Cần Thơ: 148 khu dân cư tự phát tồn tại nhiều năm

Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ, qua rà soát, toàn thành phố có 148 khu dân cư tự phát tồn tại nhiều năm.

Theo ông Đỗ Thanh Thảo – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP Cần Thơ, các khu dân cư (KDC) tự phát nêu trên hình thành trên địa bàn 3 quận: Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thuỷ. Các khu dân tư tự phát này hình thành từ trước 2019.

Đến năm 2019, UBND TP Cần Thơ có chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh, lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý nhà nước về đất đai và trật tự xây dựng, đồng thời thành lập tổ công tác giải quyết vấn đề này. Đến ngày 27.10.2023, tổ công tác đã có báo cáo chính thức cho UBND TP Cần Thơ.

TP Cần Thơ có 148 khu dân cư tự phát tồng tại nhiều năm
TP Cần Thơ sẽ xử lý 148 khu dân cư tự phát tồn tại nhiều năm

Cụ thể, tại quận Ninh Kiều có 33 khu phân lô tự phát ở địa bàn 5 phường với diện tích hơn 15 ha; qua rà soát có tổng số 1.713 lô nền.

Trong số này, 23 khu có hạ tầng, công trình (gồm 17 khu có công trình, 6 khu mới chia lô). Quận Ninh Kiều xác định có 15 khu không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu. Số đất này được giữ nguyên hiện trạng, không cấp phép xây dựng, không cho chuyển mục đích sử dụng đất.

Còn tại quận Bình Thủy, có 89 khu tự phát, diện tích 73,39 ha, 7.227 thửa. Trong đó, 10 khu phù hợp, diện tích 3,2ha, 382 nền; 27 khu phù hợp một phần, diện tích 24,23ha, 2.874 thửa; 52 khu không phù hợp, diện tích hơn 45 ha, gần 4.000 thửa.

Tại quận Cái Răng có 26 khu tự phát với 465 thửa. Qua rà soát, có 5 khu phù hợp với 112 thửa; 4 khu phù hợp một phần với 82 thửa; 17 khu không phù hợp 272 thửa.

TP Cần Thơ có 148 khu dân cư tự phát tồng tại nhiều năm
Sở TN-MT TP Cần Thơ

Lãnh đạo Sở TN-MT TP Cần Thơ nhận định, qua rà soát tính pháp lý theo quy định về đất đai, nhà ở… các KDC tự phát chia làm 3 dạng: thứ nhất, phù hợp quy hoạch về đất đai, xây dựng; thứ 2 dạng phù hợp một phần; thứ 3 là dạng không phù hợp.

Về hướng xử lý sắp tới, đối với những KDC tự phát phù hợp, Sở TN-MT sẽ tham mưu UBND TP Cần Thơ thống nhất giao cho UBND các phường hướng dẫn người dân lập thủ tục đất đai, xây dựng và làm nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Còn những KDC phù hợp một phần, phần nào phù hợp xử lý như dạng 1, phần nào không phù hợp sẽ giữ nguyên hiện trạng. Với dạng không phù hợp thì yêu cầu giữ nguyên trạng.

Liên quan đến tình trạng KDC tự phát, Giám đốc Sở TN-MT TP Cần Thơ, đề nghị “Đối với quản lý đất đai, nhà ở từng địa phương, tôi khuyến cáo là ngay tại cơ sở phải tăng cường gần gũi, nhắc nhở bà con thực hiện đúng pháp luật về đất đai, xây dựng. Trong quá trình sử dụng đất đai, bà con phải chấp hành thực hiện đúng theo quy định pháp luật".

Địa phương

Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tạo sự đồng thuận thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy
Địa phương

Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tạo sự đồng thuận thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy

VÕ NGỌC KIÊN - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hòa Bình

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả không chỉ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng ta, mà còn là một trong những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

129 hộ dân ở Đắk Lắk tự nguyện trả lại đất rừng lấn chiếm
Địa phương

129 hộ dân ở Đắk Lắk tự nguyện trả lại đất rừng lấn chiếm

Sau một thời gian vận động, đến nay có 129 hộ dân đã tự nguyện trả lại hơn 600ha đất lấn chiếm ở tiểu khu 267, 268 thuộc xã Ea Bung, huyện Ea Súp (Đắk Lắk). Đây là kết quả từ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đã hoàn thành công tác thu hồi đất mà không phải tổ chức cưỡng chế.

Cần mẫn “chắt lọc” những giọt mật ngọt thơm ở làng nghề hơn 50 năm
Địa phương

Cần mẫn “chắt lọc” những giọt mật ngọt thơm ở làng nghề hơn 50 năm

Suốt hơn 50 năm qua, hàng chục hộ dân xã Thọ Điền của tỉnh Hà Tĩnh vẫn cần mẫn ép mía, “chắt lọc” ra những giọt mật ngọt thơm. Ngày nay, sản phẩm mật mía cũng là mặt hàng được nhiều người yêu thích lựa chọn sử dụng vào dịp Tết, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân nơi đây.

5 dấu ấn nổi bật của Công an tỉnh Bình Thuận năm 2024
An ninh cơ sở

5 dấu ấn nổi bật của Công an tỉnh Bình Thuận năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác bảo đảm ANTT, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, địa phương; sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ bảo đảm ANTT, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân tin tưởng, đánh giá cao. Công an tỉnh Bình Thuận đã vinh dự được Bộ Công an tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2024”.

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Địa phương

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Năm 2025, TP. Dĩ An được giao hơn 2.110 tỷ đồng vốn đầu tư công, thành phố sẽ ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án, công trình trọng điểm. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng dự án được giao vốn nhưng không giải ngân được hoặc giải ngân không hết kế hoạch vốn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

TP. Hồ Chí Minh phát động phong trào Công dân số - Kết nối nhanh với chính quyền
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh phát động phong trào Công dân số - Kết nối nhanh với chính quyền

App Công dân số TP. Hồ Chí Minh là cầu nối giúp người dân dễ dàng kết nối với chính quyền, phản ánh kiến nghị và tra cứu thủ tục hành chính một cách nhanh chóng. Ứng dụng còn cung cấp nhiều tiện ích thiết thực trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, giúp người dân cập nhật thông tin, tương tác trực tiếp với chính quyền một cách thuận tiện nhất.

Khánh Hòa đặt mục tiêu vươn lên top 15 cả nước về quy mô nền kinh tế
Địa phương

Khánh Hòa đặt mục tiêu vươn lên top 15 cả nước về quy mô nền kinh tế

Khánh Hòa đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với loạt dự án "khủng" hứa hẹn thay đổi diện mạo và thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh. Các dự án này không chỉ tập trung vào phát triển du lịch mà còn bao gồm những công trình hạ tầng quan trọng như sân bay và sân golf, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Gần 2.400 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch, Hòa Bình
Địa phương

Gần 2.400 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch, Hòa Bình

Phát biểu tại Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch tại huyện Lương Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Đức Hinh nhấn mạnh, Dự án Khu công nghiệp Nhuận Trạch khi đi vào hoạt động sẽ phát huy vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và tạo sự chuyển biến tích cực và mạnh mẽ cho tỉnh.