Cần xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Tham gia thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia tại phiên họp sáng nay, 7.11, ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai cho rằng, hiện nay, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phổ biến. Do đó, cần nghiên cứu quy định để bảo đảm khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau.

Bổ sung nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức, cá nhân nước ngoài

ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội) thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia để thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa các nguồn lực nhà nước, ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm đúng quy định của pháp luật về NSNN, không gây thất thoát, lãng phí.

Phát biểu về một số nội dung sửa đổi Luật Chứng khoán, ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai cho rằng: về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (khoản 2 Điều dự thảo Luật, sửa đổi, bổ sung Điều 11 của Luật hiện hành), việc bổ sung nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức, cá nhân nước ngoài là cần thiết và phù hợp với thực tiễn các hoạt động đầu tư chứng khoán đang diễn ra. Bên cạnh đó, do thực tế đối tượng tham gia đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ thường là nhà đầu tư cá nhân, việc loại bỏ nhà đầu tư cá nhân sẽ dẫn đến thị trường TPDN bị thu hẹp, ảnh hưởng lớn đến tình hình thanh khoản và khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp.

img-3741.jpg
ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai phát biểu

"Nhà đầu tư chuyên nghiệp là tổ chức là nhà đầu tư có đủ nguồn lực, nhân lực và khả năng, kỹ năng để phân tích được tình hình tổ chức, hoạt động của tổ chức phát hành cũng như là có các giải pháp về quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn, phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư trái phiếu riêng lẻ. Do vậy, việc quy định chỉ có nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức tham gia thị trường trái phiếu riêng lẻ là cần thiết", ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán (khoản 4 Điều 1 dự thảo Luật, sửa đổi, bổ sung Điều 12 của Luật hiện hành), đại biểu đồng ý về việc bổ sung thẩm quyền của Uỷ ban chứng khoán nhà nước trong việc thu thập, tập hợp thông tin, phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán (TTCK); quyền, trách nhiệm, quy trình phối hợp với cơ quan điều tra liên quan đến các tội phạm về TTCK, trong đó có hành vi thao túng TTCK là cần thiết. Đại biểu đề nghị, Chính phủ rà soát để đảm bảo quy định tại dự thảo Luật phù hợp, đồng nhất với các quy định pháp luật liên quan trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Chứng khoán. Đồng thời, cần rà soát, làm rõ, chi tiết các khái niệm, định nghĩa liên quan đến việc xác định hành vi thao túng TTCK.

"Ngoài ra, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng TTCK đang diễn ra phổ biến, cần nghiên cứu quy định tại dự thảo Luật để đảm bảo các quy định có khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ", ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh.

Rà soát, nghiên cứu thêm về chính sách trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Đối với điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng (khoản 5 Điều 1 dự thảo Luật, sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Luật hiện hành), đại biểu Phạm Thị Thanh Mai đánh giá việc bổ sung điểm g khoản 3 Điều 15 của Luật hiện hành theo hướng một trong các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng là “Đáp ứng quy định của Chính phủ về đại diện người sở hữu trái phiếu, hệ số nợ, giá trị phát hành trên vốn chủ sở hữu và xếp hạng tín nhiệm” là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng việc “xếp hạng tín nhiệm” cần quy định rõ ràng, do vậy, đề nghị Chính phủ có quy chế thực hiện rõ ràng để đảm bảo tính hiệu quả của việc xếp hạng tín nhiệm.

Về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (khoản 8 Điều 1 dự thảo Luật, sửa đổi, bổ sung Điều 31 của Luật hiện hành), đại biểu Phạm Thị Thanh Mai cho biết: đối với nội dung đề xuất tăng thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền chào bán riêng lẻ bị hạn chế tối thiểu từ 1 năm lên 3 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tôi cho rằng chưa phù hợp, do trái phiếu chào bán riêng lẻ, đặc biệt là các loại trái phiếu do các doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành là một loại sản phẩm có mức độ rủi ro cao.

Trên thực tế, mặc dù pháp luật của một số quốc gia trên thế giới không cấm nhà đầu tư chuyên nghiệp là cá nhân tham gia thị trường này nhưng trên thực tế hoạt động giao dịch, mua bán, đầu tư trái phiếu riêng lẻ thường chỉ được thực hiện giữa các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư và các ngân hàng đầu tư.

"Đề nghị rà soát, nghiên cứu thêm về chính sách TPDN riêng lẻ, đồng thời với việc hoàn thiện thống nhất các quy định liên quan đến TPDN của công ty đại chúng và công ty không phải là đại chúng để thúc đẩy thị trường TPDN phát triển lành mạnh, doanh nghiệp mở rộng cơ hội tiếp cận, huy động các nguồn vốn khác trong phát triển kinh tế", ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai đề xuất.

Trên cơ sở các nội dung trên, đại biểu đề xuất một số nội dung sau. Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 (chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng) như sau: bổ sung ngoại trừ chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu thì không phải đạt tỷ lệ tối thiểu 70% số cổ phiếu được chào bán trong trường hợp chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành.

Đồng thời, đại biểu đề xuất cần sửa đổi, bổ sung khoản 3 (chào bán trái phiếu ra công chúng) như sau: Bổ sung điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng phải có tài sản đảm bảo hoặc được bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng chào bán trái phiếu là nợ thứ cấp thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 và có đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, về đình chỉ, hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ (khoản 9 Điều 1 dự thảo Luật, bổ sung Điều 31a sau Điều 31 của Luật hiện hành), đại biểu Phạm Thị Thanh Mai cho rằng việc bổ sung quy định về đình chỉ, hủy bỏ chào bán chứng khoán riêng lẻ là cần thiết, tuy nhiên cần rà soát xây dựng và bổ sung quy trình, trình tự, trách nhiệm của tổ chức phát hành mà bị đình chỉ, chế tài và trách nhiệm đối với nhà đầu tư. Đồng thời, quy định điều kiện khắc phục để không bị đình chỉ hoặc chấm dứt việc đình chỉ.

Tăng cường tính minh bạch thông tin tài chính

Liên quan đến các nội dung về Luật Kiểm toán độc lập, ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai cho biết, về đối tượng thực hiện Kiểm toán độc lập, đề nghị xem xét bổ sung đối tượng được kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) năm và soát xét BCTC bán niên là các doanh nghiệp, đơn vị có quy mô lớn (nhưng chưa phải là các công ty đại chúng, niêm yết trên thị trường chứng khoán), vì thực tế hiện nay có khá nhiều đơn vị, doanh nghiệp loại hình này tại Việt Nam. Quy định này sẽ tăng cường tính minh bạch thông tin tài chính của các đơn vị này cũng như bảo vệ lợi ích của nhiều bên sử dụng BCTC (bên cho vay, nhà cung cấp...) có giao dịch, lợi ích gắn với các đơn vị đó (như người lao động, bên mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp...)

Theo phân tích của đại biểu, đối với đối tượng được kiểm toán BCTC năm như các đơn vị sự nghiệp công lập (loại 1, loại 2) sẽ kịp thời giúp các đơn vị này cung cấp thông tin tài chính cho các cơ quan, các bên liên quan trung thực, hợp lý, tránh các sai sót, nhầm lẫn. Ngoài ra, khi kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán BCTC hàng năm sẽ đảm báo tính thường xuyên, kịp thời tư vấn, hỗ trợ các đơn vị hoàn thiện quy trình, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đáng chú ý, về các trường hợp Kiểm toán viên (KTV) hành nghề không được thực hiện kiểm toán, các quy định để đảm bảo đến tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp, ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai đề nghị xem xét không nên quy định trong Luật các trường hợp KTV hành nghề không được thực hiện kiểm toán, các quy định để đảm bảo đến tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp, luân chuyển KTV mà nên quy định tại các văn bản hướng dẫn Luật và chuẩn mực nghề nghiệp để điều chỉnh linh hoạt hơn và đảm bảo tính hiệu quả thiết thực trong thực tiễn.

"Tôi cho rằng dự thảo Luật liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung của 7 Luật, vì vậy đề nghị Ban soạn thảo rà soát, bảo đảm không luật hoá quy định của nghị định, thông tư, loại ra khỏi dự thảo Luật những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ và các cơ quan khác; triệt để cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ…tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội tại văn bản số 15/CTQH ngày 29.10.2024 về việc đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật", đại biểu Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh.

Ý kiến đại biểu

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Người lao động được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tương đương thời gian đã đóng

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 27.11, về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy kiến nghị rà soát, nghiên cứu lại quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đại biểu, nên điều chỉnh theo hướng người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với thời gian đã đóng; hoặc nếu vẫn giữ quy định “cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng” thì cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng sẽ được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất

Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại phiên thảo luận Hội trường sáng nay, 27.11, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề nghị nghiên cứu bổ sung Điều 5 về chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất, vì thực tế trong nhiều năm qua và những năm sắp tới, nước ta thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế và cần thu hồi đất nên ảnh hướng đến tình hình việc làm của người lao động.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự - giải pháp căn cơ nhất

Thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 26.11, góp ý về công tác thi hành án dân sự, án hành chính, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) ghi nhận Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, với nhiều kết quả khả quan; đồng thời, nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế về công tác thi hành án dân sự là giải pháp căn cơ nhất.

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại.