Chìa khóa mở ra tương lai bền vững cho doanh nghiệp

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO14064-1:2018 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. Đây cũng là một trong những chứng nhận mà doanh nghiệp sản xuất cần đạt được khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhất là khu vực EU.

Biến đổi khí hậu đã được xác định là một trong những thách thức hàng đầu mà các quốc gia, chính phủ, hệ thống kinh tế và cộng đồng phải đối mặt trong những thập kỷ sắp tới. Hiện tượng này gây tác động không chỉ đến con người mà còn đến các hệ thống tự nhiên, tạo ra những thay đổi đáng kể trong việc sử dụng tài nguyên và hoạt động kinh tế.

ISO 14064-1:2018 là chìa khóa để mở ra tương lai bền vững cho mỗi tổ chức. Nó cung cấp một khung vững chắc cho việc đo lường, theo dõi và giảm lượng khí thải nhà kính. Bằng cách triển khai tiêu chuẩn này, các tổ chức có được cái nhìn rõ ràng về tác động môi trường của mình, tìm ra cơ hội tiết kiệm chi phí và tăng cường danh tiếng với các bên liên quan.

Tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 cũng là nội dung quan trọng nhất thuộc Hệ thống Tiêu chuẩn ISO 14001 liên quan tới hoạt động quản lý khí nhà kính. Tiêu chuẩn ISO 14064-1 đặt ra các yêu cầu về thiết kế, phát triển, quản lý, báo cáo và thẩm định việc kiểm kê khí nhà kính của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu tối thiểu đối với việc kiểm kê khí nhà kính nhằm cung cấp một cấu trúc cơ bản để có thể thực hiện đánh giá độc lập nhất quán và đáng tin cậy.

cong-ty-cp-thep-hoa-phat-dung-quat.jpg

Việc áp dụng ISO 14064-1 giúp doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng cho các chương trình báo cáo khí thải bắt buộc và tạo cơ hội tham gia vào thị trường các-bon trong tương lai, từ đó mở ra một nguồn thu nhập mới và tăng tính cạnh tranh.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đã luôn chủ động áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, quản trị sản xuất, vận hành mới nhất. Cụ thể, từ tháng 6.2023, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất bắt đầu tiếp xúc các đơn vị tư vấn lập báo cáo, kiểm kê khí nhà kính. Đồng thời, cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan để phục vụ kiểm kê khí nhà kính giai đoạn 2022-2023.

Cuối tháng 11.2023, Công ty đã hoàn thành đánh giá kiểm kê khí nhà kính tại Khu liên hợp, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính tại doanh nghiệp.

Công ty cũng đã hoàn thành đánh giá ISO 14067: 2018 - truy vết carbon trên các dòng sản phẩm vào cuối tháng 1/2024. Tháng 4.2024, tổ chức chứng nhận quốc tế hàng đầu của Vương Quốc Anh cấp (BSI) cấp chứng nhận này cho Hòa Phát.

Ông Hồ Đức Thọ - Phó Giám đốc Công ty chia sẻ, việc thực hiện thu thập các dữ liệu, lập báo cáo và xác định định lượng phát thải khí nhà kính có ý nghĩa rất quan trọng đối với Thép Hòa Phát Dung Quất. Công ty sẽ tiếp tục triển khai xây dựng kế hoạch quản lý theo dõi, báo cáo kiểm kê khí nhà kính định kỳ, thường xuyên, đồng thời tối đa số hóa các công cụ thu thập, theo dõi dữ liệu, phục vụ quá trình truy xuất, cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác.

“Đây là thành công bước đầu của Công ty trong việc chủ động cập nhật và thực hiện các giải pháp để đáp ứng, nâng cao năng lực theo các yêu cầu mới, rộng đường xuất khẩu cho các mã/dòng sản phẩm chất lượng cao khác của Thép Hòa Phát Dung Quất ở các thị trường trên toàn cầu trong tương lai”- ông Thọ cho biết.

Tương tự là Công ty Tôn Phương Nam cũng đã nhận được chứng nhận ISO 14064-1:2018. Điều này cũng chứng tỏ đơn vị đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính, hướng tới mục tiêu trung hoà carbon.

Ông Keijiro Yamamoto- Phó Tổng Giám đốc Công ty Tôn Phương Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của chứng nhận kiểm kê khí nhà kính và đây cũng là mục tiêu phát triển xanh - bền vững mà công ty đã định hướng từ khi thành lập.

Công ty Tôn Phương Nam đã thể hiện sự nỗ lực và chủ động trong việc đạt tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018. Điều này đã giúp công ty xác định những điểm cần cải thiện để giảm phát thải carbon, khí nhà kính theo yêu cầu pháp luật và đáp ứng được yêu cầu của các nước EU về truy vết dấu chân cacbon, đồng thời tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng năng lượng hiệu quả và cùng hướng tới cam kết của Chính phủ Việt Nam về việc đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 (Net Zero 2050). Đây là sự quyết tâm của Công ty Tôn Phương Nam trong việc bảo vệ môi trường và tham gia vào nỗ lực giảm thiểu tác động của hoạt động công nghiệp lên khí hậu toàn cầu.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 được kỳ vọng áp dụng cho các tổ chức có lợi nhuận, các chính phủ, các bên đề xuất dự án và những người có chung quyền lợi khắp thế giới bằng cách cung cấp tính rõ ràng và nhất quán để định lượng, quan trắc, báo cáo và thẩm định hoặc kiểm định các kiểm kê khí nhà kính, các dự án khí nhà kính. Chính vì vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn

Khoa học

TS. Nguyễn Quân
Khoa học - Công nghệ

Nhà khoa học cần được quyền tự chủ

“Muốn phát huy vai trò then chốt của nhà khoa học trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW, cùng với chế độ đãi ngộ về tiền lương, thu nhập, cần phải trao cơ chế tự chủ cao nhất cho các nhà khoa học, cả về tài chính, tổ chức, nhân sự”, TS. NGUYỄN QUÂN, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, đề xuất.

Tìm giải pháp Net Zero cho vùng Đông Nam Bộ
Khoa học - Công nghệ

Tìm giải pháp Net Zero cho vùng Đông Nam Bộ

Đây là đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đặt ra cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp tập trung trao đổi tại Hội thảo “Triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho vùng Đông Nam Bộ” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH - CN) phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hôm qua.

Viettel hoàn thành tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao tại Hòa Lạc
Khoa học

Viettel hoàn thành tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao tại Hòa Lạc

Tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa công bố hoàn thành xây dựng tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm quốc phòng công nghệ cao trên diện tích 9,1ha. Công trình hoàn thành sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch.

Giải thưởng VinFure 2024 vinh danh 4 công trình khoa học “Bứt phá kiên cường”
Khoa học và Công nghệ

Giải thưởng VinFure 2024 vinh danh 4 công trình khoa học “Bứt phá kiên cường”

Ngày 6.12, Quỹ VinFuture chính thức công bố 4 công trình khoa học được vinh danh năm 2024. Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD được trao cho “Những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu”. Ba giải Đặc biệt vinh danh các công trình: “Sự đổi mới cải tiến vắc-xin dạng uống ngừa bệnh tả ở các nước đang phát triển”, “Những tiến bộ trong thiết kế vật liệu polymer và các phương pháp cho ứng dụng y sinh” và “Sự phát triển liệu pháp tế bào CAR T để điều trị ung thư và các bệnh khác”.

Các đại biểu trao đổi tại Phiên thảo luận
Khoa học

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo từ địa phương ra quốc tế

Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế” là hoạt động điểm nhấn nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024. Nhiều đại biểu cho rằng, từ thực tiễn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam thời gian tới cần tập trung xây dựng chính sách pháp luật, hành lang pháp lý thúc đẩy hệ sinh thái KNST phát triển tương xứng với mô hình, tiềm lực trong giai đoạn mới là điều cần thiết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nhấn nút Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam năm 2024
Khoa học

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thường niên là cột mốc quan trọng đánh dấu hành trình 10 năm phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) tại Việt Nam. Nhìn lại một thập kỷ vừa qua, hệ sinh thái KNST đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự xuất hiện của các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Khoa học - Công nghệ

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Khoa học công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả”, là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Vietcombank chú trọng chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Khoa học

Xung lực cho quá trình chuyển đổi số tại Vietcombank

Theo bà Đoàn Hồng Nhung, Giám đốc Khối Bán lẻ, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), hành lang pháp lý của Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra cho Vietcombank rất nhiều xung lực mới cho quá trình chuyển đổi số. Gần đây nhất, trong chiến lược phát triển 5 năm, tầm nhìn 2030 của Vietcombank, lần đầu tiên Vietcombank xây dựng chiến lược phát triển song hành với chiến lược chuyển đổi số, có chương trình hành động rất rõ ràng với nền tảng cơ sở về công nghệ, dữ liệu cùng hệ thống chính sách, cơ sở pháp lý mà Ngân hàng Nhà nước đã mở ra.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.