Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chỉ quy định có tính nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy nhà nước

Cần bảo đảm phân định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật; chỉ quy định những vấn đề cơ bản, mang tính nguyên tắc trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phiên họp chiều nay, 6.2, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Không quy định cứng số lượng, tên gọi các cơ quan của Quốc hội

Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn, còn có ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng - Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật cho biết, qua nghiên cứu cho thấy, các nội dung về thẩm quyền của Quốc hội trong Luật Tổ chức Quốc hội đang bám sát với quy định tại Điều 70 của Hiến pháp. Đối với nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao hiện đang được quy định khá cụ thể trong các luật, nghị quyết điều chỉnh về từng lĩnh vực nên cơ bản không có sự giao thoa, chồng lấn. Hiện chỉ còn vấn đề chưa thực sự rành mạch là phân định giữa phạm vi thẩm quyền lập pháp của Quốc hội với lập quy của Chính phủ và các cơ quan khác.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn, còn có ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Ảnh: Hồ Long
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn, còn có ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Để khắc phục bất cập trên, Ban soạn thảo đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng: xác định cụ thể hơn những nội dung cần được quy định bằng luật, nghị quyết của Quốc hội; quy định có tính nguyên tắc, định hướng về mức độ chi tiết cần được quy định trong luật, theo đó, luật chỉ quy định các vấn đề mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; quy định cụ thể các nội dung liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của công dân, các vấn đề có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đối với các nội dung quản lý nhà nước, các vấn đề, lĩnh vực có tính kiến tạo, phát triển, luật chỉ quy định các nội dung chính sách có tính nguyên tắc, định hướng, chiến lược, để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng; đẩy mạnh phân quyền cho Chính phủ, các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc tiếp tục cụ thể hóa các quy định của luật và tạo điều kiện cho việc thực hiện phân cấp phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện của từng cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp; không quy định các nội dung về thủ tục hành chính, trình tự, hồ sơ, về quy trình, quy chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và các nội dung có tính biến động cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

"Cách thức quy định này cũng thống nhất với cách thức quy định hiện nay tại dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ.

Về số lượng, cơ cấu tổ chức và cách thức quy định các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, Ban soạn thảo thấy rằng, trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và yêu cầu đổi mới tư duy lập pháp, việc không quy định cứng số lượng, tên gọi các cơ quan của Quốc hội trong Luật là phù hợp và thuận lợi cho việc tiếp tục thực hiện sắp xếp, điều chỉnh, bảo đảm hài hòa về cơ cấu tổ chức với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan. Vấn đề này cũng đã được Bộ Chính trị tán thành khi cho ý kiến về các dự án luật về tổ chức bộ máy. Việc sử dụng cụm từ “cơ quan chuyên môn của Quốc hội” là phù hợp với chức năng, tính chất hoạt động của các cơ quan này.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Phân định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong xây dựng pháp luật

Cho ý kiến về dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, cần bảo đảm phân định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật; chỉ quy định những vấn đề cơ bản, mang tính nguyên tắc trong dự thảo Luật này. Các nội dung cụ thể thì để pháp luật chuyên ngành quy định nhằm bảo đảm phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm riêng, đồng thời, bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, trong lần sắp xếp, đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan thuộc Quốc hội sẽ sáp nhập một số Ủy ban của Quốc hội; giải thể, kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, Truyền hình Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh quan điểm vẫn giữ nguyên trạng phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Quốc hội như trước đây.

thuong-vu01.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết (có chứa quy phạm pháp luật) với hệ thống pháp luật, bảo đảm kỹ thuật lập pháp đối với các dự án, dự thảo trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao Ủy ban Pháp luật và Tư pháp chịu trách nhiệm chính.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, cơ quan chủ trì thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết cần nâng cao trách nhiệm hơn trong việc rà soát, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết (có chứa quy phạm pháp luật) với hệ thống pháp luật, bảo đảm kỹ thuật lập pháp đối với các dự án, dự thảo trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cũng quan tâm tới vai trò của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, cần quy định rõ trách nhiệm chính của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp trong bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết với hệ thống pháp luật là của cơ quan chủ trì thẩm tra, nhằm bảo đảm sự thống nhất trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

thuong-vu07.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo và các cơ quan đã phối hợp nhằm hoàn chỉnh hồ sơ đầy đủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và hồ sơ 3 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan của Quốc hội và các tài liệu kèm theo đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp bất thường sắp tới.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Về phân định thẩm quyền Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan trong bộ máy nhà nước, Ủy ban thường vụ cơ bản nhất trí với đề nghị của Ban soạn thảo về sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng như đã nêu trong báo cáo, đồng thời, đề nghị rà soát thêm về mặt từ ngữ, bảo đảm chuẩn xác.

"Nguyên tắc là bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đang được sửa đổi. Việc phân định thẩm quyền giữa các cơ quan bảo đảm quy định nguyên tắc chung trong dự thảo Luật này. Các vấn đề cụ thể thì quy định trong các luật, nghị quyết chuyên ngành", Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững

Chiều 15.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Chính trị

Sẽ trình Quốc hội xem xét kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sáng 15.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Hợp tác kênh nghị viện là một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt - Trung

Tại cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 14.4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (thay thế Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030).

Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Ảnh: Thanh Hải
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng

Sáng 14.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính đã cho ý kiến dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Vũ Thị Lưu Mai chủ trì phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo

Đánh giá cao việc nhiều bộ, ngành đã nghiêm túc tiếp thu, tích cực xem xét, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần này cần tiếp tục phát huy, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và nhân dân làm thước đo.