Cấp cứu thành công người bệnh nguy kịch, ngừng tuần hoàn 2 lần

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc vừa thông tin về trường hợp cấp cứu thành công người bệnh nguy kịch ngừng tuần hoàn 2 lần, đồng thời bảo toàn hệ thần kinh, chức năng vận động cho người bệnh bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy.

Theo đó, ngày 18.10, bệnh viện tiếp nhận trường hợp người bệnh L.T.T. 60 tuổi (trú tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) trong tình trạng hôn mê, có biểu hiện ngừng tuần hoàn. Rất may mắn đã được phát hiện kịp thời, ngay lập tức các Bác sĩ đã thực hiện cấp cứu ngừng tuần, 10 phút sau người bệnh có nhịp tim trở lại.

Người bệnh được chuyển đến khoa Cấp cứu để theo dõi. Nhưng ngay sau đó, bà T. tiếp tục xuất hiện tình trạng ngừng tuần hoàn lần thứ hai và tiếp tục được các bác sĩ thực hiện các biện pháp cấp cứu.

Khoảng 20 phút căng thẳng chiến đấu với tử thần đã giành được nhịp đập trái tim cho người bệnh. Lúc này, người bệnh lại bị rơi vào tình trạng hôn mê gọi hỏi không đáp ứng, thở nhanh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp thấp (duy trì 3 loại vận mạch).

Theo chia sẻ của người nhà bệnh nhân, bà người bệnh L.T.T. khi đi vệ sinh cá nhân thì bất ngờ rời vào tình trạng hôn mê trên, rất may người nhà kịp phát hiện và đưa đi cấp cứu.

ThS. BS Nguyễn Văn Vĩnh (Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết, ngừng tuần hoàn ở người bệnh sẽ gây ra trình trạng thiếu máu tại các cơ quan do tim mất khả năng co bóp khiến rối loạn các chức năng tế bào gây hoại tử và chết theo chương trình, đặc biệt là tế bào não.

anhdaidien-417534550.jpg
Bệnh nhân đã ổn định sau khi đc điều trị bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy

May mắn nhất với bệnh nhân T. là đồng thời các bác sĩ đã bảo toàn hệ thần kinh, chức năng vận động cho người bệnh bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy.

Các tổn thương não sau ngừng tuần hoàn thường không hồi phục và để lại di chứng nặng nề thậm chí là tử vong. Người bệnh ngừng tuần hoàn mặc dù được cứu sống nhưng để lại các di chứng tổn thương não hết sức nặng nề như: mất trí nhớ, co giật, liệt nửa người, nặng hơn có thể liệt toàn thân, hôn mê sống đời sống thực vật….

Tuy nhiên, ứng dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy (hay còn gọi là hạ thân nhiệt chủ động) sẽ ngăn chặn đáng kể quá trình tổn thương này, từ đó giúp người bệnh có khả năng sống sót và giảm thiểu biến chứng thần kinh.

“Như trường hợp của bệnh nhân L.T.T. 60 tuổi, sau khi sức khoẻ ổn định đã được khám toàn diện và phát hiện có tình trạng rối loạn nhịp nhanh không đều, ngoại tâm thu thất nhiều. Đây là 1 loại rối loạn nhịp nguy hiểm, có nguy cơ diễn biến nặng đột xuất.

Quá trình thăm dò điện sinh lí diễn ra thuận lợi, tuy nhiên, do vị trí vòng vào lại ở xoang vành nên không can thiệp được bằng phương pháp đốt sóng cao tần (RFA), do vậy người bệnh được điều trị kiểm soát nhịp bằng thuốc,” BS Nguyễn Văn Vĩnh cho biết.

Trải qua quá trình điều trị tích cực, được chản đoán không có di chứng thần kinh, bệnh nhân T. được rút ống thở, kết thúc hạ thân nhiệt sau 48h. Hiện người bệnh tiếp tục được điều trị và theo dõi sát.

Qua đây, bác sĩ Vĩnh cũng khuyến cáo: với người bệnh ngừng tim, việc cấp cứu ban đầu tại chỗ rất quan trọng (đặc biệt là trong 5 phút đầu tiên sau khi ngừng tuần hoàn), sau khi tái lập được tuần hoàn, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế đủ điều kiện để tiếp tục điều trị. Kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy đạt hiệu quả cao nhất trong 3 giờ từ khi người bệnh ngừng tuần hoàn.

Tin tức

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.