lạm phát cần được quan tâm. Hiện nay giá USD bán ra tại ngân hàng thương mại có xu hướng tăng, thậm chí có ngân hàng vượt 25.000 đồng/USD, dự báo sắp tới tiếp tục tăng. Giá vàng cũng tăng, thậm chí trên 90 triệu đồng/lượng. Điều này sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, lãi vay nước ngoài của doanh nghiệp và tác động lớn đến thị trường trong nước.

"Do đó, Chính phủ cần có phương án điều hành linh hoạt, kịp thời, để cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, nhất là tình trạng biến động của thị trường vàng trong nước cần được quan tâm. Chính phủ chỉ đạo khẩn trương, rà soát, đánh giá toàn diện kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng; khắc phục tình trạng vàng miếng trong nước chênh lệch cao so với giá vàng quốc tế", Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị. 

Rà soát dự án đầu tư công chậm giải ngân để sớm điều chỉnh, bổ sung

Về quản lý ngân sách nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị cần khắc phục một số tồn tại, trong đó công tác dự báo còn chưa sát, các địa phương giao tăng cao hơn so với dự toán được Quốc hội quyết định.

Cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát -0
Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Đối với công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội chỉ rõ, Chính phủ đã ban hành kế hoạch, giải pháp cụ thể sắp xếp doanh nghiệp có vốn nhà nước, tuy nhiên, hiện nay giải pháp này chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Tình trạng nợ đọng thuế diễn biến xấu đang có xu hướng gia tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn… Tình trạng phân bổ vốn đầu tư giải ngân chậm, còn 70 nghìn tỷ đồng chưa hoàn thiện thủ tục, sắp tới cần tiếp tục hoàn thiện thủ tục này.

Để hoàn thành các chỉ tiêu thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành địa phương thực hiện đầy đủ các giải pháp đã được Quốc hội nêu tại Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Đi đôi với đó, phải tiếp tục thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rà soát các dự án đầu tư công chậm giải ngân để sớm điều chỉnh, bổ sung cho các dự án có khả năng giải ngân, sớm trình cấp thẩm quyền quyết định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát thực hiện công tác thu chi ngân sách nhà nước. 

Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Chính trị

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính sáng nay, 19.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, cần dự liệu sớm để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, có những quy định để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính khi trung tâm tài chính quốc tế được thành lập và hoạt động. 

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước
Chính trị

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Sáng 19.4, tại điểm cầu trung tâm Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn trong cả nước chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính

* Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dự

Sáng 19.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Kinh tế và Tài chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố triển khai thí điểm nhận diện sinh trắc học tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố triển khai thí điểm nhận diện sinh trắc học tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất

Sáng 19.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra vận hành Nhà ga T3, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất; dự Lễ công bố và thực hiện nghi thức triển khai thí điểm giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học phục vụ thủ tục lên tàu bay - Công trình quan trọng khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Việt Nam cử quân nhân tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ
Chính trị

Việt Nam cử quân nhân tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Thực hiện Chỉ thị số 78/CT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc tổ chức lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga (9.5.1945 - 9.5.2025), 68 quân nhân của Trường Sĩ quan Lục quân 1 sẽ đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moscow của Nga.

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân
Chính trị

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân

Khi Tổng Bí thư nhấn mạnh: cần một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, đó không chỉ là tín hiệu cải cách - mà là lời hiệu triệu cho một cuộc chuyển mình sâu sắc, quyết liệt và chưa từng có. Cuộc cách mạng ấy bắt đầu từ niềm tin, được dẫn dắt bằng quyết tâm chính trị, và chỉ có thể thành công khi có sự đồng thuận của toàn dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Sáng 18.4, tại TP Móng Cái, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc cử tri các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn các địa phương.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn Viettel

Chiều 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel), phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời sự Quốc hội

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Chiều 18.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật

Chiều 18.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tiến hành thẩm tra việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và 3 dự án luật.