Chế tài xử lý hành vi bắt cóc trẻ em?

Xin hỏi, pháp luật quy định hình thức xử lý như thế nào đối với hành vi bắt cóc trẻ em? -Câu hỏi của bạn Hải Phong (Hà Nội).

Chế tài xử lý hành vi bắt cóc trẻ em? -0
Ảnh minh hoạ/ITN

Luật sư Đào Văn Tài, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Theo Điều 1 và khoản 2, Điều 6, Luật Trẻ em năm 2016 quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi và bắt cóc trẻ em một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Theo đó, tùy theo mục đích, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể cấu thành một trong các tội danh quy định tại Điều 169, Điều 153, Điều 151 hoặc Điều 301, Bộ luật Hình sự năm 2015. Đối với mỗi tội phạm, pháp luật có những chế tài xử lý khác nhau, cụ thể:

Đối với Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em để làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi phạm tội trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 169, Bộ luật Hình sự 2015.

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, người phạm tội có thể bị phạt tù, trong đó khung hình phạt thấp nhất từ 5 năm đến 12 năm và mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo quy định.

Cụ thể quy định:

“Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

....

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Làm chết người;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Đối với Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo Điều 153, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, người phạm tội có thể bị phạt tù, trong đó khung hình phạt thấp nhất từ 3 năm đến 7 năm và mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Cụ thể quy định:

“Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

[…]

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đối với 06 người trở lên;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

 Đối với Tội mua bán người dưới 16 tuổi

Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi tại Khoản 1, Điều 151, Bộ luật Hình sự năm 2015 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán người dưới 16 tuổi theo Điều 151, Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể quy định:

“Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

…”.

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, người phạm tội có thể bị phạt tù, trong đó khung hình phạt thấp nhất từ 7 năm đến 12 năm và mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo quy định.

 Đối với Tội bắt cóc con tin

Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người dưới 16 tuổi để làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 113 và Điều 299 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bắt cóc con tin quy định tại Điều 301, Bộ luật Hình sự 2015

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, người phạm tội có thể bị phạt tù, trong đó khung hình phạt thấp nhất từ 3 năm đến 7 năm và mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.

Cụ thể quy định:

Điều 301. Tội bắt cóc con tin

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 113 và Điều 299 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 04 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.”.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Giải đáp pháp luật

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?
Giải đáp pháp luật

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?

Xin hỏi, theo quy định của Luật Đất đai 2024, công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào? Nội dung giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai gồm những gì?– Câu hỏi của bạn Phạm Lập (Bắc Giang).

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?
Giải đáp pháp luật

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?

Xin hỏi, từ ngày 1.7.2025, mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào? Bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện được chi trả theo hình thức nào? Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? – Câu hỏi của bạn Lan Phương (Vĩnh Phúc).