Tư duy chính sách phải đi trước

Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông 

Dù được nhắc nhiều, tuy nhiên “làm chính sách” và thống nhất được chính sách, trước khi soạn điều luật vẫn là điểm yếu trong công tác làm luật hiện nay. Khi các bộ, ngành - với tư cách là chủ thể chịu trách nhiệm soạn thảo chính, không làm tốt nhiệm vụ của mình: không nêu rõ được vấn đề chính sách phải xử lý là gì, không nêu lên được các phương án chính sách (có những giải pháp nào, lợi/hại ra sao) thì khâu thẩm tra và tiếp đó, thảo luận tại diễn đàn Quốc hội, tại các Ủy ban của Quốc hội về dự thảo luật vẫn sẽ khó đạt được hiệu quả và chất lượng như mong đợi.

Một ví dụ điển hình mà người viết trực tiếp trải nghiệm cũng như quan sát, đó là những lúng túng, chậm trễ và thiếu hiệu quả của các bộ, ngành trong tiến trình xây dựng khung khổ chính sách và pháp lý về công nghệ số, kinh tế số trong vòng 5 năm qua.

Câu chuyện cụ thể (để dễ hình dung), đó là ứng xử thế nào với các dịch vụ số (digital services) và các nền tảng số (platforms), đặc biệt khi phần lớn các nền tảng số đó hoạt động toàn cầu và cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam. Có thời điểm, quy định về nhóm đối tượng dịch vụ số, nền tảng số xuất hiện đồng thời trong 4 dự thảo luật hoặc hồ sơ xây dựng luật đề xuất điều chỉnh, gồm dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi); hồ sơ dự án Luật Doanh nghiệp công nghệ số; dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Đó là chưa kể các văn bản luật, nghị định ở cấp độ chuyên ngành khác. Ví dụ, Luật Điện ảnh điều chỉnh về dịch vụ chiếu phim như Netflix, YQIYI; Luật Sở hữu trí tuệ về trách nhiệm xử lý vi phạm bản quyền trên môi trường số, rồi nghị định về quản lý Internet, nghị định về thương mại điện tử…

Trong khi ngành nào cũng muốn giành quyền quản, quyền cấp phép về cho ngành mình, thật khó để tìm thấy trong các hồ sơ luật các phân tích rõ ràng về chính sách phát triển ngành là gì? Những vấn đề (problems) mà dịch vụ số, nền tảng số gây ra với thị trường, với xã hội là gì? Khi điều chỉnh các nền tảng như vậy thì ảnh hưởng tốt (tức mang lại lợi ích/benefit gì cho ngành (industry); cho nền kinh tế số (digital economy) và ảnh hưởng lan tỏa ra tổng thể nền kinh tế); cũng như tạo ra chi phí gì tuân thủ (cost) cho doanh nghiệp trong ngành như thế nào?

Về phía trong nước, lợi ích của các nhóm doanh nghiệp “truyền thống”; lợi ích của những nhóm doanh nghiệp công nghệ mới sẽ bị tác động như thế nào; theo đó ngành kinh doanh đó, và nền kinh tế sẽ thay đổi theo hướng như thế nào? Nếu các doanh nghiệp truyền thống (taxi, truyền hình; phim ảnh, viễn thông) bị tác động thì liệu có giải pháp chính sách nào khác bù đắp những thiệt hại như vậy?

Thiếu tư duy chính sách, thiếu tầm nhìn chính sách, trực tiếp đã có thể dự báo hậu quả nhãn tiền, đó là sự chồng chéo và phân mảnh pháp luật (một vấn đề, một lĩnh vực nhưng nhiều bộ cùng quản; trong một bộ thậm chí nhiều “Cục” giành nhau quản). Điều này đôi khi gây xung đột pháp lý và tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp khi thực thi (làm theo luật này thì đúng nhưng luật khác lại sai). Hậu quả lớn hơn là chính sách thiếu hiệu quả ở tầm mức quốc gia; làm lãng phí nguồn lực, tài nguyên và cơ hội phát triển của đất nước.

Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV ghi nhận một bước tiến dài trong hoạt động lập pháp, đó là cách làm “chuẩn bị từ sớm từ xa” cho việc thẩm tra luật; và Quốc hội sẵn sàng họp bất thường để xử lý các vấn đề quan trọng của quốc gia chứ không chờ “hạ, đông nhị kỳ”, “đến hẹn lại lên” mới họp. Với tinh thần đó, hiệu quả làm chính sách và quyết những vấn đề quan trọng của đất nước có thể tiến thêm một bước nữa nếu Quốc hội, cụ thể là các Ủy ban và “lực lượng” đại biểu chuyên trách, chủ động trước ở khâu “làm chính sách”.

Cụ thể, từ phía Quốc hội có thể tiên lượng trước những vấn đề chính sách lớn và định hướng cho Chính phủ, cho các bộ ngành thông qua đề xuất “gói luật” để xử lý. Chính sách thường nhiều công cụ, thường đồng thời bao gồm nhóm tài chính (công cụ thuế/gói hỗ trợ tài chính); quy định điều tiết thị trường - và do đó cần một lúc làm nhiều luật/hoặc đụng chạm nhiều luật - chứ không phải là một luật đơn nhất như cách làm hiện nay.

Quốc hội “làm luật” là cách nói, cần hiểu đúng: đó là đại biểu Quốc hội “quyết” về chính sách; và chính sách được thể hiện trong “cái áo” là điều luật pháp lý. Do đó, cần chú trọng tư duy chính sách, “quyết” chính sách trước, như là “điều kiện cần”; và "kỹ thuật pháp lý" - soạn thảo tốt điều luật, mới là điều kiện đủ theo sau.

Chính sách và cuộc sống

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước
Chính sách và cuộc sống

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước

“Cởi trói” nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp nhà nước là đề xuất chung của nhiều đại biểu Quốc hội khi cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua. Lý do là bởi, khung pháp lý, cơ chế quản lý hiện hành đã như “chiếc áo” quá chật, bó buộc và kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới quy trình đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng với ý thức trách nhiệm cao; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tư duy đổi mới trong công việc; trên cơ sở đó đổi mới quy trình đánh giá, lựa chọn, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng qua, 19.12.

Khu tái định cư Làng Nủ
Chính sách và cuộc sống

Làng Nủ mới và tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ"

Lễ khánh thành khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai dự kiến tổ chức vào tuần sau. Vài ngày trước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã bàn giao 40 ngôi nhà tái định cư cho người dân sau 68 ngày xây dựng, vượt tiến độ 15 ngày. Những ngôi nhà tái định cư khang trang và vững chãi ở “Làng Nủ mới” không chỉ khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với người dân, nhất là những người ở vùng gặp thiên tai, khó khăn; mà còn minh chứng sống động cho những giá trị mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước và thể hiện rõ nét phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời bình.

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý

Đến thời điểm này, kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đang được các cấp, các ngành tập trung triển khai một cách quyết liệt nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng kèm theo đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng cần được rà soát, sửa đổi để bảo đảm không có “khoảng trống”.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách cho cán bộ dôi dư - cần “thấu tình đạt lý”

Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW mới đây.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hoãn xuất cảnh khi nợ thuế: thực thi sao cho hợp lý?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện khoản 9 Điều 6 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, liên quan đến ngưỡng nợ thuế và thời gian nợ đối với các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Dự thảo này dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.

Khởi đầu mới…
Chính sách và cuộc sống

Khởi đầu mới…

Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự Kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc ở địa phương

Trung ương, Quốc hội, Chính phủ triển khai đến đâu thì bộ, ngành, địa phương phải bắt nhịp đến đấy. Có như vậy, chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương mới thực sự ý nghĩa và hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Yêu cầu cấp bách

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, rút ngắn thời gian khâu chuẩn bị văn bản hướng dẫn để đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đi vào thực tiễn nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế đang cần những động lực mới để phục hồi và phát triển sau những khó khăn và thách thức kéo dài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cần chế tài đủ mạnh

Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dù được quan tâm nhưng thời gian qua vẫn để lọt những văn bản có nội dung trái pháp luật. Tuy vậy, việc xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân thời gian qua mới “thực hiện dưới hình thức phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc không xét thi đua, khen thưởng cuối năm”.

Nên có tiêu chí cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Nên có tiêu chí cụ thể

Theo văn bản tổng hợp, giải đáp các vấn đề dư luận quan tâm trong tháng 11, trong đó có việc đánh thuế bất động sản của Bộ Tài chính thì để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, gần đây Bộ Xây dựng đã đề xuất giải pháp đánh thuế với người sở hữu từ 2 nhà, đất trở lên. Bộ Tài chính đồng thuận và sẽ nghiên cứu phương án mà Bộ Xây dựng đề xuất.

Samsung là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong thời gian qua
Quốc hội và Cử tri

Niềm tin của nhà đầu tư!

Hôm nay, khi bắt đầu sự kiện, tôi cứ ngỡ đã 2 năm trôi qua, nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc tôi rằng mới chỉ 13 tháng trước. Kể từ khi Thủ tướng đến thăm NVIDIA tại Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ), với rất nhiều nhiệt huyết và sự tin tưởng, Thủ tướng đã thuyết phục tôi rằng Việt Nam nên là ngôi nhà tương lai của NVIDIA. Con người Việt Nam, những cơ hội tại Việt Nam là lý tưởng để đầu tư ngay hôm nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị . Ảnh: Lâm Hiển
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối, giảm 9 đầu mối gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ…

Thực sự "cởi trói" cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

"Cởi trói" cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Từ những vướng mắc trong thực tiễn và trước yêu cầu thực hiện quyết liệt công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số… chuẩn bị các điều kiện đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới thì phải khẩn trương hơn nữa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ảnh: Minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá cán bộ, công chức phải thực chất

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này là nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý công chức theo vị trí việc làm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cùng với đó, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức theo thẩm quyền, nhất là trong đánh giá, giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để ngắt quãng công việc

Kỳ họp thứ Tám của Quốc hội Khóa XV kết thúc với những kết quả quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trong công tác lập pháp. Quốc hội đã thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh các lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội.