Chính quyền là chính quyền của nhân dân, vì nhân dân

TT thực hiện 29/11/2013 08:37

Với ĐBQH Trần Minh Diệu (Quảng Bình), một trong những người đã bền bỉ nhất đấu tranh để giữ lại HĐND được có mặt ở tất cả các cấp chính quyền trong Hiến pháp thì Hiến pháp lần này đã thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân; khẳng định lại một lần nữa chính quyền là chính quyền của nhân dân, vì nhân dân. Và đó cũng chính là bản chất của Nhà nước, bản chất của chế độ chính trị mà Cương lĩnh của Đảng ta đã chỉ ra.

Giờ phút quyết định thiêng liêng: bấm nút thông qua toàn văn Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) Ảnh: Quang Khánh
Giờ phút quyết định thiêng liêng: bấm nút thông qua toàn văn Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi)
Ảnh: Quang Khánh 

- Đại biểu nhìn nhận như thế nào về việc QH thông qua Hiến pháp (sửa đổi), trong đó có những điều mà Đại biểu đã đấu tranh để được thể hiện trong Hiến pháp lần này, ví dụ như nội dung về chính quyền địa phương?

- Sự thành công của Hiến pháp lần này là kết quả của cả một quá trình rất công phu. Đó là sự lãnh đạo cụ thể, toàn diện của Đảng, sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của toàn dân, trách nhiệm của các ĐBQH, đại diện cho nhân dân, được phát huy tối đa để thực hiện ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân. Có thể nói, thành công lần này thể hiện được ý Đảng, lòng dân. Toàn bộ nội dung Hiến pháp được thông qua lần này đã bám sát Cương lĩnh của Đảng, đồng thời phản ánh sâu sắc nguyện vọng của nhân dân. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tổng hợp, tiếp thu một cách tối đa những ý kiến đóng góp của các tổ chức, các đoàn thể, đặc biệt là toàn thể nhân dân từ mọi miền Tổ quốc và kiều bào ở nước ngoài. Điều đó được thể hiện từ bản chất của Nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế đến quyền con người và toàn bộ máy Nhà nước. Riêng Chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, Hiến pháp đã dành 36 điều - điều này thể hiện rất rõ quyền làm chủ của nhân dân, quyền và trách nhiệm của công dân. Về chính quyền, Hiến pháp đã thể hiện rõ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, từ bộ máy Trung ương đến chính quyền các cấp.

Về Chính quyền địa phương, đây là một trong nhữäng nội dung được các đại biểu của nhân dân đặc biệt quan tâm. Những nội dung quy định về Chính quyền địa phương trong Hiến pháp đã bảo đảm được sự ổn định về cấu trúc hành chính và chính trị. Cụ thể, Hiến pháp quy định: ở đâu có đơn vị hành chính Nhà nước thì ở đó có chính quyền địa phương. Hiến pháp cũng nói rất rõ, Chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, đồng thời, HĐND tiếp tục được khẳng định là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân, là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. UBND do HĐND cùng cấp bầu ra và là cơ quan chấp hành của HĐND. Bên cạnh đó, Hiến pháp cũng quy định, Chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND nhưng được tổ chức phù hợp với đặc điểm từng đơn vị hành chính như nông thôn, đô thị, hải đảo... Đây là điểm rất mới, là cơ sở cho chúng ta tiến hành những đổi mới sau này. Tới đây, một số Chính quyền địa phương không nhất thiết phải phân làm ba cấp. Ví dụ, thực hiện chủ trương của Đảng về việc tiến hành thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở một số nơi như TP Hồ Chí Minh, thì tới đây không nhất thiết phải phân làm ba cấp. Tùy theo đặc điểm của từng địa phương, chúng ta có sự điều chỉnh phù hợp. Có thể nói, Chương về Chính quyền địa phương trong Hiến pháp lần này đã thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân; khẳng định một lần nữa chính quyền là chính quyền của nhân dân, vì nhân dân. Và đó cũng chính là bản chất của Nhà nước, bản chất của chế độ chính trị mà Cương lĩnh của Đảng ta đã chỉ ra.

- Như điều Đại biểu vừa phân tích thì Hiến pháp, đặc biệt là Chương về Chính quyền địa phương, đã thể hiện rõ bản chất của Nhà nước ta, bản chất của chế độ chính trị nướác ta. Thành công của sự kiện này không chỉ đơn thuần là việc giữ hay bỏ HĐND mà tầm vóc còn cao hơn thế, thưa Đại biểu?

- Điều quan trọng là Hiến pháp tiếp tục khẳng định HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, là cơ quan dân cử ở địa phương, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Với những quy định rõ ràng như thế trong Hiến pháp, tới đây tổ chức chính quyền địa phương sẽ có những chế định cụ thể hơn để chính quyền địa phương, cụ thể là HĐND, có điều kiện thể hiện nhiều hơn vai trò của mình. Bên cạnh đó, Hiến pháp chính là tiền đề để chúng ta xây dựng, sửa đổíi, bổí sung các Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật về tổ chức chính quyền địa phương. Trong đó, Luật về tổ chức chính quyền địa phương lần này sẽ có những quy định cụ thể hơn để khẳng định thêm nữa vai trò của cơ quan dân cử ởã địa phương.

- Trong Chương về kinh tế, Hiến pháp lần này được ghi nhận là cũng có những điểm mới, khẳng định sự bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đại biểu đánh giá như thế nào về nội dung này?

- Trong Chương về kinh tế, Hiến pháp đã khẳng định sự bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh của các thành phần kinh tế. Nhưng đồng thời, Hiến pháp cũng chỉ ra kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cho thấy sự tiếp thu rất sâu sắc bản chất Xã hội Chủ nghĩa. Thành phần kinh tế Nhà nước rõ ràng phải nắm vai trò chủ đạo bởi tài nguyên khoáng sản, rừng, biển, không gian, dự trữ quốc gia... đều nằm trong nền kinh tế Nhà nước. Nếu kinh tế Nhà nước không nắm vai trò chủ đạo thì những tài nguyên đó có thể trở thành tài sản không thể kiểm soát được. Đó là những vấn đề rất lớn, liên quan đến cả an ninh quốc gia. Vì vậy, việc quy định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo đã thể hiện được tinh thần của Cương lĩnh. Kể cả ở các nước tư bản, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế vẫn do Nhà nước nắm giữ, vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong những thời điểm kinh tế đất nước và thế giới lâm vào khủng hoảng.

- Khi công bố kết quả biểu quyết, Hiến pháp được thông qua với tỷ lệ 97,59% tổíng số ĐBQH tán thành, cả hội trường - gần 500 ĐBQH, cùng đứng dậy vỗ tay. Đó là giây phút thiêng liêng và xúc động, thưa Đại biểu?

- Gần 500 ĐBQH đứng dậy vỗ tay chào mừng sự thành công của việc QH thông qua Hiến pháp nhưng cũng chính là thể hiện lòng dân, biểu hiện sự vui mừng, phấn khởi của nhân dân. Và qua sự kiện thông qua Hiến pháp lần này, khẳng định thêm một lần nữa niềm tin của nhân dân với Đảng, với QH, với đất nước. Đây cũng chính là dịp để thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua giai đoạn khó khăn hiệån nay, để tiếp tục đưa đất nước phát triển trong giai đoạn mới ở tầm cao hơn.

- Xin cám ơn Đại biểu!

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

(Điều 111 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013)

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

(Trích Điều 113 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013)

Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

(Trích Điều 114 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013) 

    Nổi bật
        Mới nhất
        Chính quyền là chính quyền của nhân dân, vì nhân dân
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO