Chắp cánh cho truyện tranh Việt

Hơn 30 năm trước, khi truyện tranh còn là một khái niệm khá xa lạ với độc giả Việt Nam, “Đôrêmon” đã được chuyển ngữ, xuất bản và nhanh chóng chiếm trọn trái tim nhiều độc giả nhỏ tuổi. Qua thời gian, độc giả Việt đã được tiếp cận với một thế giới truyện tranh đa dạng, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ tác giả trẻ sáng tạo và phát triển trong lĩnh vực này.

Mở ra thế giới truyện tranh tại Việt Nam

“Hơn 30 năm trước đây, khi chúng tôi tay làm bộ sách Đôrêmon/Doraemon, thậm chí 90% biên tập viên của nhà xuất bản nghĩ không bán được, chỉ một số người chủ chốt nhất, trong đó có ‘nhạc trưởng’ Nguyễn Thắng Vu - Giám đốc nhà xuất bản Kim Đồng tin tưởng vào thắng lợi của bộ truyện” - bà Lê Phương Liên, người biên tập bộ “Đôrêmon” phiên bản đời đầu, nhà xuất bản Kim Đồng, chia sẻ tại tọa đàm “Bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ” tổ chức cuối tuần qua.

Bà Lê Phương Liên nhớ lại, giai đoạn chuyển từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường, ngành xuất bản cực kỳ khó khăn. Nhà xuất bản Kim Đồng khi ấy làm sách nhưng không bán được, sách chất đầy kho. Điều đó cũng đặt ra vấn đề là ban biên tập cần thay đổi suy nghĩ khi lựa chọn bản thảo. Qua lớp tập huấn truyện tranh do Trung tâm Văn hóa châu Á thuộc UNESCO đặt tại Tokyo, Nhật Bản, tổ chức, lãnh đạo và biên tập viên nhà xuất bản biết tới cuốn Doraemon của tác giả Nhật Bản Fujiko F. Fujio, đã được thiếu nhi một số quốc gia trong khu vực rất yêu thích. Tuy nhiên, độc giả Việt Nam khi ấy quen với truyện chữ, truyện có tranh minh họa, chứ chưa bao giờ đọc thể loại truyện tranh có câu thoại, các từ chỉ âm thanh… Bên cạnh đó, xuất bản thường đưa gương người tốt việc tốt, học giỏi, nhưng nhân vật chính của bộ truyện là Nobita lại khá “yếu thế”… Bởi vậy, việc chuyển ngữ Doraemon đã gây tranh cãi 6 tháng liền ở nhà xuất bản!

34E41A42-96EA-445F-8BB7-E82FD85B8D89.JPG
Triển lãm "Từ Đôrêmon tới Doraemon, 30 năm hành trình mèo máy ở Việt Nam" thu hút các thế hệ độc giả. Ảnh: VICAS

Bởi sự mới lạ ấy, lãnh đạo nhà xuất bản Kim Đồng đã chủ trương Việt hóa, biên soạn bộ sách cho phù hợp với độc giả nhỏ tuổi trong nước. Nghiên cứu tác phẩm và nhận biên tập bộ truyện này, nhà văn Lê Phương Liên cho rằng, truyện gần gũi với đời sống trẻ em, và có những tưởng tượng hấp dẫn, yếu tố thần kỳ, sẽ là “bữa đại tiệc của thiếu nhi” nếu cuốn sách được xuất bản. Vượt qua những khó khăn từ việc tìm dịch giả, họa sĩ để thực hiện bộ sách, 4 tập truyện ra đời rất thành công, 4 vạn quyển sách đã bán hết trong thời gian ngắn như “tiếng sấm” báo hiệu thời kỳ mới. Tuy nhiên, khi bộ sách càng thành công, thu hút độc giả bao nhiêu thì vấn đề bản quyền càng “nóng” bấy nhiêu…

Từng “chấn động” khi nhận được quyển truyện và say mê với Đôrêmon/Doraemon vào những năm 1990, nhà nghiên cứu truyện tranh Nguyễn Anh Tuấn (ChuKim) chia sẻ: “Thời gian đó, Đôrêmon gần như là lựa chọn duy nhất với chúng tôi. Trước đó, theo tài liệu tôi tìm được, sự chú ý của độc giả với ấn phẩm cho thiếu nhi không cao. Sau Đôrêmon, từ năm 1995 - 1998, các đơn vị xuất bản cũng ra mắt những truyện tranh khác, có truyện tranh còn được quảng cáo trên truyền hình như Siêu quậy Teppi”.

Thời điểm đó, không có “rào cản” bản quyền nên các đơn vị xuất bản trong nước có không gian rộng để giới thiệu truyện tranh ở Việt Nam, từ đó tạo nền tảng để xuất bản Việt Nam đa dạng, quy củ và ngày càng văn minh hơn. Chẳng hạn như ấn bản Đôrêmon có bản quyền đã ra mắt năm 1998, với nội dung vẫn được Việt hóa. Và đến ấn bản Doraemon từ năm 2010 trở về sau sát với bản gốc đã đưa trải nghiệm của độc giả Việt Nam tiệm cận với trải nghiệm của cộng đồng hâm mộ Doraemon trên toàn cầu.

Hòa nhập và phát triển

“Quá trình tìm hiểu thay đổi truyện tranh Đôrêmon tới Doraemon tôi nhận thấy nó là đại diện cho sự hòa nhập, phát triển của xuất bản tại Việt Nam cả công tác mua bản quyền, biên tập, và độc giả đón nhận, thưởng thức cũng đã thay đổi rất nhiều” - nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Tuấn nhận định.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, thói quen tiếp cận sản phẩm truyện tranh đã khác, một lớp nhà sưu tập truyện tranh đã hình thành. Thói quen của họ là đọc truyện tranh trực tuyến qua các nguồn, trong đó có cả trang web “lậu”, sau đó mua các tác phẩm được chuyển ngữ và xuất bản tại Việt Nam. Người đọc luôn muốn đọc gần với bản gốc nhất, nhiều người tìm, mua bản ebook và so sánh, “soi” chỗ nào chưa được truyền tải trung thành với bản gốc.

Thế hệ nay đón nhận truyện tranh như sản phẩm tiêu dùng, họ bỏ tiền và cảm thấy có thẩm quyền yêu cầu với người cung cấp dịch vụ. Đó là thách thức của người làm sách thời đại này so với những thập niên đã qua. Thậm chí nhiều đơn vị làm sách theo dõi các trang web để biết bộ sách nào đang được cộng đồng mạng theo dõi, và cân nhắc giới thiệu tác phẩm tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, đọc truyện tranh “lậu” là vấn đề nhức nhối, không chỉ ảnh hưởng tới xuất bản mà còn tác động tới sự phát triển của ngành truyện tranh Việt Nam.

Nhận định các tác phẩm giá trị có tầm ảnh hưởng vượt mọi không gian, thời gian, ông Đặng Cao Cường, Trưởng ban biên tập truyện tranh, Nhà xuất bản Kim Đồng cho rằng, quan niệm truyện tranh chỉ dành cho trẻ em đã thay đổi nhiều. Truyện tranh tiếp tục phát triển, phục vụ nhu cầu của độc giả nhiều hơn, không ít tác phẩm dành cho độc giả lớn tuổi hơn đã được xuất bản tại Việt Nam. Để lĩnh vực này phát triển, cần có biện pháp nâng cao nhận thức của bạn đọc về vấn đề bản quyền. Khi đó, các đơn vị xuất bản và tác giả có nhiều cơ hội đem đến các tác phẩm chất lượng tốt hơn. Hiện nay có các nhà xuất bản nước ngoài cũng phát hành ứng dụng đưa một số bộ truyện tranh giới thiệu miễn phí chương đầu tiên và chương mới nhất. Họ nương theo thói quen của bạn đọc và khuyến khích họ đọc sách có bản quyền, tạo sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai.

Từ sự thành công của các truyện tranh nước ngoài, thời gian qua, một số truyện tranh trong nước cũng ra đời và gây tiếng vang như Dũng sĩ Hesman (Hùng Lân), Thần đồng đất Việt (Lê Linh), Tý Quậy (Đào Hải), Cuộc phiêu lưu của Dế Út (Linh Rab), Long thần tướng (nhóm tác giả Phong Dương comic)… TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Viện Văn hóa, nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng, để ngành truyện tranh Việt Nam phát triển, với các bộ truyện do các tác giả Việt Nam sáng tạo nên và đạt được thành công thời gian tới phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ, cũng như đội ngũ sáng tạo, nhà xuất bản. Trong đó, cần xây dựng hệ sinh thái truyện tranh có đầy đủ điều kiện để chắp cánh cho các tác phẩm và đóng góp cho công nghiệp văn hóa.

Văn hóa

Giáo dục di sản cho học sinh Huế
Văn hóa - Thể thao

Giáo dục di sản cho học sinh Huế

Cuối tuần qua, chương trình Giáo dục di sản năm 2024 đã được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khởi động với hoạt động Tô màu di sản (họa tiết truyền thống Việt Nam của triều Nguyễn) và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế.

Cắt băng khai mạc triển lãm
Văn hóa - Thể thao

Những bức ảnh quý về lịch sử Hà Nội

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), sáng 23.9, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với CLB Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội và Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” lần thứ 19.

Trao giải cho nhà điêu khắc Vương Duy Biên và nhà điêu khắc Lưu Thanh Lan
Văn hóa - Thể thao

Tôn vinh 18 tập thể, cá nhân đóng góp tích cực về văn hóa, nghệ thuật

Tối 22.9, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn hóa Nghệ thuật Đào Tấn 2024 (Giải thưởng Đào Tấn 2024), tôn vinh 18 tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, đa dạng là nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc Việt Nam mà du lịch có thể khai thác
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Góc nhìn mới về tài nguyên cũ

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định du lịch văn hóa là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa; đồng thời phấn đấu phát triển du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong 8 tỷ USD tổng thu du lịch, đến năm 2030, chiếm 15 - 20% trong 40 tỷ USD tổng thu du lịch.

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.