Nắm chắc và thượng tôn pháp luật, Đảng lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, kỷ cương và văn hóa

Bài 4: Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, sức mạnh lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, kỷ cương, nhân văn bằng và bởi pháp luật

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản 

Thực tiễn lịch sử lãnh đạo, cầm quyền của Đảng ngày càng xác tín, nói tới chính trị trước hết nói tới sự bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hiệu lực quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của Nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, bằng và bởi pháp luật.

Việc nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng phải thật sự bảo đảm bằng và bởi pháp quyền, nhằm giữ vững và tăng cường vị thế, vai trò, hiệu lực, hiệu quả của Đảng và mỗi thành viên của hệ thống chính trị, tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền chính trị dân chủ XHCN. Đó cũng chính là mục tiêu pháp quyền của cương lĩnh chính trị mang ý nghĩa căn bản của Đảng trên lộ trình đổi mới toàn bộ công cuộc lãnh đạo, cầm quyền một cách pháp quyền, dân chủ và nhân văn.

Nâng cao năng lực lãnh đạo xây dựng pháp luật, nắm lấy pháp luật để lãnh đạo

Thứ nhất, Đảng nâng cao năng lực lãnh đạo xây dựng pháp luật, nêu gương nắm lấy pháp luật để lãnh đạo, cầm quyền và phải là mẫu mực tuân thủ pháp luật.

Hơn bao giờ hết, hiện nay, với tư cách là người lãnh đạo, cầm quyền, Đảng tiên phong “tự kiểm soát” quyền lực của mình bằng các nguyên tắc, quy chế, quy định nội bộ, kỷ luật bảo đảm tổ chức và hoạt động của Đảng ở tất cả tổ chức các cấp và đối với từng đảng viên theo Điều lệ Đảng, bảo đảm phù hợp và thống nhất với hệ thống pháp luật. Nói cách khác, Đảng cương phải thật sự tương đồng, thống nhất với Quốc pháp. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật”(9)

Bài 4: Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, sức mạnh lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, kỷ cương, nhân văn bằng và bởi pháp luật -0
Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Hồ Long

Hiện nay, về Quốc pháp, chúng ta xây dựng hệ thống pháp luật gồm gần 230 bộ luật và luật. Một trong những trọng trách lãnh đạo, cầm quyền là, Đảng phải nắm chắc tiến trình thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng bằng việc lãnh đạo Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng toàn diện, thống nhất, hiện đại, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế trên tất cả các phương diện lãnh đạo, cầm quyền của mình.

Trên phương diện này, nổi bật 5 loại công việc căn bản. Một là, hoạch định chiến lược chương trình lập pháp, bảo đảm tính toàn diện, thống nhất và dài hạn của hệ thống. Hai là, minh định vị thế, trách nhiệm (cá nhân, tổ chức…) sáng kiến lập pháp và kiểm soát lộ trình từ xây dựng tới tổ chức thực thi pháp luật trên nền tảng Hiến pháp. Ba là, xây dựng cơ chế vận hành (bên trong và bên ngoài) soạn thảo và ban hành luật (rõ chủ thể, rõ trách nhiệm…) với các điều kiện cần và đủ (được lượng hóa). Bốn là, xây dựng lực lượng với chủ thể tương xứng công việc soạn thảo luật theo hướng chuyên nghiệp, đúng chức năng của Quốc hội. Năm là, kiểm soát tính hệ thống, nhất là “tuổi thọ”, tính khả thi, sự thống nhất và nhất là những hệ lụy của hệ thống luật pháp trên nền tảng Hiến pháp…

Tất cả nhằm lường trước và chủ động khắc phục tình trạng hoặc “rừng luật” chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau hoặc “chia nhỏ pháp luật” theo kiểu “địa phương hóa luật” hoặc “luật hóa nhóm lợi ích và lợi ích nhóm” dưới mọi hình thức, nhất là tình trạng chắp vá, chồng chéo, sự “đoản thọ” của luật, thậm chí sự ngắn hạn và sự “khoanh vùng pháp luật” ngay từ trong lộ trình xây dựng và thực thi pháp luật…

Đồng thời, để kiểm soát quyền lực của mình, Đảng bảo đảm cho Nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng, Hiến pháp và hệ thống pháp luật. Nhân dân giám sát Đảng theo pháp luật một cách đa diện: phục vụ Nhân dân, phụng sự Tổ quốc, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về các quyết định của mình, sống và hành động trong lòng Nhân dân, xử lý sự vi phạm pháp luật của tổ chức và đảng viên theo Quốc pháp và Đảng cương... Mặt khác, việc kiểm soát quyền lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng tiếp tục được thực hiện rộng rãi bởi các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, của các tổ chức chính trị - xã hội... Các hình thức kiểm soát này cần tiếp tục được đổi mới không ngừng và chế định cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật thống nhất với Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng.

Việc kiểm soát quyền lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng được thực thi bởi việc đo lường hiệu quả lãnh đạo, lòng tin của Nhân dân, uy tín của Đảng trên trường quốc tế theo vai trò, chức năng của Đảng cầm quyền được chế định bởi Hiến pháp, pháp luật phù hợp với thông lệ và pháp luật quốc tế, trước hết trên các phương diện: định lượng kết quả thực thi các quyết sách chính trị; mức độ lòng tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng; vị thế, sức mạnh và uy tín quốc gia dân tộc với những giá trị tiến bộ mang tầm vóc thời đại mà Đảng mang đến cho Nhân dân và đất nước, cho dân tộc; sự thừa nhận của các đảng chính trị và các quốc gia trên thế giới.

Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận trung thành của hệ thống ấy; gắn bó mật thiết với Nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của Nhân dân; hoạt động và chịu trách nhiệm trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật... phải là những nhân tố bảo đảm tự kiểm soát và sự kiểm soát hữu hiệu quyền lực chính trị và trách nhiệm lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Lòng tin của Nhân dân đối với Đảng là thước đo quyết định vị thế, vai trò và trách nhiệm lãnh đạo, cầm quyền và uy tín của Đảng không thể đứng hàng thứ hai so với luật pháp. Việc kiểm soát quyền lực lãnh đạo của Đảng bằng Quốc pháp và Đảng cương đạt tới mức độ nào thì sức mạnh chính trị và uy tín chính trị của Đảng được bảo đảm một cách căn bản thành công tới mức độ đó; lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, sức mạnh của thể chế, dưới ngọn cờ của Đảng được nhân lên và phát huy sức mạnh, uy tín quốc tế của Đảng cũng được thừa nhận tới mức độ đó. Do vậy, chủ động “tự kiểm soát” và kiểm soát quyền lực của Đảng luôn gắn chặt với hai phương diện: pháp lý và đạo lý. Nghĩa là, Đảng nắm lấy pháp luật, nêu gương và bảo vệ công lý để lãnh đạo, cầm quyền chính danh, chính pháp và nhân văn.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới nhận thức và tổ chức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - mẫu mực văn hóa pháp quyền Việt Nam.

“Sức mạnh của Đảng không phải ở chỉ bản thân Đảng, mà còn ở chính quyền nhà nước. Do đó, củng cố Đảng không thể tách rời củng cố Nhà nước”(10). Theo đó, kiểm soát quyền lực bằng pháp luật nhằm bảo đảm cân bằng quyền lực là phương châm xây dựng và phát triển Nhà nước; là trọng trách lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước và ở tầm vĩ mô là hệ thống chính trị. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, phân cấp, phân quyền và kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại”(11).

Theo đó, trên nền tảng Hiến pháp, tiếp tục đổi mới xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN thật sự dân chủ, trong sạch và thượng tôn pháp luật. Nhà nước Việt Nam do Đảng lãnh đạo toàn diện; xác lập mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với Nhân dân và với thị trường; bảo đảm năng lực quản lý và điều hành chỉ tuân theo pháp luật, tuyệt đối tuân thủ pháp chế. Nhà nước chịu trách nhiệm chăm lo, phục vụ Nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng một cách vô điều kiện. Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

“Không có một đảng cầm quyền mạnh mà Nhà nước yếu…, cũng như ngược lại”(12). Vì vậy, trọng trách của Nhà nước là xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật để vận hành chủ động việc quản lý nền kinh tế vĩ mô, việc quản trị xã hội và thực hiện đúng đắn, hiệu quả các cam kết quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. Theo đó, vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, bằng pháp luật và chỉ tuân thủ pháp luật.

Hiến pháp và hệ thống pháp luật phải là sự thể chế hóa thống nhất Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng và được Hiến định. Nghĩa là, sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng phải nhằm bảo đảm cho Nhà nước thực thi một trong những trọng trách căn bản là xây dựng và thực thi hệ thống pháp lý quản trị quốc gia bằng pháp luật, tiếp tục phát triển bởi pháp luật, theo các quyết sách chính trị của Đảng một cách thống nhất và toàn diện.

Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân

Thứ ba, lãnh đạo cải cách tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền trong xây dựng và thực thi pháp luật - rường cột văn hóa pháp quyền Việt Nam.

Bộ máy nhà nước tổ chức thống nhất và hoạt động đồng bộ từ Trung ương tới địa phương và vận hành theo pháp luật. Trên phương diện này, “tăng cường Nhà nước XHCN là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng cầm quyền. Các cấp ủy Đảng phải thường xuyên chăm lo việc xây dựng các cơ quan nhà nước”(13). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Cần tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, đặc biệt là hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng Chính phủ, chính quyền các địa phương thật sự trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”(14).

Theo đó, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động, bảo đảm Quốc hội ngang tầm và xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan lập pháp. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật, trước hết là quy trình xây dựng pháp luật. Với chức năng của cơ quan lập pháp, bảo đảm số lượng đại biểu chuyên trách cần thiết, hướng tới việc xây dựng luật pháp phải thuộc và chỉ thuộc về Quốc hội, chấm dứt tình trạng “vừa soạn thảo vừa thực thi” luật pháp - mầm mống của "lợi ích nhóm" và các nhóm lợi ích trong công tác lập pháp, tạo nên sự cát cứ hoặc khoanh vùng pháp luật, phá vỡ tính chỉnh thể và quyền uy của pháp luật. Quyết định và giám sát các vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, công tác xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí… và xin nhắc lại, ngay chính bản thân công tác lập pháp, quyết sách trọng sự quốc gia… chỉ trên cơ sở pháp luật.

Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Hiệu quả hoạt động được bảo đảm bằng hiệu quả các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và mỗi đại biểu Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội để lựa chọn, bầu đúng và trúng những người thực sự tiêu biểu vào Quốc hội; xác lập cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và bảo đảm trách nhiệm với cử tri; phát huy dân chủ, tính công khai, đối thoại, phản biện trong thảo luận, hoạt động chất vấn tại diễn đàn Quốc hội. Đó không chỉ là thước đo tầm nhìn chính trị, trình độ xây dựng pháp luật mà còn là “hàn thử biểu” đo lường văn hóa pháp luật, đạo đức pháp luật, trách nhiệm công dân và trách nhiệm xã hội của mỗi đại biểu Quốc hội.   

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ tinh gọn, hợp lý, trực tiếp theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm tính pháp quyền và dân chủ trong điều hành; nâng cao năng lực dự báo, ứng phó và giải quyết kịp thời những vấn đề mới mẻ. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ; khắc phục tình trạng để trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành. Tiếp tục đổi mới và cấu trúc lại bộ máy Chính phủ bảo đảm gọn nhẹ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giữ đúng vai trò quản trị quốc gia điều hành theo luật định của một cơ quan chấp hành; giữ đúng vị thế, vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, thực thi trọng trách quản trị ngành. Mặt khác, nghiên cứu, chỉnh đốn và xây dựng cơ quan quản lý nhà nước đúng chức năng và phù hợp.

Để tránh tình trạng ôm đồm hoặc “bỏ quên” công vụ, chức năng quản lý nhà nước phải được phân định minh bạch theo chức năng, nhiệm vụ, công cụ quản trị được chuẩn bị tốt nhất theo mô hình Chính phủ điện tử, trước hết số hóa các công việc và lĩnh vực cơ bản, cần kíp. Phương châm bao trùm của các bộ, ngành là quản lý công việc và quản trị ngành theo pháp luật chứ không phải làm thay người thực thi luật pháp. Đồng thời, nghiên cứu tổ chức lại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tới cơ sở theo hướng giảm đầu mối, trên cơ sở tương hợp về vùng lãnh thổ hoặc vùng địa-kinh tế, tương dung về địa-văn hóa, truyền thống và xã hội; thực hiện phân cấp, phân quyền một cách dân chủ, hợp lý đi đôi với nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đa diện, đa chiều, gắn quyền hạn với trách nhiệm được giao và ủy thác theo pháp luật. Theo đó, tập trung nguồn lực, thực thi phân cấp, phân quyền một cách đủ mạnh, bảo đảm sự quản lý, điều hành ở tầm quốc gia một cách linh hoạt và thống nhất theo luật pháp.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm và bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Nâng cao năng lực, chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách. Cải cách đồng bộ tư pháp, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, bảo đảm tính khoa học, thống nhất, đồng bộ, độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và chức danh tư pháp.

Viện Kiểm sát Nhân dân được tổ chức tương ứng với hệ thống tổ chức tòa án, bảo đảm thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Đổi mới hệ thống tổ chức của Tòa án Nhân dân theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cải cách hoạt động xét xử là trọng tâm của cải cách hoạt động tư pháp; bảo đảm thẩm quyền xét xử của tòa án chỉ tuân theo pháp luật. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối; định vị hoạt động điều tra theo tố tụng và hoạt động trinh sát trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đổi mới và kiện toàn các tổ chức bổ trợ tư pháp. Kiến tạo cơ chế giám sát, bảo đảm sự tham gia giám sát của Nhân dân đối với hoạt động tư pháp.

 

(9) Nguyễn Phú Trọng:  Báo Đại biểu Nhân dân, đd, tr.3.

(10)) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tậpSđd , 2004, t. 34, tr. 385.

(11)Nguyễn Phú Trọng:  Báo Đại biểu Nhân dân, đd, tr.3.

(12) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tậpSđd , 2007, t. 54, tr. 112.

(13) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tậpSđd , 2005, t. 41, tr. 303.

(14)Nguyễn Phú Trọng:  Báo Đại biểu Nhân dân, đd, tr.3.

Chính trị

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt
Chính trị

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt

Chiều 20.9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt – Nhật đã tiếp ông Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Chiều 20.9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Thường trực Ủy ban Xã hội tổ chức phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì phiên họp.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Buổi sáng: Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường, bầu bổ sung 2 đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, gồm: Đồng chí Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Khánh Hòa và đồng chí Đinh Văn Cường, Vụ trưởng Vụ Địa bàn I, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc
Chính trị

Tập trung cao nhất các công việc “về đích” để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 20.9, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc quan trọng.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc:

Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

*Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc
Chiều 20.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Lựa chọn cách tiếp cận phù hợp trong xây dựng Luật Dân tộc

Ngày 20.9, tại TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc”. Các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Nguyễn Lâm Thành, Trần Thị Hoa Ry chủ trì Hội thảo. Cùng dự có các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực dân tộc.

Chuyến công tác khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam
Chính trị

Chuyến công tác khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam

Nhân chuyến công tác của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, phóng viên TTXVN tại Washington đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng.

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam
Chính trị

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam

Từ ngày 21.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ. Nhân dịp này, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 78 Dennis Francis đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại LHQ về ý nghĩa chuyến công tác cũng như những đóng góp của Việt Nam đối với tổ chức đa phương lớn nhất thế giới.

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão
Theo dòng sự kiện

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão

Chiều 19.9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài có các hoạt động ủng hộ người dân vùng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua là vô cùng quý giá.