Cần Thơ tích cực triển khai Luật Bảo vệ môi trường

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ Ðỗ Thanh Thảo cho biết, nhằm kịp thời cập nhật các quy định, chính sách mới Luật Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường đến các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố.

Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị đề ra những chương trình, giải pháp hành động cụ thể, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu phát triển. 

Cụ thể, triển khai quyết liệt các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các loại chất thải, nâng tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị lên 98,42%; chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại, chất thải y tế được thu gom đúng quy định. TP Cần Thơ đã lắp đặt 5 trạm quan trắc tự động, trong đó có 4 trạm quan trắc nước mặt, góp phần nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, đánh giá chất lượng môi trường không khí, nước, diễn biến xâm nhập mặn. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ðồng thời, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chủ động đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế để triển khai các dự án bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cần Thơ tích cực triển khai Luật Bảo vệ môi trường
Tuyên truyền viên đang phổ biến một số nội dung Luật bảo vệ môi trường đến người dân. Nguồn: ITN

Cũng theo ông Ðỗ Thanh Thảo, với nhiều chính sách mới mang tính đột phá, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã bổ sung “cộng đồng dân cư” vào phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng nhằm khẳng định vị trí, vai trò của nhóm đối tượng quan trọng này trong công tác bảo vệ môi trường cũng như thực hiện một trong những mục tiêu xuyên suốt của Luật là bảo vệ sức khỏe người dân, đảm bảo người dân được sống trong môi trường trong lành. Tuy nhiên, để đưa Luật Bảo vệ môi trường vào cuộc sống, thì trách nhiệm của các tổ chức chính trị cần phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đến từng cơ quan, đơn vị, phường, quận, người lao động để nhận thức một cách đầy đủ, chấp hành đúng quy định.

Theo kế hoạch, trong năm 2022, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp tổ chức khoảng 15 lớp tập huấn trực tiếp hoặc trực tuyến để triển khai các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành cho hơn 1.500 đại biểu thuộc các sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn thể, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.