Cẩn trọng với hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong do thiếu oxy quá mức.

Dấu hiệu và biến chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Theo bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh), hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh khi đang ngủ có những cơn ngưng thở hoàn toàn, lặp lại ít nhất 10 lần trong mỗi giấc ngủ đêm.

Thực tế, bản thân người bệnh rất khó biết được mình mắc hội chứng này bởi nó chỉ xảy ra khi ngủ. Trong đó, người bị ngưng thở khi ngủ có nhiều khả năng bị mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim; mắc bệnh lý mạch máu não, tăng hồng cầu trong máu, thậm chí tử vong.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có 3 thể bệnh khác nhau bao gồm: Ngưng thở tắc nghẽn, ngưng thở trung ương và ngưng thở hỗn hợp. Đặc biệt, trường hợp ngưng thở tắc nghẽn là thể bệnh thường gặp nhất phổ biến hơn ở nam giới. Tuy nhiên chỉ có khoảng 10% người bệnh đi khám và biết về tình trạng bệnh của bản thân để điều trị.

ngung-tho-khi-ngu-1678851092058559307519-867.jpg
Người bị ngưng thở khi ngủ có nhiều khả năng bị mắc các bệnh lý nguy hiểm (Ảnh: BVCC)

Bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, bản chất của hội chứng ngưng thở khi ngủ là do khi ngủ, lưỡi và các mô mềm ở hầu họng giãn ra, gây nghẽn đường thở một phần hoặc hoàn toàn.

Không khí đi qua vùng nghẽn bị hạn chế, làm giảm oxy trong máu và đánh thức phần não liên quan để kích hoạt hoạt động thở. Ban đầu cơ ngực sẽ phải hoạt động nhiều hơn để thông khí bù lại quãng thời gian bị ngưng thở. Sau khi hơi thở trở lại bình thường thì quy trình này lại lặp lại, khiến người bệnh bị ngưng thở khi ngủ lặp lại nhiều lần trong đêm.

Thông thường bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ sẽ có triệu chứng bao gồm ngủ ngáy kèm theo ngừng thở, ngạt thở; buồn ngủ nhiều vào ban ngày; thức giấc nhiều lần, đi tiểu nhiều lần trong đêm; đau đầu vào buổi sáng; giảm trí nhớ, giảm độ tập trung; thừa cân, béo phì, bất thường vùng hàm mặt; hay tăng huyết áp kháng trị.

Bác sĩ lưu ý nếu không được điều trị sớm, hội chứng ngưng thở lúc ngủ gây ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm trí nhớ, mất tập trung, đột tử trong đêm. Ở trẻ em, hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra tình trạng hiếu động thái quá, hay gây gổ, giảm thành tích học tập, tiểu dầm.

20210909-hoi-chung-ngung-tho-khi-ngu-2-8918.jpg
Ảnh minh họa

Phòng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ

Đối với những trường thừa cân béo phì, việc giảm cân không chỉ quan trọng với hội chứng ngưng thở khi ngủ mà còn với các bệnh lý khác bao gồm rối loạn chuyển hóa, mỡ máu, huyết áp. Còn những trường hợp có kèm theo bất thường về giải phẫu như bất thường hàm mặt, lưỡi gà rủ quá thấp cần có can thiệp về chuyên khoa.

Bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ cần thay đổi lối sống có thể làm nhẹ bớt triệu chứng như sau:

- Giảm cân nặng

- Tránh uống rượu

- Ngưng các thuốc an thần và chất gây nghiện; thuốc lá

- Thay đổi tư thế ngủ bằng cách quay đầu giường lên cao 10cm, tránh nằm gối cao

- Một số bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ nhẹ hay ngáy to có thể nằm nghiêng để giảm các vấn đề về hô hấp.

Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần
Sức khỏe

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện
Sức khỏe

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện

Ngày 5.4, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác y tế toàn diện giữa hai đơn vị giai đoạn 2025 – 2030. Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác y tế giữa hai bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam, hướng đến nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.