Chiến lược hướng tới giá trị của "Anh trai vượt ngàn chông gai"

Để trở thành chương trình truyền hình ăn khách của VTV3, có nội dung xu hướng, chủ đề thảo luận sôi nổi; sở hữu hơn 6 tỷ lượt xem trên mạng xã hội; nhà tài trợ nhận được yêu mến,… Chiến lược hướng tới giá trị đã giúp “Anh trai vượt ngàn chông gai” tạo nhiều dấu ấn trong lòng công chúng.

Âm nhạc của các thế hệ

Mùa hè luôn được xem là thời điểm các đơn vị bước vào cuộc đua sản xuất chương trình truyền hình. Chỉ tính riêng khung giờ từ 20 - 23h thứ Bảy hàng tuần, có 4 chương trình truyền hình thực tế cùng được phát sóng, gồm: Anh trai vượt ngàn chông gai, Anh trai say hi, Đảo Thiên Đường và Nữ hoàng vũ đạo đường phố. Điều này tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt về rating, tạo sức bật cho các nhân tố bí ẩn. Trong đó, “Anh trai vượt ngàn chông gai” hiện đang là chương trình thu hút nhiều sự quan tâm trên cả nền tảng sóng và nền tảng số.

Chiến lược hướng tới giá trị của
Phần trình diễn của NSND Tự Long trong tiết mục Trống cơm

Sau 6 tập phát sóng, chương trình đạt gần 25 triệu lượt xem trên YouTube, khoảng 200.000 người theo dõi ở fanpage. Nhiều tiết mục nhận được quan tâm, hút hàng triệu lượt xem mỗi video, vào bảng xếp hạng ca khúc thịnh hành. Tám tiết mục trong show công diễn một đứng đầu nền tảng nghe nhạc Apple Music. Theo nhà sản xuất, hiện chương trình đạt hơn 6 tỷ hashtag (chỉ số lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội) liên quan đến các nội dung ca khúc, thí sinh.

Theo khán giả, lần đầu tiên chứng kiến những gương mặt lâu năm và đã thân quen của ngành giải trí quy tụ trong một chương trình lớn khiến thế hệ 8X, 9X như được quay về thời thanh xuân, thế hệ gen Z chiêm ngưỡng vẻ đẹp của âm nhạc thời điểm trước.

Ban đầu, khi “Anh trai vượt ngàn chông gai” thông báo lịch công chiếu qua sóng Truyền hình Quốc gia đã tạo nên luồng ý kiến trái chiều. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu nhà sản xuất lựa chọn phương thức này có phù hợp không, khi nền tảng mạng xã hội đang chiếm sóng thị trường.

Thế nhưng, chiến lược của chương trình mang đến hiệu quả. Theo đó, tên tuổi của 33 anh tài gạo cội đã “quen mặt” với khán giả nhiều thế hệ, vì vậy lựa chọn khung 20 giờ thứ Bảy trên VTV3 sẽ tạo nên sức hút lớn với độc giả lớn tuổi - những người vẫn duy trì thói quen xem tivi.

Chiến lược hướng tới giá trị của
Tạo hình người lính của các trong bản Mashup Áo mùa đông & Trở về

Bên cạnh đó, nắm bắt tốt xu hướng nền tảng số, nhà sản xuất còn đẩy mạnh công chiếu chương trình ngay sau đó trên Youtube, liên kết phát hành album nhạc ở nền tảng âm nhạc trực tuyến và lan tỏa mạnh trên mạng xã hội… Các yếu tố cộng hưởng này đã bao quát “toạ độ” phủ sóng một cách mạnh mẽ, giúp “Anh trai vượt ngàn chông gai” trở thành món ăn “đẹp mắt, ngon miệng” nhất được đưa đến tận… bàn ăn tối của các gia đình.

Đáng lưu ý, âm nhạc từ chương trình đã phủ sóng khi khán giả có thể nghe các bản nhạc do 33 anh tài thể hiện tại nhiều địa điểm công cộng. “Anh trai vượt ngàn chông gai” đã trở thành điểm hẹn cuối tuần cho các gia đình, kết nối nhiều thế hệ cùng thưởng thức. Nhiều khán giả bình luận, chương trình đã tạo ra những khoảnh khắc hiếm hoi để cả nhà quây quần kết nối, cùng xem, cùng trò chuyện với nhau, vượt qua những rào cản, khoảng cách thế hệ trong thời đại mà điện thoại thông minh hấp dẫn hơn tivi.

Chiến lược nội dung xây dựng những giá trị đẹp

Chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” đã tạo lập thành tích ấn tượng từ nội dung chất lượng, mưu cầu sự yêu thương và tôn trọng của khán giả.

Đầu tiên, với việc mua bản quyền format “Call me by fire” từ nước ngoài, nhà sản xuất đã đầu tư chuyên nghiệp, bài bản. Vấn đề còn lại là làm gì để tạo ấn tượng tại chương trình âm nhạc thực tế, khi lối mòn giật gân vốn có nhiều mặt, thường được coi là “vũ khí bí mật” để hút khán giả.

Chiến lược hướng tới giá trị của
Bài hát Nếu một mai tôi bay lên trời được trình diễn tại chương trình

Sau những bước đi bài bản về đầu tư, nhà sản xuất buộc phải chứng minh năng lực thấu hiểu thị trường và công chúng. Việc lựa chọn những chủ đề, ca khúc có giá trị, những ca khúc đã ra mắt từ lâu, có tuổi đời và ý nghĩa nhất định trong tâm thức của khán giả các thế hệ lớn tuổi, nhưng cần trình diễn bằng phong cách hiện đại, “đã tai cuốn mắt”; phối hợp giữa nhạc cụ, phong cách trình diễn cổ điển - hiện đại…, xây dựng từng phong cách riêng để tôn vinh nghệ sĩ, ca khúc một cách phù hợp, cho thấy sự khéo léo trong quá trình sản xuất.

Đặc biệt, ở mỗi vòng công diễn, nhà sản xuất sắp xếp xen kẽ những ca khúc giải trí với với chủ đề gắn liền với lịch sử, quê hương như “Áo mùa đông”, “Trống cơm”… hay những giai điệu mang tính nhân văn gắn với người trẻ mọi thế hệ. Điều đó giúp khán giả cảm thấy gắn kết và lắng nghe trọn vẹn các giá trị muôn thời. Ngoài ra, những chủ đề đương đại mang tính thời sự như giá trị vật chất, tiền tài, hiện thực đối lập ước mơ, tình yêu ở thế hệ trẻ cũng được nhà sản xuất gửi gắm bằng tên gọi rất “bắt trend” như “Lời nhắn từ vũ trụ”.

Chiến lược nội dung đặc biệt này đã tạo nên làn sóng hưởng ứng cao, khơi gợi những giá trị thẩm mỹ cao đẹp nhất trong mỗi người xem và làm cho khán giả tìm thấy đâu đó “nỗi lòng của chính mình” trong từng màn trình diễn.

Chiến lược hướng tới giá trị của
Lời khen của cộng đồng mạng cho nhà tài trợ

Tôn trọng bản quyền; Tôn vinh nghệ sĩ; Thấu hiểu khán giả; Những bước đi “khôn ngoan” này giúp cho các thương hiệu tài trợ cũng được khán giả yêu mến theo khi gắn bó với chương trình. Sau khi phát sóng những tập đầu tiên, những nhà tài trợ của chương trình cũng nhận được hưởng ứng tích cực của khán giả, tạo được ủng hộ dành cho thương hiệu.

“Anh trai vượt ngàn chông gai” đã đi được 1/3 chặng đường và vẫn giữ nhiệt mạnh mẽ đối với khán giả. Theo đại diện nhà sản xuất, ở mỗi một tập mới, chương trình sẽ cố gắng mang đến bất ngờ mới cho khán giả, trong đó có những bất ngờ vượt ra ngoài câu chuyện nội dung, mong muốn khẳng định một thị trường nhiều tiềm năng đối với các thương hiệu thực lòng muốn xây dựng một ngành công nghiệp văn hóa cho công chúng.

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.