Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá

Chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, Việt Nam cần vững tin rằng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá; đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách để đầu tư cho các lĩnh vực khác, nhất là y tế.

Hút thuốc lá gây thiệt hại 108 nghìn tỷ đồng mỗi năm

Việt Nam hiện đứng thứ 15 thế giới về sử dụng thuốc lá, với khoảng 15,3 triệu người hút trực tiếp và 33 triệu người hút thụ động. Đáng chú ý, phụ nữ và trẻ em chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng từ khói thuốc thụ động.

z6007429794877-e26e8446c9c448ae2dc00d8137703cf0.jpg
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Hệ lụy về sức khỏe và chi phí xã hội từ việc hút thuốc lá vô cùng nghiêm trọng và ngày càng tăng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2024 có khoảng 84.500 người tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 người tử vong do tiếp xúc thụ động với khói thuốc. Còn theo báo cáo Hội Kinh tế Y tế, năm 2022, hút thuốc lá gây ra chi phí y tế và thiệt hại kinh tế lên tới 108 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,14% GDP. Đây là mối đe dọa đối với sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt là với khát vọng trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Nhận thức được điều đó, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm giảm thiểu tác hại của thuốc lá song các kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết tại Hội thảo "Xây dựng chiến lược điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam" do CIEM phối hợp Tổ chức Vital Strategies tổ chức ngày 7.11. Điều này đòi hỏi có các nghiên cứu sâu rộng hơn, dựa trên bằng chứng khoa học chặt chẽ, cập nhật và có tính dự báo hơn để làm căn cứ đề xuất các giải pháp giảm tỷ lệ hút thuốc.

z6007429762335-c4b6d36ec1ea5c8f1f4bca413eb54451.jpg
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), phát biểu tại hội thảo

Trình bày một số kết quả nghiên cứu chính của CIEM, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, cho biết, thuế thuốc lá ở nước ta còn tương đối thấp so với các nước ASEAN và trung bình thế giới. Thuế tiêu thụ đặc biệt ở nước ta hiện nay là 75% áp dụng đối với giá xuất xưởng và chiếm tỷ trọng 38,8% giá bán lẻ. Tỷ trọng thuế tiêu thụ đặc biệt trong giá bán lẻ của nước ta hiện chỉ cao hơn Lào (18,8%), Campuchia (25 - 31,1%) và thấp hơn đáng kể các quốc gia thu nhập trung bình (59%) và mức trung bình toàn cầu (61,5%). Vì vậy, giá bán thuốc lá của Việt Nam rất thấp so với các nước khác trong khu vực.

3 kịch bản tăng thuế của CIEM

Phản biện quan điểm Việt Nam đã tăng thuế nhiều lần nhưng tác động chưa mong muốn, nên chăng dùng chính sách khác, ông Dương cho rằng, Việt Nam hiện là quốc gia đang phát triển, thu nhập người dân tăng dần qua các năm khiến giá bán thuốc lá chưa thực sự đắt với người dân. Điều này khiến chính sách chưa đạt kỳ vọng.

Theo ông Dương, những đánh giá về việc tỷ lệ hút thuốc lá còn tương đối cao ở Việt Nam không hàm ý phủ nhận vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với kiểm soát tiêu dùng thuốc lá. Bài học từ kinh nghiệm quốc tế như Hàn Quốc và Nhật Bản cho thấy, Việt Nam cần vững tin rằng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Đồng thời, thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt có thể giúp Chính phủ cải thiện nguồn thu nói chung mà còn giúp Chính phủ gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực khác, đặc biệt là đầu tư vào các chương trình y tế.

z6007429776701-20eaa5dc7d699ff99e889d8e9e478d10.jpg
Toàn cảnh hội thảo

Qua nghiên cứu, CIEM đưa ra 3 kịch bản tăng thuế và chỉ ra lộ trình tăng thuế để điều chỉnh hành vi người tiêu dùng dựa trên việc bỏ qua sai số về mức tăng thu nhập hàng năm.

Cụ thể, kịch bản 1, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng theo tỷ lệ (%) so với giá xuất xưởng của thuốc lá; mức thuế suất tăng lên 85%. Phần thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt được sử dụng để hỗ trợ chi trợ cấp đồ dùng học tập cho trẻ em nghèo (38 nghìn đồng/người/tháng, áp dụng trong 9 tháng).

Kịch bản 2, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng theo tỷ lệ (%) so với giá bán lẻ trước thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt; mức thuế suất tăng lên 85%. Phần thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt được sử dụng để hỗ trợ chi chăm sóc sức khỏe cho các hộ nghèo (mức chi 552 nghìn đồng/người/năm).

Kịch bản 3, thuế tiêu thụ đặc biệt chuyển sang áp dụng theo cơ chế thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp, với mức thuế tiêu thụ đặc biệt tăng dần theo lộ trình lên mức: 40%, 50%, 60% và đạt tỷ trọng thuế tiêu thụ đặc biệt trong giá bán lẻ ở mức 70%.

Phần thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt được sử dụng để hỗ trợ chi đào tạo kỹ năng chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ nghèo, với mức chi là 468 nghìn đồng/người/năm, tăng dần lên 900 và 1,8 triệu đồng/người/năm vào năm 2023.

CIEM nghiêng về kịch bản 3. Theo đó, năm thứ 4 trong lộ trình tăng thuế, tỷ trọng thuế tiêu thụ đặc biệt trong giá bán lẻ tăng lên 70% so với mức thấp chỉ 38,8%.

Ông Nguyễn Anh Dương nhìn nhận, Việt Nam cần nghiên cứu để chuyển sang áp dụng cơ chế thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp đối với thuốc lá và cơ chế trong luật cho phép cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh sau một số năm. "Về lộ trình, điều chỉnh thuế quyết liệt, với lộ trình dài hơi, bước tăng đủ mạnh và tính thêm phương án thuế hỗn hợp khi bổ sung thuế tuyệt đối", ông Dương khuyến nghị. Cùng với đó, truyền thông thường xuyên, kịp thời và hữu hiệu về yêu cầu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá; rà soát, thực hiện các biện pháp cụ thể để hỗ trợ cho việc thực hiện tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, chống buôn lậu.

Theo bà Hana Ross, chuyên gia kinh tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc tế Vienna, thời gian qua, Philippines là quốc gia tăng thuế cao nhất, thấp nhất là Việt Nam; gánh nặng thuế trên giá bán cao nhất là Thái Lan và Việt Nam vẫn ở vị trí thấp nhất. Lý do Việt Nam tăng thuế chậm và tụt lại phía sau trong số các quốc gia khác vì Việt Nam có cấu trúc thuế theo đơn giá. Giá thuốc lá danh nghĩa và giá thực tế đều tăng ở tất cả các nước từ năm 2010 đến năm 2020, ngoại trừ Việt Nam.

Đời sống

Đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo dục pháp luật cho trẻ em. Ảnh: Mỹ Hạnh
Đời sống

Bảo đảm tiến độ, kết quả giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em

Công an tỉnh An Giang cho biết, hành vi xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em có biểu hiện rất đa dạng. Theo số thống kê trong năm 2024, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, mang tính chất nghiêm trọng.

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em
Đời sống

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành triển khai các dự án cộng đồng vì trẻ em Việt Nam.

Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Duy Anh)
Đời sống

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.

Đẩy mạnh việc ứng dụng nhiều công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành. Ảnh: NPC
Đời sống

Bảo đảm điện phục vụ tăng trưởng kinh tế - xã hội là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

Nhờ không ngừng đầu tư, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa lưới điện, những năm qua, Công ty Điện lực Lạng Sơn (PC Lạng Sơn) đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2024, PC Lạng Sơn đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó nổi bật là tổng sản lượng điện thương phẩm đạt trên 652 triệu kWh, tăng 3,58% so với cùng kỳ (tương ứng 22,55 triệu kWh).

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo
Xã hội

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo

Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Các tổ TKVV như những “cánh tay nối dài" góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khởi công xây nhà và tặng quà cho gia đình ông Nguyễn Văn Đồng, xóm Doi, xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) ngày 13.4.2024. (Ảnh: Khôi Nguyên)
Đời sống

Chắp cánh cho ước mơ vươn mình của người nghèo

Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, huy động nguồn lực lớn của Nhà nước và nhân dân để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chương trình không đơn thuần là xây dựng lại những căn nhà mới, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở ra con đường giúp người dân thoát nghèo và vươn lên thực hiện khát khao “vươn mình” của người nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 170.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thuộc đối tượng hỗ trợ, phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát… cần được hỗ trợ.

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Đời sống

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt nghèo, thay đổi cuộc sống. 

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển
Đời sống

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển

Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 1.11.2024. Theo đó, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã được thực thi hứa hẹn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sức bật mới cho khối kinh tế tập thể.

Quảng Bình: Trao tặng 500 suất quà sẻ chia khó khăn cùng người dân “rốn lũ” Lệ Thủy
Đời sống

Quảng Bình: Trao tặng 500 suất quà sẻ chia khó khăn cùng người dân “rốn lũ” Lệ Thủy

Ngày 4.11, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Bình cùng Câu lạc bộ (CLB) Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa đã trao 500 phần quà đến người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ tại thôn Thượng Giang, thị trấn Kiến Giang; thôn Tân Lệ, xã An Thủy và xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).

27/68 tạp chí trực thuộc VUSTA được tính điểm học hàm, học vị
Đời sống

27/68 tạp chí trực thuộc VUSTA được tính điểm học hàm, học vị


Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) giảm còn 69 cơ quan báo chí, bao gồm 1 báo và 68 tạp chí, trong đó có 27 tạp chí được tính điểm học hàm, học vị, TS. Lê Công Lương, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học công nghệ và Môi trường VUSTA thông tin.