Kinh tế

Chính phủ đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá từ năm 2027

Hải Yến 09/05/2025 18:08

Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Theo đó, Chính phủ đề nghị áp dụng phương án 1 về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá và áp dụng từ năm 2027.

Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo luật là quy định tăng thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay, Chính phủ đề nghị áp dụng phương án 1 (mức thuế thấp hơn) đối với rượu, bia, thuốc lá và bắt đầu áp dụng từ năm 2027. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất chỉnh lý dự thảo luật theo đề nghị này.

anh 8
anh 8

Bên cạnh đó, việc bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những nội dung rất được quan tâm. Theo ông Phan Văn Mãi, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội , đề xuất này là "bước đi đầu tiên trong tiến trình thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế việc sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm có nhiều đường trong thực phẩm, đồ uống, góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng," bởi đây là một trong các nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn. Để đảm bảo tính khả thi và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian thích ứng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với đề xuất của cơ quan soạn thảo về lộ trình thực hiện từ năm 2027 áp dụng thuế suất 8%, từ năm 2028 áp dụng thuế suất 10%.

Đảm bảo tinh thần cầu thị và lắng nghe

Trong phiên thảo luận, đã có 24 đại biểu Quốc hội đã phát biểu, nhìn chung các ý kiến đánh giá cao báo cáo tiếp thu giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thống nhất với nhiều nội dung của dự thảo luật.

Giải trình quan điểm từ cơ quan soạn thảo đối với lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh thêm về sự cần thiết của việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường. Theo Bộ trưởng, trên thế giới có 107 quốc gia đã đánh thuế đối với mặt hàng này. Tại ASEAN, có 7/11 quốc gia đã đánh thuế và ông cũng cho biết thêm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị Việt Nam áp dụng tối thiểu 20% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này. Ngoài ra, đối với những sản phẩm nước giải khát (như nước dừa), Bộ trưởng cho biết căn cứ theo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học Công nghệ công bố sẽ không thuộc đối tượng đánh thuế (bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm dạng lỏng dùng với mục đích dinh dưỡng, nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai, nước rau, quả nguyên chất và sản phẩm từ ca cao.

Góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

    Nổi bật
        Mới nhất
        Chính phủ đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá từ năm 2027
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO