Nâng cao chất lượng, phát triển bền vững

Cần Thơ khẳng định thương hiệu nông, lâm, thủy sản

Nhằm khẳng định thương hiệu và bảo đảm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thành phố Cần Thơ đang đẩy mạnh xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát triển vùng nuôi trồng thủy sản an toàn, ứng dụng công nghệ cao.

Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Trong những năm gần đây, sản xuất và tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn và chất lượng đã trở thành “thương hiệu” ở nhiều địa phương. Nhận thức rõ xu hướng cấp thiết đó, TP. Cần Thơ đã sớm đưa ra những kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ và phát triển vùng sản xuất giai đoạn 2020 - 2025.

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) TP. Cần Thơ Trần Thái Nghiêm cho biết: hiện thành phố Cần Thơ đã khảo sát, định hướng quy hoạch sản xuất hữu cơ khoảng 4.000ha lúa, 1.300ha cây ăn quả và 150ha rau; nuôi trồng thủysản hữu cơ nằm trong ruộng lúa và vườn rau ăn trái. Ngành nông nghiệp đã liên kết với các doanh nghiệp để triển khai các mô hình sản xuất hữu cơ và nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn gAP để làm nền tảng cho nông nghiệp hữu cơ. Điển hình là mô hình liên kết với Tập đoàn Lộc Trời để trồng xoài Cát Lộc theo chuẩn hữu cơ và xuất khẩu. Ông Nghiêm khẳng định: “hiện, Chính phủ cũng đã xây dựng nhiều chính sách để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó có nhiều chính sách được thể hiện rất rõ trong Nghị định số 109/2018/NĐ-CP. Bên cạnh quan tâm thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, ngành nông nghiệp Cần Thơ cũng đang tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ người dân nhân rộng các mô hình sản xuất hữu cơ gắn với phát triển thị trường tiêu thụ; chú trọng xây dựng vùng nông nghiệp hữu cơ trọng điểm, tập trung khối lượng sản phẩm lớn, chủng loại phong phú, đa dạng.

Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ cũng đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản an toàn, hỗ trợ, triển khai xây dựng vùng nuôi thủy sản áp dụng các tiêu chuẩn: Global GAP, ASC, SQF, BMP, Metro GAP,… Theo thông tin từ Sở NN - PTNT TP. Cần Thơ, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản an toàn của thành phố đạt 296ha, bao gồm 282,2ha theo tiêu chuẩn VietGAP và 13,8ha theo tiêu chuẩn BAP+ASC. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, nhiều cơ sở đã sản xuất giống nhân tạo thành công nhiều loài thủy sản bản địa có giá trị cao để phục vụ nuôi thương phẩm. Ngành nông nghiệp thành phố cũng hỗ trợ người dân xây dựng và nhân rộng nhiềumô hình hiệu quả như nuôi cá chạch, cá lóc, cá trê, cá rô, thát lát, lươn… theo hướng an toàn, sử dụng thức ăn công nghiệp thay thức ăn tươi sống. Qua đó, góp phần chủ động nguồn thức ăn, hạn chế dịch bệnh, giảm nhẹ chi phí lao động và các tác động xấu đến môi trường nuôi; có điều kiện đẩy mạnh nuôi thâm canh, nâng cao hiệu quả sản xuất và đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Sản phẩm nông thủy sản có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn trong cả nước Nguồn: ITN
Sản phẩm nông thủy sản có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn trong cả nước
Nguồn: ITN

Tăng cường kết nối cung - cầu

TP. Cần Thơ đề ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt - GAP phấn đấu tăng từ 5 -10%; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm và 15%/năm. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm dưới mức 3%/năm; 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

Để tạo thuận lợi cho kết nối đầu ra sản phẩm nông, lâm, thủy sản, ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ đã tích cực hỗ trợ nông dân liên kết thành lập các HTX nông nghiệp gắn với xây dựng mô hình cánh đồng lớn và các vùng chăn nuôi, trồng rau màu, cây ăn trái tập trung, có quy mô hàng hóa lớn, bảo đảm an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua đó, tạo thuận lợi trong kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ. Đến nay, thành phố đã có 104 HTX nông nghiệp. Nông dân tại các HTX quan tâmxây dựng mã số vùng trồng, thực hiện sản xuất các loại nông sản theo hướng an toàn, chất lượng cao, đạt theo VietGAP, Global GAP… Thông qua các HTX này, các doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để liên kết xây dựng vùng nguyên liệu để thu mua, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm.

Mới đây, Sở NN - PTNT TP. Cần Thơ đã phối hợp với Văn phòng điều phối Nông nghiệp Nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Bộ NN - PTNT, Hội Làm vườn Việt Nam và Hiệp hội rau quả Việt Nam tổ chức diễn đàn “Thúc đẩy kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản và phát triển du lịch sinh thái tại TP. Cần Thơ”. Tại diễn đàn, bên cạnh việc cung cấp các thông tin về cung - cầu sản phẩm và các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm của các thị trường xuất khẩu, các bên liên quan cũng đã trao đổi, thảo luận, đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc để tăng cường liên kết với nhau trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản để hướng tới mục tiêu xuất khẩu trong những năm tới, Thành phố cũng khuyến khích nông dân hình thành các HTX thủysản, các mô hình sản xuất trang trại gắn với xây dựng thương hiệu, tạo mối liên kếtsản xuất theo chuỗi giá trị. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và phối hợp, liên kết chặt với các địa phương trong vùng và cả nước để làm tốt hơn công tác tổ chức sản xuất, kết nối cung - cầu, xúc tiến và mở rộng thị trường tiêu thụ… nhằm ổn định đầu ra sản phẩm.

Năm 2022, TP. Cần Thơ đã ký kết với Bộ NN - PTNT Chương trình phối hợp “Bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giữa TP. Cần Thơ và các tỉnh, thành phố trong cả nước giai đoạn 2022 - 2025”. Mục tiêu của chương trình là đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ giữa TP. Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL; thúc đẩy giao thương giữa ĐBSCL và các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chương trình đề ra một số chỉ tiêu cần đạt là: số chuỗi, quy mô chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủysản an toàn của thành phố Cần Thơ với các tỉnh ĐBSCL tăng ít nhất 10%/năm; số chuỗi giá trị ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản của ĐBSCL với các tỉnh, thành phố trong cả nước đạt chuẩn mực quốc tế ít nhất 5%/tổng số chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Với sự hỗ trợ, đồng hành từ Bộ NN - PTNT, TP. Cần Thơ và các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ tiếp tục phối hợp, đẩy mạnh xây dựng thêm nhiều chuỗi cung ứng nông, lâm, thủysản an toàn, giúp bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng và góp phần khẳng định thương hiệu nông, lâm, thủy sản Việt Nam.

(Chương trình phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản)

Trên đường phát triển

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.