Nhà nước: Chủ thể quyết định cải cách thể chế

Cần tính đồng bộ trong cải cách thể chế

Cải cách thể chế kinh tế sẽ mang lại ít hiệu quả nếu không cải cách đồng bộ nền hành chính và tài chính quốc gia. Phải chuyển nền hành chính đang mang nặng mục tiêu quản lý, bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân sang nền hành chính mang tính chất phục vụ. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không quản lý xã hội theo phương thức bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân mà Nhà nước cần nâng cao vai trò trách nhiệm của công dân trong các quan hệ dân sự… Đó là chia sẻ của TS. TRẦN DU LỊCH, Ủy viên Ủy ban Kinh tế xung quanh vấn đề cải cách thể chế kinh tế.

Lẫn lộn vị trí, vai trò của Nhà nước và thị trường

- Cải cách thể chế là một trong những khâu mang ý nghĩa đột phá để phát triển nhanh và bền vững, nhất là trong thời điểm hội nhập hiện nay. Từ góc độ chuyên gia kinh tế, một ĐBQH, ông có thể đánh giá tiến trình cải cách thể chế của nước ta tính đến thời điểm này?

- Khái niệm thể chế rất rộng, bao gồm cả hệ thống pháp luật, tổ chức nhà nước… nên tôi chỉ đề cập ở một phạm vi hẹp hơn là thể chế kinh tế, tức là những nội dung có liên quan trực tiếp đến quyền tự do kinh doanh của công dân; quyền tài sản của cá nhân và pháp nhân; khung pháp lý để thị trường vận hành một cách thông suốt; những quy định của pháp luật liên quan đến chức năng và vai trò của Nhà nước trong hoạt động kinh tế…

Để thực hiện một trong 3 đột phá chiến lược: “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, trong 5 năm qua hệ thống pháp luật có liên quan đã có sự đổi mới khá mạnh mẽ. Với sự ra đời của Hiến pháp 2013, ban hành nhiều bộ luật và đạo luật nhằm cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,  Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Phá sản, Luật Kế toán, Luật Thống kê… Nhìn chung trong 5 năm qua, sự hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính hệ thống và liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự đổi mới hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh tế đều hướng đến 2 mục tiêu: cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nước và hội nhập với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, 2 lĩnh vực hành chính công và tài chính công hiện vẫn chưa cải cách đồng bộ và đang là vấn đề đặt ra trong quá trình cải cách thể chế.

 Nhà nước không bao cấp rủi ro cho doanh nghiệp, cũng không tạo ra những rủi ro cho doanh nghiệp bằng các quyết định hành chính của mình. Nhưng thực tế hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế còn kém là do sự can thiệp của Nhà nước ở nhiều cấp chính quyền khác nhau, không phù hợp với sự vận động của thị trường. Nhưng mặt khác Nhà nước lại thiếu công cụ và cơ chế giám sát, chế tài để bảo đảm các chủ thể tham gia các quan hệ thị trường tuân thủ luật chơi đã đề ra, nên tự nó đã tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng.

TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế

- Có ý kiến cho rằng, muốn đổi mới thể chế kinh tế cần giảm sự can thiệp của Nhà nước, tăng vai trò của thị trường. Ý kiến của ông về vấn đề này?

- Đúng vậy. Một trong những hệ quả của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung để lại trong quản lý nền kinh tế của chúng ta hiện nay là sự lẫn lộn về vị trí, vai trò của Nhà nước và thị trường.

Thực tế, nhiều việc Nhà nước cần phải làm theo chức năng Nhà nước, nhưng trong nhiều trường hợp Nhà nước không làm hoặc làm không đầy đủ; trong khi đó lại can thiệp vào vai trò, chức năng của các chủ thể khác. Một khi Nhà nước không xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình ở từng cấp, từng ngành trong quản lý kinh tế thị trường, thì không thể quản lý có hiệu quả sự vận động của thị trường. Chậm thay đổi thói quen can thiệp của Nhà nước vào thị trường bằng các biện pháp hành chính, thay vì sử dụng các công cụ can thiệp gián tiếp để điều tiết thị trường. Chính các công cụ gián tiếp mới mang lại hiệu quả quản lý nhà nước và phù hợp với tính chất của cơ chế kinh tế thị trường. Quản lý nhà nước nền kinh tế thị trường chính là tạo ra khuôn khổ pháp luật phản ánh được mục tiêu, ý muốn chủ quan của Nhà nước trong quá trình phát triển, để qua đó các chủ thể khác tự quyết định các hoạt động của mình.

Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh doanh nghiệp, cạnh tranh sản phẩm ngày càng không thể tách rời, yếu tố cạnh tranh quốc gia đã và đang trở thành nhân tố quyết định đối với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và cạnh tranh sản phẩm trong quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, trước hết dựa vào sức cạnh tranh của nền kinh tế và trong mối quan hệ tác động qua lại giữa 3 chủ thể này, thì sức cạnh tranh của nền kinh tế có vai trò là chủ thể dẫn đường. Do đó, chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước là  tạo ra các yếu tố nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thực hiện chức năng kiến tạo phát triển của Nhà nước.

Nhà nước không làm thay thị trường

- Nhưng thưa ông, thực tế cho thấy kinh tế thị trường có những mặt trái cần phải có sự quản lý của Nhà nước?

 - Đúng vậy, kinh tế thị trường luôn luôn tồn tại 3 khuyết tật chính: thường xuyên có nguy cơ mất cân đối cung - cầu tạo ra các cuộc khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu; vì mục tiêu lợi nhuận và cạnh tranh, doanh nghiệp có thể không quan tâm đến lợi ích toàn cục, lợi ích cộng đồng như gây ô nhiễm, phá hoại môi trường, trốn tránh luật pháp, gian lận thương mại, làm hàng gian hàng giả, sản phẩm độc hại…; kinh tế thị trường về bản chất là mô hình làm giàu cho thiểu số, tự nó không thể làm giàu cho mọi người.

Về lý luận cũng như thực tiễn cho thấy, không phải lúc nào thị trường cũng đúng trong việc phân bổ nguồn lực của nền kinh tế; sự thất bại của thị trường sẽ mang đến những hệ quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế, tạo nên những cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng nếu vì thế mà Nhà nước phân bố nguồn lực thay cho thị trường thì càng kém hiệu quả. Do đó, các quốc gia, tùy theo điều kiện lịch sử và đặc điểm của mình và tùy theo mục tiêu của Nhà nước để đề ra những công cụ quản lý khác nhau. Đó chính là quản lý kinh tế vĩ mô. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh là chức năng của Nhà nước là bổ sung những khuyết tật của thị trường; không làm thay thị trường.

-  Nhưng trong quản lý nhà nước về kinh tế không chỉ có công cụ kinh tế tài chính, mà còn phải sử dụng các biện pháp hành chính và đó cũng là chức năng của Nhà nước?

-  Đúng thế, cải cách thể chế kinh tế sẽ mang lại ít hiệu quả, nếu không cải cách nền hành chính (thể chế hành chính; bộ máy tổ chức và con người). Chuyển nền hành chính đang mang nặng mục tiêu quản lý, bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân sang nền hành chính mang tính chất phục vụ. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không quản lý xã hội theo phương thức bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân hay nói cách khác là hành chính hóa các quan hệ dân sự, mà Nhà nước cần nâng cao vai trò trách nhiệm của công dân trong các quan hệ dân sự. Điển hình, trong các loại thủ tục hành chính tư pháp của nước ta dường như Nhà nước đã làm thay trách nhiệm của công dân trong các quan hệ dân sự như: hoạt động công chứng; thi hành án dân sự; hộ tịch… Tư duy bao cấp trách nhiệm của Nhà nước trong các quan hệ dân sự đang để lại dấu ấn rất nặng trong hệ thống pháp luật có liên quan. Cách quản lý này vừa không phù hợp với tính chất của nền kinh tế thị trường, vừa làm cho bộ máy quản lý hành chính nhà nước ngày càng “phình to” nhưng vẫn bất cập.

- Xin cảm ơn ông!

Thị trường

"Bí kíp" thảnh thơi đưa Tết về nhà
Thị trường

"Bí kíp" thảnh thơi đưa Tết về nhà

Tết Nguyên đán đang cận kề, cùng với đó nhu cầu mua sắm tăng cao, các nhà bán lẻ, sàn thương mại điện tử đua nhau khuyến mại. Nhiều ngân hàng cũng triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn nhằm đồng hành cùng khách hàng tối ưu chi tiêu cho dịp này.

Techcombank công bố cách “săn vé” Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3.2025
Thị trường

Techcombank công bố cách “săn vé” Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3.2025

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Nhà sản xuất Yeah 1 tiếp tục bắt tay để mang đến Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đêm thứ 3 và thứ 4. Với những sân khấu “đỉnh nóc” và “cơn sốt săn vé” trước đây, concert lần này hứa hẹn sẽ tạo nên hiệu ứng bùng nổ “kịch trần”. Đáp lại lòng mong đợi từ người hâm mộ và các khách hàng, Techcombank mang đến thêm cơ hội “săn vé” cực kì hấp dẫn.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Thị trường

Triển vọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025

Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như dệt may, đồ gỗ mỹ nghệ, máy móc thiết bị điện tử và nông sản sẽ duy trì đà tăng trưởng tích cực sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2025; ở chiều ngược lại, các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào quốc gia này cũng được dự báo tiếp tục gia tăng.

Hàng ngàn phần quà hấp dẫn dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB đầu năm mới
Thị trường

Hàng ngàn phần quà hấp dẫn dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB đầu năm mới

Đồng hành với chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB trong các hoạt động chi tiêu mừng năm mới, kể từ đầu tháng 01.2025, SHB triển khai chương trình khuyến mại “Quẹt thẻ ngay - Quà liền tay” với hơn 20.000 phần quà E-voucher, hoàn tiền, ưu đãi, miễn phí hấp dẫn. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 700 triệu đồng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Thủy sản cần động lực tăng trưởng mới

Lấy ví dụ về ngành rau quả gần đây tăng trưởng vượt bậc nhờ mặt hàng sầu riêng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Nguyễn Hoài Nam cho rằng, ngành thủy sản cũng cần có động lực tăng trưởng mới để hướng tới mục tiêu xuất khẩu 16 tỷ USD vào năm 2030.

Họp báo
Thị trường

Định hướng tín dụng năm 2025 tăng 16%

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%. Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, đây không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là phải kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu tại diễn đàn
Thị trường

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025 rất tích cực

Đây là nhận định của các diễn giả tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 diễn ra chiều ngày 7.1; để duy trì đà tăng trưởng bền vững, tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như con người, cơ sở hạ tầng và thể chế.

Cân nhắc điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng
Kinh tế

Cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định). Góp ý văn bản này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng.

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản
Thị trường

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản

Từ ngày 1.1.2023 đến ngày 30.9.2024, công ty có 16.208 người tham gia bán hàng đa cấp ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với Công ty nhưng chưa được đào tạo cơ bản, trong đó có 1.647 người tham gia bán hàng đa cấp có hợp đồng vẫn còn hiệu lực tính đến ngày 30.9.2024.

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên
Thị trường

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên

Sắm Tết từ sớm đang là xu hướng, lựa chọn phổ biến, bởi tâm lý chung nếu đợi đến quá cận Tết, lượng hàng hóa có thể sẽ khan hiếm và vật giá leo thang là điều khó tránh khỏi. Vào thời điểm lương, thưởng chưa sẵn sàng, tài chính có phần còn “eo hẹp”, thẻ tín dụng trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp nhiều người giải bài toán: Tết đủ đầy nhưng hợp lý hóa chi tiêu.