Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Bình Định thảo luận tổ:

Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành: "Không lo việc thu hút nhà đầu tư"

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có hiệu quả lớn trong kết nối Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh. Bộ trưởng cũng khẳng định "không lo lắng trong việc thu hút nhà đầu tư" với dự án này.

Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành:
Toàn cảnh phiên họp chiều 25.5 của Tổ 8. Ảnh: Phạm Thắng

Thảo luận tổ về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) chiều 25.5, các đại biểu Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Bình Định (Tổ 8) cơ bản nhất trí cho rằng cần thiết đầu tư dự án này.

“Hoàn toàn nhất trí” đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, ĐBQH Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) cho rằng cần triển khai sớm dự án để phát triển Tây Nguyên, nhất là Đắk Nông, tỉnh nằm ở vị trí khá khuất, kinh tế còn nghèo dù tiềm năng kinh tế tốt.

Sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành -0
ĐBQH Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) phát biểu. Ảnh: H.Lan.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng cũng “rất vui mừng” khi dự án cao tốc này được đầu tư theo hình thức PPP, trong đó, vốn Nhà nước tham gia 50%, vốn của nhà đầu tư 50%.

Nhắc tới việc từ khi Luật PPP được ban hành đến nay rất khó thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án, đại biểu đề xuất “Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải cần có phương án để thực hiện bằng được phương án tài chính này, tránh trường hợp phải quay lại đầu tư công như một số dự án đã xảy ra”.

Ủng hộ dự án được hưởng các cơ chế đặc thù như đề xuất của Chính phủ, ĐBQH Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đây là sự hỗ trợ lớn để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Bên cạnh đó, đại biểu lưu ý, việc xây dựng các trạm dừng nghỉ cần được tiến hành đồng thời với đường cao tốc và bố trí trạm sạc điện để đáp ứng nhu cầu phát triển xe điện.

Cũng nhất trí chủ trương đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, ĐBQH Lê Thị Kim Thanh (Cần Thơ) cho rằng, việc đầu tư dự án sẽ từng bước hoàn thành mạng lưới cao tốc theo quy hoạch, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương. 

Cùng với đó, dự án giúp tăng cường liên kết vùng nói chung và liên kết nội vùng nói riêng, tạo động lực, sức lan tỏa, thuận lợi kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

"Đề nghị Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải có giải pháp quyết liệt để dự án hoàn thành đúng tiến độ", ĐBQH Lê Thị Kim Thanh đề xuất.

Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành:
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng

Trao đổi với các đại biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng (ĐBQH tỉnh Điện Biên) cho biết, đồng bào Tây Nguyên hết sức chờ đợi dự án này. Về phía Bộ Giao thông Vận tải cũng rất mừng, được Quốc hội và Chính phủ quan tâm dành 50% kinh phí thực hiện dự án, phần còn lại kêu gọi doanh nghiệp.

“Dự án nếu thành hiện thực thì đây là tuyến đường đẹp và chắc chắn có hiệu quả lớn trong kết nối Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh”.

Bộ trưởng cũng khẳng định “không lo lắng trong việc thu hút nhà đầu tư” với dự án này. Lý do, đây là dự án có thời gian thu phí không quá dài, trong 18 năm, đã bảo đảm cả lãi suất ngân hàng và tỷ suất đầu tư. Thời gian này tương đối tương đồng với 3 dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông đã hoàn thành và sắp thu phí. 

Ngoài ra, việc dự án được áp dụng cơ chế về chia sẻ doanh thu cũng là điều kiện thuận lợi hơn để thu hút các nhà đầu tư tham gia.

“Trước đây, khi không có phần vốn Nhà nước tham gia, thời gian thu phí của dự án BOT giao thông rất dài, từ 20 – 30 năm. Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành thời gian thu phí 18 năm – đây là là thời gian nhà đầu tư rất yêu thích, nhất là nhà đầu tư BOT. Tôi tin sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hơn nữa, với dự án này đã có doanh nghiệp quan tâm, đề xuất dự án”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói.

Cũng theo Bộ trưởng, các đại biểu Quốc hội có thể yên tâm về vấn đề trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc này.

Bởi lẽ, Bộ đã có kinh nghiệm, pháp lý cũng đã đầy đủ và các nhà đầu tư rất quan tâm tới trạm dừng nghỉ. Vừa qua, khi đấu thầu trạm dừng nghỉ, có trạm có tới 40 nhà đầu tư tham gia, giá khởi điểm hơn 120 tỷ đồng, các nhà đầu tư bỏ thầu tới 200 tỷ đồng.

Theo tờ trình của Chính phủ, đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình Quốc hội, cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) dài 128,8km. Trong đó đoạn đi qua tỉnh Đắk Nông dài 27,8km, qua tỉnh Bình Phước dài 101km (bao gồm 2 km kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa).

Theo quy hoạch, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành 6 làn xe, giai đoạn 1 phân kỳ đầu tư 4 làn xe hoàn chỉnh theo đúng tiêu chuẩn, giải phóng mặt bằng thực hiện một lần với 6 làn xe. Tốc độ thiết kế 100 - 120 km/giờ.

Dự án phân thành 5 dự án thành phần, trong đó dự án đường cao tốc triển khai theo hình thức BOT.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 25.540 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước tham gia 12.770 tỷ đồng (gồm ngân sách trung ương 10.536,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2.233,5 tỷ đồng); vốn nhà đầu tư tham gia 12.770 tỷ đồng.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.111ha. Thời gian chuẩn bị dự án trong năm 2023 và 2024, thi công xây dựng từ năm 2025, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.

Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai dự án: (1) kiến nghị Quốc hội chấp thuận bố trí 8.770 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 và 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021- 2025; (2)  cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu với các gói thầu tư vấn, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; (3) được áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng...

Thời sự Quốc hội

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.