Cấp cứu kịp thời du khách nước ngoài bị bệnh thận mạn giai đoạn 5

Bệnh viện 199 (Bộ Công an) cho biết, đơn vị này vừa cấp cứu một khách du lịch nam quốc tịch Kyrgyzstan khi anh này đến chạy thận nhân tạo. Được biết vị du khách trong trong chuyến du lịch tại thành phố Đà Nẵng cùng gia đình.

Theo đó, ngày 4.10, du khách Ferfilev Pavel Aleksandrov (35 tuổi, quốc tịch Kyrgyzstan), nhập viện trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy.

Tại đây, bệnh nhân đã được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thiếu máu mức độ nặng, hội chứng tan máu urê máu cao, suy thận cấp, bệnh thận mạn giai đoạn 5.

Ngay lập tức bệnh nhân được các bác sĩ ở Đơn vị Cấp cứu xử trí các bước ban đầu để ổn định sức khỏe và chuyển sang Đơn vị thận nhân tạo – Khoa Hồi sức tích cực chống độc để chạy thận nhân tạo.

Theo BS Cao Thị Xoan (Đơn vị Cấp cứu, Bệnh viện 199) cho biết, bệnh nhân đang lưu trú tại một khách sạn thuộc phường An Hải Đông, quận Sơn Trà. Hai tuần gần đây, người này thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, tiêu chảy 3-4 lần/ngày. Do đó bệnh nhân đã tìm hiểu cơ sở y tế, chủ động đến Bệnh viện 199 Bộ Công an để đến khám, điều trị và được chạy thận kịp thời.

du-khach-kyrgyzstan-1182.jpg
Bệnh nhân Ferfilev chạy thận tại Bệnh viện 199

Theo khuyến cáo của y học, giai đoạn 5 là giai đoạn nặng nhất của bệnh thận mạn, biểu hiện bằng hội chứng urê máu, tình trạng này sẽ dễ gây tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị thay thế thận.

Hiện tại, sức khoẻ bệnh nhân Ferfilev đã ổn định, qua thời điểm nguy hiểm nhất. Dự kiến cuối giờ chiều hôm nay 7.10 sẽ xuất viện.

Cũng liên quan đến vấn đề đảm bảo y tế du lịch, hồi tháng 8.2024, một đoàn khách du lịch Đài Loan gồm 8 người đã đến Bệnh viện 199 để chạy thận nhân tạo định kỳ sau khi đáp chuyến bay xuống sân bay Quốc tế Đà Nẵng.

Tin tức

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.