Khắc phục những điểm “vênh”

Thời gian qua, cơ quan ban hành văn bản dưới luật đã có những nỗ lực để ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời, góp phần sớm đưa luật đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, vẫn xảy ra tình trạng, quy định của văn bản dưới luật còn phát sinh mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí có một số quy định phát sinh “giấy phép con” làm khó người dân, doanh nghiệp.

Thực trạng này, một lần nữa được Ủy ban Pháp luật chỉ ra trong báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15, Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV. Theo đó, trong các nội dung thuộc các văn bản dưới luật được phát hiện có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc vướng mắc, bất cập, một số nội dung chưa phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Có trường hợp do chưa kịp thời cập nhật nội dung sửa đổi của các văn bản có liên quan dẫn đến thiếu đồng bộ, thống nhất.

Đáng nói là, không chỉ văn bản này có một số quy định mâu thuẫn, chồng chéo với của văn bản khác, mà thậm chí có trường hợp ngay trong cùng một văn bản cũng đã có những quy định “vênh” nhau. Đơn cử như: Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, tại Điểm b Khoản 3 Điều 4 quy định “Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo phân cấp thuộc phạm vi quản lý của địa phương…”. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 37 của Nghị định này lại quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh “ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương”.

Việc tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng để thúc đẩy đầu tư, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp luôn được Quốc hội, Chính phủ quan tâm. Quan điểm này luôn được quán triệt xuyên suốt trong quá trình xây dựng luật. Tiếc rằng, dù không nhiều, nhưng vẫn có một số văn bản hướng dẫn luật vẫn để “lọt” một số quy định như “giấy phép con”. Đây cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng chi phí, gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp thời gian qua.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng văn bản hướng dẫn có những quy định chồng chéo, mâu thuẫn là do việc đánh giá tác động chính sách trong quá trình xây dựng văn bản chưa được chú trọng đúng mức. Có trường hợp còn mang tính hình thức, thiếu tính khoa học, chưa được đánh giá tác động đầy đủ, kể cả đánh giá tác động về thủ tục hành chính. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến văn bản được ban hành nhưng tính khả thi chưa cao, làm phát sinh thủ tục xin - cho, “giấy phép con” gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Hệ thống pháp luật chặt chẽ, hoàn chỉnh có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở pháp lý vững chắc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và ngược lại. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV. Trong đó, Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục ngay các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập đã được chỉ ra trong các văn bản dưới luật. Cùng với đó, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thiện tiêu chí, quy trình, thủ tục rà soát văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thống nhất, hiệu quả. Kịp thời phát hiện và xử lý các quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, bất cập, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Văn bản dưới luật là các văn bản phát sinh hiệu lực trực tiếp và được áp dụng phổ biến trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân. Để kịp thời khắc phục những quy định mâu thuẫn, chồng chéo trong văn bản hướng dẫn, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ cần sớm chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ theo lĩnh vực phụ trách lập danh mục các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Cùng với đó, xác định rõ tiến độ thực hiện. Đặc biệt, cần nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản bởi cơ chế xử lý trách nhiệm rõ ràng nếu để xảy ra tình trạng quy định của văn bản hướng dẫn có độ “vênh” với hệ thống pháp luật.

Chính sách và cuộc sống

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng
Chính sách và cuộc sống

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng

Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng 2024.

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả
Chính sách và cuộc sống

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội)

Quản lý giá thuốc là vấn đề rất quan trọng. Kê khai giá thuốc là một cơ sở pháp lý để tổ chức đấu thầu thuốc. Cho nên quản lý giá thuốc luôn là vấn đề nóng, nhận được rất nhiều sự quan tâm. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua đưa ra khái niệm giá bán buôn thuốc dự kiến thay cho khái niệm giá bán buôn toàn chặng trong dự thảo Luật trước đây. Tuy nhiên, tên gọi có khác nhau, nhưng về nội hàm thì không có sự khác biệt.

Nhu cầu thật hay “ảo”?
Chính sách và cuộc sống

Nhu cầu thật hay “ảo”?

Tại phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức mới đây, dù giá khởi điểm chỉ từ 7,3 triệu đồng/m2 nhưng sơ bộ kết quả trúng thầu cao nhất đã lên tới 133 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần giá khởi điểm; giá trúng thầu lô đất thấp nhất là 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.

Kiểm soát chặt các quy định đặc thù
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát chặt các quy định đặc thù

"Tôi không hiểu tính thống nhất của hệ thống pháp luật này chúng ta xử lý như thế nào", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói khi cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Tài trợ cho hoạt động quy hoạch và những hệ lụy
Chính sách và cuộc sống

Tài trợ cho hoạt động quy hoạch và những hệ lụy

Góp ý vào dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng qua, ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cho rằng, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu tương đối đầy đủ, xác đáng các ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, còn một vài nội dung ông băn khoăn, trong đó vấn đề lớn nhất là việc tài trợ cho công tác quy hoạch.

Luật hóa kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử
Chính sách và cuộc sống

Luật hóa kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử

Trong chương trình làm việc của Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 để thảo luận về các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong tuần này, các đại biểu sẽ thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; quá trình thảo luận trước đó, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm là dự thảo Luật quy định về kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử.

“Khoan thư sức dân”, nuôi dưỡng nguồn thu
Chính sách và cuộc sống

“Khoan thư sức dân”, nuôi dưỡng nguồn thu

Theo đề nghị mới nhất của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đối với hộ kinh doanh sẽ được nâng lên mức từ 200 - 300 triệu đồng/năm thay vì 100 triệu đồng/năm như hiện nay. 

"Tuổi thọ" của luật
Chính sách và cuộc sống

"Tuổi thọ" của luật

"Phải làm thật chắc chắn, thật kỹ lưỡng. Luật nào ra đời là phải có "tuổi thọ" và chất lượng cao". Đây là yêu cầu xuyên suốt được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đặc biệt nhấn mạnh khi chủ trì, điều hành các phiên họp vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Cần cơ sở pháp lý đủ mạnh để cải cách thị trường điện
Chính sách và cuộc sống

Cần cơ sở pháp lý đủ mạnh để cải cách thị trường điện

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 10 tới đây. Một trong những mục tiêu sửa luật lần này là nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng, tiến tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

Cam kết và hành động
Chính sách và cuộc sống

Cam kết và hành động

Sáng 22.8, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khép lại, như nhận định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là “Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp”.

"Thước đo" hiệu quả hoạt động chất vấn
Chính sách và cuộc sống

"Thước đo" hiệu quả hoạt động chất vấn

Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với các bộ trưởng, trưởng ngành. Phiên chất vấn có phạm vi rất rộng, khó và phức tạp với việc đánh giá toàn diện, tổng thể việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến hết năm 2023 liên quan đến 9 lĩnh vực. 

Tránh tạo ra “độ trễ”
Chính sách và cuộc sống

Tránh tạo ra “độ trễ”

Trong chương trình Phiên họp thứ 36 diễn ra trong tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày để chất vấn và trả lời chất vấn đối với bộ trưởng, trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023; trong đó, có nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tư pháp.

Liêm chính trong xây dựng chính sách, pháp luật
Chính sách và cuộc sống

Liêm chính trong xây dựng chính sách, pháp luật

Trục lợi, tham nhũng khi xây dựng chính sách, pháp luật là hành vi dù đã được nhận diện nhưng khó phát hiện, khó định lượng, định tính cụ thể bởi quá trình này diễn ra ở nhiều khâu, có sự tham gia của nhiều chủ thể trong khoảng thời gian dài. Bởi vậy, yêu cầu hiện nay là cần có giải pháp hữu hiệu để quá trình này thực sự liêm chính.

Cấp bách, tiến độ và chất lượng
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách, tiến độ và chất lượng

Chính phủ đang khẩn trương chuẩn bị hồ sơ để trình Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Đầu tư công và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Khắc phục vướng mắc sau sắp xếp đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục vướng mắc sau sắp xếp đơn vị hành chính

Các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể cần thường xuyên, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Trong đó, cần lưu ý các trường hợp dôi dư khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính để có phương án giải quyết, hỗ trợ thấu tình đạt lý, phù hợp với điều kiện của địa phương. Đây là phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 1104 ngày 23.7.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 đối với tỉnh Nam Định.