Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Học sinh bị áp lực cả "thừa" lẫn "thiếu"

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chỉ ra Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về xếp hạng học sinh. Không chỉ ở Thượng Hải và Bắc Kinh, học sinh ở các vùng nông thôn, vùng khó khăn cũng vượt trội so với các bạn cùng lứa ở một số quốc gia. Tuy nhiên, vị thế này cũng gây nhiều áp lực trong môi trường học tập, khi trẻ em phải dành quá nhiều thời gian cho việc học tập trong khi rất ít thời gian nghỉ ngơi hoặc vận động.

Thừa thời gian học

Các nghiên cứu cho thấy, thời gian mà thanh, thiếu niên Trung Quốc dành cho học tập nằm trong số các nước cao nhất thế giới. Trẻ em từ 12 - 14 tuổi ở Thượng Hải dành 8 - 9 tiếng mỗi ngày để học chính khóa. Thời gian học trung bình của học sinh là 55 giờ/tuần, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình trên thế giới là 44 giờ. Con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều bởi hầu hết học sinh Trung Quốc còn tiếp tục tham gia các lớp học thêm hoặc gia sư ngoài giờ.

Hình ảnh trong bộ phim truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc năm 2021 kể về một phụ huynh ám ảnh bởi thành tích học tập của con và rơi vào cuộc đua học thêm. Nguồn: Market Place
Hình ảnh trong bộ phim truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc năm 2021 kể về một phụ huynh ám ảnh bởi thành tích học tập của con và rơi vào cuộc đua học thêm. Nguồn: Market Place

Do áp lực cạnh tranh của kỳ thi tuyển sinh đại học (kỳ thi cao khảo), học sinh trung học phổ thông ở các thành phố hàng đầu của Trung Quốc hầu hết tìm cách cải thiện thành tích học tập của mình qua các lớp học thêm. Tại Thượng Hải, hơn 45% học sinh tham gia các lớp học thêm ít nhất 4 giờ một tuần và hơn 20% dành hơn 4 giờ để học phụ đạo. Giờ học phụ đạo của các em vào cuối tuần cũng tăng từ 0,7 giờ lên 2,1 giờ từ 2005 đến 2015.

Thiếu thời gian ngủ, vận động, vui chơi

Thiếu ngủ đã trở thành một căn bệnh của học sinh Trung Quốc, vì bài tập về nhà, có khối lượng lớn, chỉ có thể được hoàn thành sau giờ học thêm. Nghiên cứu do nền tảng giáo dục Trung Quốc Afanti thực hiện đã chỉ ra rằng 45% học sinh rất vất vả trong việc hoàn thành bài tập về nhà vì thiếu thời gian. 87,6% học sinh trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông (tuổi từ 13 - 18) hoàn thành bài tập về nhà sau 10 giờ tối và ngủ trung bình dưới 8 giờ. 13,3% học sinh tiểu học (tuổi từ 6 - 12) bị thiếu ngủ trầm trọng vào các ngày trong tuần.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khối lượng bài tập về nhà được giao vào các ngày trong tuần có mối tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ thanh thiếu niên Trung Quốc thừa cân. Tỷ lệ béo phì ở trẻ em Trung Quốc từ 5 đến 19 tuổi đã vượt quá 18% vào năm 2016, gần gấp 5 lần tỷ lệ này được ghi nhận vào năm 1975. Học sinh tiểu học từ 7 đến 8 tuổi đối mặt với nguy cơ béo phì nghiêm trọng nhất, với tỷ lệ 5,7% đối với bé trai và 8% đối với bé gái. 19,6% học sinh lớp 1 bị thừa cân và tỷ lệ béo phì ở học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 đang tăng nhanh hơn so với học sinh từ lớp 4 đến lớp 6.

… và những câu chuyện đáng tiếc

Vào năm 2008, dư luận Trung Quốc rúng động bởi vụ tự tử của một bé gái được coi là thần đồng nhỏ tuổi. Cô bé Đàm Dao (sinh năm 1994) thể hiện tố chất thần đồng từ nhỏ khi 4 tuổi đã vào học lớp 1 và liên tục vượt cấp nên khi 12 tuổi đã là học sinh của một trường chuyên cấp 3 trọng điểm số 1 ở Chi Giang. Năm 2008, cô bé bất ngờ tự tử và để lại một lá thư tuyệt mệnh, trong đó nói rằng đã quá mệt mỏi vì áp lực học tập.

Tự tử được ghi nhận là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở thanh, thiếu niên Trung Quốc. Năm 2013 chứng kiến 79 vụ tự tử ở học sinh tiểu học và trung học có nguyên nhân trực tiếp từ áp lực của nền giáo dục chú trọng thi cử ở Trung Quốc và sự cạnh tranh khốc liệt ở các trường học. Thống kê cho thấy, 63% các vụ tự tử thường xảy ra vào học kỳ thứ hai, thời điểm kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông và kỳ thi tuyển sinh đại học đang đến gần. Trầm cảm do căng thẳng là một yếu tố hàng đầu gây ra tự tử và hơn 10% thanh, thiếu niên Trung Quốc bị trầm cảm. Hơn nữa, Trung Quốc cũng thiếu các nguồn lực để cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý đầy đủ, điều này gây khó khăn cho học sinh gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Kỳ vọng và áp lực

Chi phí giáo dục cao dẫn đến áp lực kinh tế đáng kể đối với các gia đình Trung Quốc. Khảo sát hộ gia đình của Viện Nghiên cứu tài chính giáo dục Trung Quốc (CIEFR) cho thấy, các gia đình Trung Quốc đã chi 296 tỷ USD cho giáo dục mầm non và tiểu học từ năm 2016 đến năm 2017, mặc dù giáo dục bắt buộc được miễn học phí hoàn toàn. Các gia đình ở các thành phố hạng nhất chi trung bình 16.800 nhân dân tệ cho giáo dục của học sinh trong giai đoạn giáo dục bắt buộc. Họ coi việc bỏ tiền cho con cái học thêm là khoản “đầu tư cho tương lai”.

Các gia đình Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nho giáo và khoảng cách thu nhập cao giữa các trình độ giáo dục đều có quan niệm rằng, thành tích học tập tốt cũng như việc vào được một trường đại học là con đường duy nhất để có được vị trí trong xã hội sau này. Quan niệm này, cùng với tâm lý đố kỵ và nỗi sợ hãi do thua kém khiến các gia đình tăng chi tiêu cho giáo dục, đặc biệt là cho việc học thêm đắt đỏ sau giờ học.

Thế giới 24h

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn
Thế giới 24h

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn

Các cuộc không kích của Israel nhằm vào Gaza đã khiến ít nhất 326 người thiệt mạng, các quan chức y tế Palestine cho biết hôm 18.3. Hành động này đã làm sụp đổ lệnh ngừng bắn kéo dài hai tháng với Hamas sau khi Israel tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực để giải thoát những con tin còn lại tại dải đất này, Reuters đưa tin.

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng
Thế giới 24h

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng

Mới đây, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng”, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang chuyển hướng lấy nhu cầu trong nước làm động lực chính và là trụ cột của tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm
Thế giới 24h

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm

Bê bối thực phẩm xảy ra vào năm ngoái đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với chế độ an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Mặc dù, nước này đã ban hành các chính sách để cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm, song vẫn còn những vấn đề trong việc thực thi các quy định, truyền thông... Các chuyên gia nhận định, chính phủ phải tăng cường hình phạt đối với các hành vi vi phạm và thu hẹp khoảng cách trong các cơ chế an toàn thực phẩm; tận dụng sự tiến bộ về công nghệ để có các phản ứng phối hợp nhằm củng cố các hệ thống về an toàn thực phẩm.

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei
Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei

Nghị viện châu Âu lại tiếp tục vướng vào một vụ bê bối tham nhũng quy mô lớn, sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số người trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Nghị viện châu Âu và Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về tính minh bạch và trách nhiệm của các nghị sĩ trong việc ngăn chặn tiêu cực, chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ Qatargate năm 2022.

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu
Thế giới 24h

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố đề xuất "Đạo luật thuốc thiết yếu" với mục tiêu cải thiện khả năng cung ứng các loại thuốc quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và tăng cường khả năng tự chủ dược phẩm của khối.

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản
Thế giới 24h

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản

Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định xây dựng các cơ sở luyện kim tại các căn cứ quân sự của Lầu Năm Góc như một phần trong kế hoạch thúc đẩy sản xuất khoáng sản quan trọng trong nước, hạn chế sự kiểm soát của Trung Quốc đối với lĩnh vực này, hai quan chức chính quyền cấp cao nói với Reuters.

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch
Thế giới 24h

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch

14 năm sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11.3.2011, kéo theo thảm họa hạt nhân, tỉnh Fukushima đang từng bước tái thiết và chuyển mình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Dù cái tên "Fukushima" vẫn gợi nhớ đến ký ức đau thương về thảm họa và ô nhiễm hạt nhân, chính quyền địa phương và trung ương đã triển khai nhiều sáng kiến quy mô lớn để biến nơi đây thành một điểm đến khởi nghiệp đầy tiềm năng.

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024
Thế giới 24h

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024

Dữ liệu công bố hôm 11.3 cho thấy chỉ 7 bảy quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm ngoái, trong khi các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cuộc chiến chống khói bụi sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn sau khi Hoa Kỳ chấm dứt nỗ lực hỗ trợ giám sát chất lượng không khí toàn cầu.

Tránh nguy cơ "già" trước khi "giàu"
Thế giới 24h

Tránh nguy cơ "già" trước khi "giàu"

Với dân số trong độ tuổi lao động đang giảm dần, nhiều nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khẩu học tương tự như các nước phát triển. Để tránh nguy cơ trở thành những nền kinh tế “già” trước khi kịp “giàu”, họ phải hành động ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho thời điểm khi lợi tức nhân khẩu học mất dần và gánh nặng hỗ trợ dân số già trở nên không thể tránh khỏi.

Chính quyền Donald Trump 2.0 có ý nghĩa gì đối với châu Phi và châu Mỹ Latin?
Thế giới 24h

Chính quyền Donald Trump 2.0 có ý nghĩa gì đối với châu Phi và châu Mỹ Latin?

Trong khi thế giới tập trung sự chú ý vào các chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Châu Âu, Trung Quốc và Nga, tác động của các chính sách mà ông ban hành đối với châu Phi và châu Mỹ Latin cũng sâu sắc không kém. Đặc biệt khi ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, chính sách của Hoa Kỳ từ lâu đã là một thế lực không thể miễn dịch.