Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới

Châu Âu đang đối mặt với nhu cầu năng lượng tăng trước thời điểm mùa đông, khiến cho dự trữ khí đốt ở châu Âu đang cạn kiệt nhanh chóng. Cùng với đó là  nguồn cung sắp bị cắt giảm từ Nga do lệnh trừng phạt mới của Mỹ, điều này  nhen nhóm cuộc khủng hoảng năng lượng mới cho châu Âu, trong khi khu vực này vẫn đang phải vật lộn với cú sốc thiếu hụt khí đốt cách đây 2 năm.

Khi mùa đông đến, các kho dự trữ khí đốt ở châu Âu vơi nhanh hơn bình thường và giá của mặt hàng năng lượng này đang tăng vọt. Tình trạng này gợi lại ký ức về cú sốc thiếu hụt năng lượng ở châu Âu vào năm 2022.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine leo thang đã góp phần đẩy giá khí đốt ở châu Âu tăng khoảng 45% trong năm nay. Mức giá hiện nay còn thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục năm 2022, nhưng đủ cao để có nguy cơ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình và gia tăng áp lực đối với các nhà sản xuất đang gặp khó khăn ở châu Âu.

63aceb04a31057c4b4b25e3c.jpg
Ảnh: Getty Images

Các cơ sở trữ khí đốt giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng vọt ở châu Âu trong những giai đoạn lạnh nhất. Song lượng khí đốt tồn kho của khu vực trong năm nay đang giảm nhanh do nhiệt độ lạnh làm tăng nhu cầu sưởi ấm và công suất điện gió giảm, đòi hỏi sử dụng khí đốt nhiều hơn để sản xuất điện.

Từ năm 2022, châu Âu vẫn phải vật lộn để bảo vệ hệ thống năng lượng. Thị trường khí đốt đang thắt chặt, phản ánh thách thức của lục địa này trong việc thoát hoàn toàn khỏi nguồn cung nhiên liệu hóa thạch từ Nga. Tình hình sắp trở nên tồi tệ hơn khi các lô hàng khí đốt đốt giúp lấp đầy các cơ sở dự trữ ở châu Âu trong năm 2024 có khả năng không có sẵn vào năm tới, kéo dài tình trạng giá cao.

Giữa lúc đó, Mỹ quyết định áp các biện pháp mới trừng phạt mới nhằm vào ngân hàng Gazprombank, đơn vị xử lý các khoản thanh toán cho khí đốt của Nga. Theo đó, Gazprombank bị cấm giao dịch với người Mỹ và tài sản của ngân hàng này ở Mỹ bị đóng băng. Lệnh trừng phạt nhằm mục đích cắt giảm thu nhập của Điện Kremlin từ xuất khẩu năng lượng, nhưng làm tăng nguy cơ Nga dừng cung cấp khí đốt tự nhiên, vẫn đang chảy đến một số ít quốc gia ở Trung Âu.

Theo các nhà phân tích của hãng tư vấn năng lượng Energy Aspects, châu Âu đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Dù vậy, nếu khí đốt của Nga ngừng chảy vào một trong những tuyến đường ống còn hoạt động cuối cùng sang châu Âu, điều này sẽ gây thêm áp lực lên thị trường khí đốt, khiến giá toàn cầu tăng vọt.

Châu Âu cũng đang đối mặt khả năng dòng khí đốt của Nga qua Ukraine bị cắt đứt khi thỏa thuận trung chuyển mặt hàng năng lượng này giữa hai nước hết hạn vào cuối năm. Hơn nữa, lệnh trừng phạt mới của Mỹ có thể khiến dòng khí đốt này ngừng chảy trước thời điểm đó. Gần đây, Hungary cảnh báo, an ninh năng lượng của nước này đang bị đe dọa.

Quốc tế

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ
Thế giới 24h

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ

Chính phủ Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau khi các đảng cánh hữu và cánh tả đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm nhằm vào Thủ tướng Pháp Michel Barnier, đánh dấu tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu. Động thái này diễn ra sau khi ông Barnier viện dẫn một điều khoản trong Hiến pháp để thúc đẩy dự thảo ngân sách an sinh xã hội, mà không cần sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp, hiện do phe đối lập kiểm soát.

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành
Quốc tế

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành

Một ngành kinh tế mới lạ bao gồm các dịch vụ cung cấp “bạn đồng hành” đã xuất hiện và đang trở nên phổ biến khi ngày càng nhiều người Trung Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân cũng như hạn chế các giao tiếp xã hội.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Phải trải qua 4 công đoạn
Nghị viện thế giới

Phải trải qua 4 công đoạn

Các dự luật của Chính phủ sau khi được trình Quốc hội, dự luật sẽ phải trải qua 4 công đoạn trong đó có 3 lần trình ra phiên họp toàn thể và 1 lần thảo luận chi tiết tại ủy ban.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ
Thế giới 24h

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố, ngay trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức vào tháng 1 tới, ông sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Mexico và Canada, thêm 10% thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, kế hoạch áp thuế này không chỉ làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với ngành công nghiệp Mỹ, mà còn nguy cơ bùng phát cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá
Thế giới 24h

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá

Thượng viện Australia vừa thông qua một trong những luật minh bạch thuế nghiêm ngặt nhất thế giới đối với các tập đoàn đa quốc gia, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới việc hạn chế các hoạt động chuyển lợi nhuận. Trong một động thái song song, cơ quan lập pháp cũng đã phê duyệt cuộc cải cách lịch sử đối với Ngân hàng Trung ương, thành lập ban chính sách tiền tệ mới.

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh
Thế giới 24h

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh

Ngày 30.10.2024, Trung Quốc công bố kế hoạch năng lượng tái tạo đầy tham vọng, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong chiến lược phát triển năng lượng sạch. Kế hoạch do Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) phối hợp với 5 cơ quan khác ban hành, đặt ra các mục tiêu tiêu thụ táo bạo: 1 tỷ tấn than tiêu chuẩn (SCE) vào năm 2025 và 5 tỷ tấn SCE vào năm 2030. Đây là bước nhảy vọt đáng kể trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình
Quốc tế

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon đã chính thức có hiệu lực từ 4 giờ sáng ngày 27.11 (theo giờ địa phương) sau khi cả hai bên chấp nhận một thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian. Thỏa thuận mở đường cho việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 14 tháng khiến hàng nghìn người thiệt mạng; đồng thời hướng tới việc chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch giữa Israel và Hezbollah.

ITN
Quốc tế

Giữa kỳ vọng và quan ngại

Ngày 29.11, Iran và nhóm E3 (Anh, Pháp, Đức) cùng Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới tại Geneva, Thụy Sĩ với mục tiêu hồi sinh Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) - thỏa thuận lịch sử năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran và giảm căng thẳng khu vực. T rong thời điểm thế giới còn đầy rẫy những xung đột và còn nhiều rào cản, tái khởi động đàm phán tại Geneva kỳ vọng, ngoại giao vẫn là con đường khả thi nhất để giải quyết các vấn đề phức tạp.