Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến về phương án thi tuyển sinh lớp 10

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ GD-ĐT rà soát kỹ, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của Nhân dân để hoàn thiện, ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông theo thẩm quyền, trong đó xem xét quy định thời gian công bố đối với phương án thi sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục và học sinh, nhất là trong việc chủ động có kế hoạch dạy và học, ôn tập phù hợp, hiệu quả.

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Thời gian qua, báo chí đã có thông tin phản ánh liên quan dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Theo đó, dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông đề xuất quy định thi lớp 10 thực hiện 3 môn thi gồm Toán, Ngữ văn và một môn thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp do Sở GD-ĐT, cơ cở giáo dục đại học có trường trung học phổ thông lựa chọn và được công bố trước ngày 31.3 hằng năm.

Nhiều phụ huynh dù đồng tình với phương án thi 3 môn vào lớp 10 trung học phổ thông, nhưng bày tỏ sự lo lắng về môn thi thứ 3 "bí mật" được công bố sát kỳ thi là rất gấp gáp.

Trước thông tin phản ánh nêu trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ GD-ĐT rà soát kỹ, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của Nhân dân để hoàn thiện, ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông theo thẩm quyền, trong đó xem xét quy định thời gian công bố đối với phương án thi sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục và học sinh, nhất là trong việc chủ động có kế hoạch dạy và học, ôn tập phù hợp, hiệu quả.

vie-0659.jpg
Học sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: Quốc Việt)

Trước đó, ngày 19.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định chung việc thực hiện 3 môn thi, gồm Toán, Ngữ văn và một môn thi thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp do sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được công bố trước ngày 31.3 hằng năm.

Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Việc lựa chọn môn thi thứ ba có sự thay đổi qua các năm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Bài thi tổ hợp các môn học được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 vào chiều 7.10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, nếu chọn một môn cố định, Bộ GD-ĐT lo gây ra tình trạng học tủ, học lệch. Như vậy, học sinh không được chuẩn bị đầy đủ phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của chương trình mới.

Nhiều chuyên gia giáo dục bày tỏ đồng tình với quy chế này. Các chuyên gia cho biết, việc ấn định môn thi là lí do để thí sinh học lệch, học tủ. Những năm gần đây, tỷ lệ thí sinh thiếu hụt kiến thức KHTN, chỉ chọn bài thi tổ hợp Khoa học xã hội ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang gia tăng. Nhiều học sinh có xu hướng ‘chạy trốn’ khỏi các môn Toán - Hóa - Sinh bởi quá khó. Từ việc học lệch, học tủ, chọn các môn học dễ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nhân lực các ngành khoa học thiết yếu, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam.

Giáo dục

Toàn cảnh Tọa đàm
Giáo dục

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa cho nhà giáo nói chung, với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt nói riêng để tương xứng với nhiệm vụ, đặc thù lao động. Đây là kiến nghị của đại biểu tại Tọa đàm việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Tỉnh Hà Giang, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức chiều 14.11, tại thành phố Hà Giang.

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng
Giáo dục

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng

Tiến sĩ Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cho rằng trong bối cảnh mới, thế mạnh của nhà trường nằm ở truyền thống đào tạo mỹ thuật ứng dụng, đã được khẳng định qua lịch sử 75 năm xây dựng và trưởng thành, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu - những người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024
Giáo dục

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024. Trong đó, 59 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình để trao giải bao gồm 1 giải Đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba, 32 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu.

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?
Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?

Với việc Trường Đại học Duy Tân vừa trở thành Đại học Duy Tân - đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, cả nước hiện có 8 đại học với 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"
Giáo dục

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!