Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi):

Chính sách khuyến khích đầu tư và ưu đãi thuế phải được hoạch định rõ ràng, tổng thể

Chiều 3.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

avatar
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về ưu đãi thuế

Báo cáo tóm tắt về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 4 chương, 20 điều, trong đó: Chương I quy định những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 5); Chương II quy định căn cứ và phương pháp tính thuế (từ Điều 6 đến Điều 11); Chương III quy định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (từ Điều 12 đến Điều 18); Chương IV quy định điều khoản thi hành (Điều 19 và 20).

thu-truong-bo-tai-chinh-cao-anh-tuan.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn báo cáo tóm tắt về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Ảnh: Lâm Hiển

Về nội dung cơ bản, dự thảo Luật đã bám sát theo các nhóm chính sách tại hồ sơ lập đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đã được Quốc hội đồng ý.

Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, dự thảo Luật bổ sung quy định về các nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với: trường hợp có nhiều văn bản cùng quy định; trường hợp doanh nghiệp đáp ứng nhiều điều kiện ưu đãi thuế khác nhau; áp dụng ưu đãi thuế theo tiêu chí địa bàn hay trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; trường hợp được bổ sung thêm vào diện ưu đãi khi pháp luật thay đổi; về kỳ tính thuế hưởng ưu đãi đầu tiên dưới 12 tháng; việc kế thừa các nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đến ưu đãi thuế trong trường hợp doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi chủ sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Dự thảo Luật quy định chi tiết về đối tượng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (ngành, nghề, địa bàn và các hoạt động được ưu đãi) trên cơ sở cơ bản kế thừa quy định pháp luật hiện hành nhưng có rà soát nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước liên quan đến chính sách ưu đãi thuế.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về tiêu chí đối với những trường hợp được xem xét kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi; về thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp; về tiêu chí ưu đãi và việc áp dụng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư mở rộng…

Cần thống nhất trong các cơ quan của Chính phủ về chính sách khuyến khích đầu tư

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ lần hai đối với dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, hồ sơ dự án Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đã bao gồm các tài liệu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

chu-nhiem-uy-ban-tai-chinh-ngan-sach-le-quang-manh.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ lần hai đối với dự án Luật. Ảnh: Lâm Hiển

Tuy nhiên, Chính phủ bổ sung Báo cáo số 641/BC-CP và vẫn giữ nguyên Tờ trình số 407/TTr-CP đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội, không tương thích với nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật kèm theo Báo cáo số 641/BC-CP của Chính phủ.

Tại văn bản số 7351/VPCP-PL thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng về việc thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã “giao Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Báo cáo tiếp thu, giải trình gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo lại Chính phủ tại phiên họp gần nhất". Trong văn bản này, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính “bảo đảm phù hợp với Nghị quyết số 126/NQ-CP, ..., chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung dự án Luật ...”.

cac-dai-bieu-du-phien-hop.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Vì vậy, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, nhiều ý kiến cho rằng, hồ sơ này chưa phù hợp về thủ tục luật pháp để trình Quốc hội theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Về tính thống nhất của hệ thống pháp luật, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là vấn đề then chốt của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trước tiên, đây là chính sách quan trọng để khuyến khích, thu hút đầu tư trong bối cảnh mới, tình hình mới với các làn sóng cạnh tranh, thu hút đầu tư mạnh mẽ trong khu vực và toàn cầu. Vì vậy, Chính phủ cần hoạch định các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp một cách rõ ràng và tổng thể, tạo cơ sở vững chắc để thể hiện trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cũng như các Luật chuyên ngành khác đang được thảo luận một cách nhất quán.

Để có cơ sở trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đổi với dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị cần có sự thống nhất trong các cơ quan của Chính phủ về các chính sách khuyến khích đầu tư để có phương án thể hiện một cách phù hợp trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, liên quan đến Luật Đầu tư và các Luật chuyên ngành hiện hành và các dự án Luật chuyên ngành khác đang được Quốc hội thảo luận và sẽ thông qua trong Kỳ họp này cũng như thời gian tới.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng đề nghị, Chính phủ rà soát lại các nội dung đang luật hoá các quy định của văn bản dưới luật và các quy định chi tiết khác không thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa những nội dung đã được quy định tại các nghị định, thông tư để bảo đảm Luật chỉ quy định những vấn đề về nguyên tắc, ngắn gọn, đơn giản, bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện và được áp dụng lâu dài.

Cùng với đó, cần tiếp tục rà soát các luật có liên quan (hiện hành và các dự thảo Luật đang được trình Quốc hội) để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện đúng quy định tại Điều 12 và Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Kết luận phiên thảo luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và cơ quan thẩm tra để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp khi đủ điều kiện; đề nghị Chính phủ tiếp thu và giải trình đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo kết luận số 279 ngày 26.9.2024 nhằm hoàn thiện dự thảo Luật, đặc biệt lưu ý các yêu cầu: thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, các mục tiêu, quan điểm thể hiện trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030; bảo đảm nguyên tắc chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không đưa vào luật các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ, ngành, các nội dung phải thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế, nhất là các biện pháp khuyến khích đầu tư, ưu đãi đầu tư trong pháp luật về đầu tư.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, tiếp tục rà soát, bổ sung, làm rõ các ý kiến của cơ quan thẩm tra về hồ sơ dự án luật, tính cụ thể, đơn giản và khả thi của các quy định trong dự thảo Luật, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; quy định về người nộp thuế, thu nhập được miễn thuế, doanh thu tính thuế, chi phí được trừ, chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp… Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, quá trình hoàn thiện dự thảo Luật cần tuân thủ quy định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới và Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển công nghiệp bán dẫn là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển công nghiệp bán dẫn là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược

Sáng 14.12, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang

Sáng nay, 14.12, ngay sau cuộc tiếp xúc cử tri tỉnh Hậu Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu, trao đổi với cử tri tỉnh Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xử lý ngay các kiến nghị của cử tri, bảo đảm nâng cao đời sống của Nhân dân

Nhấn mạnh, thông điệp về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như một lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Nhân dân, vì lợi ích chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cấp, các ngành tỉnh Hậu Giang xử lý ngay các kiến nghị của cử tri, nhất là bảo đảm yêu cầu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. 

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Quân đội nhân dân Việt Nam
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng ngày 14.12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tỉnh Hậu Giang
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tỉnh Hậu Giang

Sáng 14.12, tại Hội trường Trung tâm hành chính thành phố Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri được kết nối trực tuyến đến 6 điểm cầu tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 13.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Chuẩn y ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang
Theo dòng sự kiện

Chuẩn y ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang

Chiều 1.12, tại Hậu Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng chủ trì Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đối với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020-2025.