Cẩn trọng khi app ngân hàng bỗng dưng bị khóa

Hiện nay, nhiều người đã đăng số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội vô tình đã tạo điều kiện để các đối tượng xấu khai thác thông tin và thực hiện hành vi lừa đảo.

Chiêu trò lừa đảo tinh vi

Đến hết năm 2023, Việt Nam có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán cá nhân và có 87,08% người trưởng thành sở hữu tài khoản thanh toán. Hơn 147 triệu thẻ ngân hàng đang lưu hành và 32,77 triệu ví điện tử đang hoạt động. Tuy nhiên, với thói quen kinh doanh, mua sắm online nên không ít người dân thường xuyên đăng số tài khoản ngân hàng lên mạng xã hội, điều này đang vô tình tiếp tay cho đối tượng lừa đảo. Chiêu trò lừa đảo mới này đang được nhận định là rất nguy hiểm.

Trước thực tế đó, mới đây Công an tỉnh Nghệ An phát đi khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi tài khoản ngân hàng bỗng dưng bị khoá. Theo đó, các đối tượng xấu khi biết được số tài khoản ngân hàng của nạn nhân thì chúng sẽ đăng nhập trên website của ngân hàng và nhập sai nhiều lần, các đối tượng sẽ khiến tài khoản của nạn nhân bị khóa. Khi đó, chúng sẽ giả danh người của ngân hàng gọi điện đến, dụ người dùng vào đường dẫn nhằm tải ứng dụng giả mạo.

lua-dao-vietinbank-1-3-7677.jpg
Đối tượng lừa đảo cố tình nhập khẩu sai mật khẩu khiến tài khoản ngân hàng điện tử của khách hàng bị khóa.

Khi bị khóa tài khoản, người dùng ít kinh nghiệm sẽ dễ hoảng loạn và tin theo lời kẻ gian. Họ có thể cung cấp cho nhóm lừa đảo một số thông tin cá nhân, thông tin đăng nhập, hoặc bị dẫn dụ cài phần mềm độc hại. Những mã độc này sau khi thâm nhập vào máy có thể yêu cầu cấp quyền truy cập sâu vào thiết bị, từ đó kẻ gian chiếm quyền điều khiển thiết bị và thực hiện nhiều hành động, như đánh cắp dữ liệu, theo dõi thiết bị và người dùng từ xa, chiếm thông tin nhạy cảm như mật khẩu, mã OTP, thậm chí có thể chuyển tiền bằng khuôn mặt sinh trắc học trên điện thoại của nạn nhân.

Để phòng tránh rủi ro lộ lọt thông tin cá nhân, bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan công an khuyến cáo người dân không nên làm theo bất kỳ hướng dẫn nào từ những cuộc gọi không rõ nguồn gốc. Nếu tài khoản bị khóa, cần bình tĩnh và liên hệ trực tiếp với ngân hàng thông qua tổng đài chính thức hoặc đến quầy giao dịch để được hỗ trợ.

Đặc biệt, người dùng tuyệt đối không cung cấp mã OTP, số căn cước công dân hay bất kỳ thông tin cá nhân nào qua điện thoại hoặc qua các liên kết được gửi bởi những người tự xưng là nhân viên ngân hàng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu khách hàng phải trực tiếp ra quầy giao dịch và xuất trình căn cước công dân để mở khóa tài khoản, không hỗ trợ mở khóa qua cuộc gọi. Điều này giúp tăng cường bảo mật và tránh bị lợi dụng bởi các đối tượng xấu.

Chủ động phòng tránh lộ, lọt dữ liệu cá nhân

Bộ Công an đánh giá, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân ở Việt Nam hiện nay rất nghiêm trọng. Thời gian qua, Bộ Công an đã phải cảnh báo, xử lý hàng chục triệu vụ việc có liên quan đến xâm phạm cơ sở dữ liệu cá nhân.

Việc lọt, lộ dữ liệu cá nhân dẫn đến những hậu quả khó lường như: các nguy cơ bị lừa đảo trực tuyến; bị tống tiền; chiếm đoạt tài sản; xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm; xâm hại tình dục… Điều này có thể gây ra những tổn thất tài chính nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, tinh thần của người có thông tin cá nhân bị lọt, lộ.

Để ngăn chặn tình trạng thu thập, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người dân về ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và sử dụng các công cụ để bảo vệ thông tin cá nhân…; tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ có sử dụng hệ thống thông tin chứa dữ liệu cá nhân.

untitled1-1742398037310-1742398037848941991380.jpg
Cần chủ động phòng tránh lộ, lọt dữ liệu cá nhân.

Song song đó, ngành chức năng cũng cần thường xuyên kiểm tra việc bảo vệ thông tin cá nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý quyết liệt, mang tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm, nhất là đối với những đơn vị thu thập, xử lý số lượng lớn thông tin cá nhân như: mạng xã hội, doanh nghiệp viễn thông, bưu chính…

Bên cạnh đó, việc nhanh chóng hoàn thiện và thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng được kỳ vọng sẽ trở thành nền tảng pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể dữ liệu cá nhân; đánh dấu bước tiến lớn trong việc hoàn thiện cơ chế thực thi quyền dữ liệu và áp dụng các chế tài nghiêm khắc.

Đặc biệt, việc cần làm ngay lúc này là người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng. Đừng để những cuộc gọi giả mạo làm bạn hoảng loạn, và luôn nhớ rằng ngân hàng không bao giờ yêu cầu cung cấp mã OTP qua điện thoại. Việc cẩn trọng và bình tĩnh xử lý khi gặp tình huống bất thường không chỉ giúp bảo vệ tài sản cá nhân mà còn góp phần ngăn chặn các hành vi lừa đảo tiếp diễn trong xã hội.

An ninh trật tự

Hỗ trợ người dân bản Văng Phao, xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An di dời tài sản, nhà cửa đến nơi tái định cư an toàn. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài cuối: Cần các giải pháp căn cơ

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề an ninh phi truyền thống (ANPTT), cũng như nhận diện rõ các nguy cơ, thách thức ANPTT hiện hữu, Nhà nước và Bộ Công an đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, ứng phó có hiệu quả với các nguy cơ, thách thức ANPTT đặt ra. Tuy nhiên, để ngăn ngừa các nguy cơ ANPTT ở khu vực biên giới nói riêng và cả nước nói chung, cần có các giải pháp căn cơ.

Công an xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An “3 cùng, 4 bám” với người dân, luôn có mặt kịp thời khi người dân cần, bảo đảm an ninh, trật tự vững chắc khu vực biên giới. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài 4: “Điểm tựa” của Nhân dân

Với vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, những năm gần đây, cùng với chủ trương đưa Công an chính quy về cơ sở, trong đó có 1.084 xã, phường, thị trấn khu vực biên giới (KVBG), Công an nhân dân đã thực sự trở thành “điểm tựa của nhân dân”. Qua đó, góp phần ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống (ANPTT), đặc biệt là ở khu vực biên giới, làm sáng đẹp hơn nữa phẩm chất chiến sĩ công an cách mạng trong thời kỳ mới.

Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn
An ninh trật tự

Bộ Công an triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ

Cục Cảnh sát Quản Lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ chưa xác định thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Nam và biểu dương các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong việc thu nhận mẫu ADN.

Lâm Đồng: Ra quân cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30.4 - 1.5
An ninh trật tự

Lâm Đồng: Ra quân cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30.4 - 1.5

Nhằm chủ động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp lễ 30.4 - 1.5, đồng thời triển khai hiệu quả Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ ra quân thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm TTATGT trên địa bàn toàn tỉnh.

Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời bình
Quốc phòng - An ninh

Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời bình

Chiều 22.4 tại Hà Nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an tổ chức Lễ Phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm của Liệt sỹ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh anh dũng hi sinh trong khi truy bắt tội phạm ma túy.

Các chiến sĩ biên phòng, công an, đoàn viên thanh niên thực hiện công trình thắp sáng đường biên tại tuyến đường biên giới Đắk Nông. Ảnh: Đức Hưng
Quốc phòng - An ninh

Bài 3: Không gian mạng - mảnh đất màu mỡ tội phạm xuyên biên giới

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển của các công nghệ mới và internet tốc độ cao đã tạo ra một không gian chiến lược mới có tên gọi “không gian mạng”. Với đặc trưng không có đường biên giới - không gian mạng là mảnh đất màu mỡ cho các loại tội phạm phát triển và làm gia tăng các nguy cơ an ninh phi truyền thống (ANPTT); đe dọa nghiêm trọng bảo đảm an ninh quốc gia, đặc biệt là ở khu vực biên giới.

Công an huyện Hải Hà phối hợp Đồn Biên phòng Quảng Đức tuần tra, nắm tình hình tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc (tại khu vực bản Vắn Tốc, xã Quảng Đức). Ảnh: Hằng Ngần.
Quốc phòng - An ninh

Bài 2: Khi vùng trũng trở thành “điểm nóng”

Nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống không còn là nguy cơ tiềm ẩn, mà đã hiện hữu, lan sâu vào các địa bàn sát biên. Từ tội phạm công nghệ cao, khủng bố, buôn người đến biến đổi khí hậu – tất cả đều đổ dồn lên vai những cộng đồng dân tộc thiểu số vốn dễ tổn thương, nơi điều kiện sống mong manh, nhận thức hạn chế và thiết chế chính trị - xã hội còn yếu. Những đòn tấn công phi truyền thống ấy đang xâm thực trực tiếp nền tảng an ninh truyền thống, đẩy vùng biên vào thế bị động nếu không nhận diện và hành động kịp thời.

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đồng Xuân (Phú Yên) thăm già làng Mang Thôn ở thôn Gia Dù, xã Xuân Lãnh. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài 1: Biên giới – vùng trũng của an ninh phi truyền thống

An ninh phi truyền thống đang ngày càng hiện hữu tại các vùng biên – nơi giao thoa giữa yếu tố địa chính trị, văn hóa và những cộng đồng dễ tổn thương. Từ khủng bố, buôn lậu, đến biến đổi khí hậu và dịch bệnh – mọi “ngòi nổ” đều có thể xuất phát từ vùng đất này. Trong bối cảnh ấy, việc nhận thức đúng và kịp thời xây dựng các “kịch bản ứng phó” không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là “vành đai phòng thủ” từ sớm, từ xa.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ Hội trường Bộ Công an đến Hội trường UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
An ninh trật tự

Mỗi gia đình phải là "pháo đài" phòng chống ma túy

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú cho rằng: phòng chống tội phạm ma túy là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tuyệt đối không được “khoán trắng" cho lực lượng Công an. Theo đó, mỗi người dân phải là một cán bộ tuyên truyền, mỗi gia đình phải là một "pháo đài" phòng, chống ma túy...