Cần thiết cải tổ triệt để hệ thống quản lý, kiểm soát các nguồn lực quốc gia
Báo Đại biểu Nhân dân
GS.TS Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Trong đó, cần thiết phải cải tổ hệ thống quản lý và kiểm soát các nguồn lực quốc gia, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí, trọng tâm là đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí.
Ảnh minh hoạ/INT
Phòng, chống lãng phí đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách
- Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp để phòng, chống lãng phí. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều năm qua, tình trạng lãng phí vẫn xảy ra, thậm chí nóng bỏng không kém gì tham nhũng. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
- Cần khẳng định rằng, trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trung ương, Bộ Chính trị đã có nhiều chủ trương lớn về phòng, chống lãng phí. Nghị quyết Đại hội nhiều khóa, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, XIII của Đảng đều nhấn mạnh yêu cầu và khẳng định chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Trên cơ sở đó, Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị để thực hiện như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25.12.2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực mới được bổ sung nhiệm vụ mới về phòng, chống lãng phí.
Quốc hội cũng đã ban hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí từ rất sớm (năm 2006) và hàng năm đều yêu cầu Chính phủ báo cáo việc thực hiện Luật này. Đặc biệt, năm 2022, Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao và ban hành Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tuy nhiên, cho đến nay, cùng với tham nhũng thì lãng phí vẫn chưa được chống triệt để, mà nhiều nơi nhiều lúc còn có tính phổ biến. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.
- Lãng phí gây ra những hệ lụy lớn đối với sự phát triển của đất nước. Theo ông, hệ lụy nào là nghiêm trọng và khó khắc phục nhất?
- Lãng phí gây ra nhiều hệ lụy đối với sự phát triển của đất nước. Thứ nhất, hệ lụy về vật chất là làm suy giảm nguồn lực con người, tài chính, làm giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, kể cả gia tăng khoảng cách giàu nghèo… Hệ lụy về của cải vật chất theo tôi là rất lớn.
Thứ hai, hệ lụy về niềm tin. Khi lãng phí còn phổ biến, thậm chí nặng nề và chưa được xử lý nghiêm, thì lòng tin của Nhân dân đối với Đảng cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
Thứ ba, hệ luỵ về hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Thực tế cho thấy, lãng phí trong tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, bố trí và sử dụng cán bộ đã và đang gây ra những hệ luỵ khôn lường. Sự lãng phí trong trùng lặp về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị; sự chậm trễ trong phân cấp, phân quyền; sự lãng phí do chậm tháo gỡ "điểm nghẽn" trong thể chế, thủ tục hành chính rườm rà; lãng phí do sự đùn đẩy, sợ trách nhiệm, lười nhác, trốn tránh công vụ của nhiều cán bộ, công chức đang gây ra những hệ luỵ khôn lường, chứ không chỉ là thiệt hại cho ngân sách. Trước hết, đó là hệ luỵ về sự suy giảm năng suất lao động, khả năng cạnh tranh cũng như hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Thứ tư, lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Thực tế đang chứng minh rằng, không có sự thiệt hại nào lớn hơn lãng phí nguồn lực xã hội, nguồn lực của đất nước trong các dự án "trùm mền”, công trình "đắp chiếu” vừa qua. Lãng phí trong lĩnh vực này khó đo đếm cụ thể, nhưng con số thiệt hại không dưới hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Và điều này đã được xác nhận trong Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 khi chỉ rõ: hầu hết các địa phương trong cả nước không thực hiện được các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dẫn đến tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch còn phổ biến, quy hoạch treo, dự án treo còn lớn, gây lãng phí lớn.
Cụ thể, chỉ tính riêng 7/15 địa phương Đoàn giám sát có báo cáo thông tin, trong kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt, số công trình, dự án phải tuyên bố hủy bỏ do sau 3 năm không triển khai thực hiện đã lên tới 1.739 công trình, dự án, với tổng diện tích đất 12.013 ha. Theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ của Bộ Tài chính, giai đoạn 2016 - 2021 vẫn còn 74.378,7 ha đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, có vi phạm pháp luật; diện tích đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa đã xử lý thu hồi là 49.541,6 ha. Tuy nhiên, số tiền xử phạt vi phạm thu được lại rất nhỏ, cả giai đoạn chỉ có 286 tỷ đồng.
Tất cả những hệ luỵ nói trên dẫn đến một hệ luỵ tại hại thứ năm, đó là làm lãng phí cơ hội. Do đó, hệ luỵ lớn nhất của lãng phí chính là làm lãng phí cơ hội phát triển của đất nước, của từng địa phương và mỗi chúng ta.
GS.TS Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Tập trung giải quyết triệt để nguyên nhân lãng phí tài sản công, nguồn lực
- Vậy theo ông, cần có giải pháp như thế nào để phòng, chống lãng phí hiệu quả?
- Trong bài viết với tựa đề “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ các giải pháp cần thiết để phòng, chống lãng phí. Tôi cho rằng, những giải pháp được Tổng Bí thư đề cập là hết sức đích đáng, đúng và trúng, vừa đột phá trước mắt, vừa toàn diện, lâu dài. Theo đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh yêu cầu thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”…
Từ nhận thức chung như vậy, cần rà soát để sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ các "điểm nghẽn" về thể chế phòng, chống lãng phí; tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế này; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công; có các hình thức khen thưởng, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hoặc có giải pháp làm lợi cho Nhà nước...
Đồng thời, cần tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo Nhân dân và phát triển đất nước. Trọng tâm là đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí. Cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp; chống bệnh quan liêu. Sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực hiệu quả; tăng cường tính bền vững, tối ưu hóa quy trình làm việc; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới…
Thời gian qua, chúng ta đang triển khai thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị với tinh thần chưa bao giờ quyết liệt, thần tốc như vậy. Thực hiện thành công cuộc cách mạng này sẽ giải quyết căn nguyên vấn đề lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn lực công. Cùng với đó, cần tập trung xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”, chống lãng phí phải trở thành ý thức, thói quen, văn hóa của mọi cán bộ, đảng viên và mọi người dân như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói.
Nói cách khác, phòng, chống lãng phí đang trở thành yêu cầu cấp thiết, một trong những điều kiện cần và đủ để chúng ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Yêu cầu đó giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của từng cá nhân cần có ý thức tiết kiệm, phòng chống lãng phí trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể là, cần có ý thức trong việc sử dụng nguồn lực xã hội, nhất là khai thác hiệu quả tài sản, tài nguyên. Các hành vi tưởng chừng nhỏ nhặt, như lãng phí điện, nước, lãng phí thời gian trong công việc..., đều là hành động có tác động tiêu cực đối với sự phát triển chung của đất nước. Khuyến khích ý thức tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, đặc biệt là tài sản công…; và cần thiết phải cải tổ hệ thống quản lý và kiểm soát các nguồn lực của quốc gia.
Nhìn lại lịch sử cho thấy, phòng chống tham nhũng, lãng phí là một trong những vấn đề được các nhà tư tưởng của chủ nghĩa Mac - Lenin rất quan tâm. V.I. Lenin từng nói “Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta. Chúng ta phải bài trừ mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan liêu tư bản chủ nghĩa của nó đã để lại đầy rẫy”
GS.TS Phan Trung Lý
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta nhấn mạnh “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải khắc phục khuyết điểm, tức là phải tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ của công”. Người chỉ rõ, để chống lãng phí, mỗi người "tự mình phải cần, kiệm”. Cần, kiệm phải là đức tính đầu tiên của người cách mạng. Hồ Chí Minh còn coi tiết kiệm là biện pháp quan trọng để tích lũy vốn, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện còn nhiều khó khăn, chỉ có đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, thì đất nước mới phát triển ổn định, Nhân dân mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1.2025, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao gấp 5 lần số doanh nghiệp thành lập mới. Dù một tháng là khoảng thời gian ngắn, lại trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán, song diễn biến này vẫn gợi nhiều suy nghĩ, nhất là trong bối cảnh đất nước đang phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay.
Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo tại phiên họp thứ 42 sáng 7.2, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, những quy định trong dự thảo Luật phải có tính đặc thù theo hướng tạo thuận lợi và điều kiện tốt hơn cho nhà giáo.
Người đứng đầu của cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp khi trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật... Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Vấn đề thứ chín cần quan tâm là phát triển và bảo đảm môi trường cầm quyền chính pháp, chính tín, dân chủ trong nước và sự hòa mục quốc tế bền vững chiến lược của Đảng.
Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua theo thủ tục rút gọn tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín tới. Đây không phải là lần đầu tiên "đạo luật để làm luật" này được sửa đổi toàn diện, nhưng có lẽ sẽ là lần sửa đổi đặc biệt nhất kể từ khi được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 đến nay.
Các quy định liên quan đến phân cấp, ủy quyền trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) là nội dung quan trọng được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp sáng 5.2. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần quy định minh bạch, công khai về việc phân cấp, ủy quyền, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa hai dự luật này.
Mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay được Quốc hội thông qua là 6,5 - 7%. Còn theo mục tiêu của Chính phủ, sẽ phấn đấu đạt mức tăng trưởng 8% hoặc cao hơn, tùy điều kiện nhằm tạo đà cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026 - 2030.
Dù còn đối mặt với không ít thử thách, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể chinh phục những đỉnh cao mới trong năm 2025 nhờ vào những cơ hội mang tính tự nhiên từ bối cảnh quốc tế và năng lực nội sinh. Trong đó, quyết tâm cải cách thể chế mạnh mẽ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi đang nổi lên như một động lực quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm “chốt” của giai đoạn 2020 - 2025.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Hội đồng Dân tộc là nghiên cứu định hướng xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc. Theo đó, Hội đồng Dân tộc sẽ tiếp tục nghiên cứu chuẩn bị tổ chức các hội thảo tham vấn lấy ý kiến chuyên gia phục vụ việc xây dựng Luật.
Ví Nghị quyết 57-NQ/TW như "khoán 10" cho nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, "Khoán 10" là để thoát nghèo, Nghị quyết 57-NQ/TW là để thoát bẫy thu nhập trung bình. Khoán 10 là giải phóng sức lao động, Nghị quyết 57 - NQ/TW là giải phóng sức sáng tạo. Tinh thần chung của hai chủ trương này đều là quản lý theo mục tiêu, không quản cách làm, là trao quyền tự chủ và trách nhiệm cho người làm, chấp nhận rủi ro và đánh giá dựa trên hiệu quả tổng thể, người làm được hưởng lợi từ thành quả lao động và sáng tạo.
Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp từ ngày 11 đến 19.2.1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên. Tham dự đại hội có các đoàn đại biểu của Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng cộng sản Thái Lan.
Quốc hội đã đi qua năm 2024 với nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác giám sát. Dành thời gian trả lời phỏng vấn Báo Đại biểu Nhân dân,Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng TRẦN QUANG PHƯƠNG nhấn mạnh, công tác giám sát của Quốc hội trong năm 2024 tiếp tục được triển khai toàn diện, đồng bộ, ngày càng thực chất, tạo chuyển biến toàn diện cả nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành nói chung và đối với vấn đề được giám sát nói riêng. Dư địa đổi mới hoạt động giám sát còn nhiều. Do đó, trong năm 2025 cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đóng góp vào sự đổi mới, phát triển của Quốc hội và đất nước trong bối cảnh tình hình mới hiện nay.
Năm 2025 kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2025) và 100 năm trường Mỹ thuật Đông Dương (1924 - 2024). Nhìn lại hai sự kiện lịch sử này không chỉ để khẳng định sức mạnh dẫn đường của Đảng và tài hoa sáng tạo của các thế hệ nghệ sĩ Việt Nam, mà còn gợi mở con đường xây dựng văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên mới - nơi bản sắc dân tộc hòa quyện sức sống hiện đại, vươn tầm thế giới.
Trải qua 95 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Nhân dân giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Vào đầu năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng chí Hội không đủ sức lãnh đạo, trong khi đó, số lượng cộng sản đoàn trong Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ngày một nhiều. Yêu cầu khách quan đòi hỏi phải có một tổ chức Đảng để lãnh đạo phong trào.
Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, trong bối cảnh đất nước đứng trước thế - vận mới, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ, có ý nghĩa chiến lược và cách mạng, tạo niềm tin mới, xung lực mới, khí thế mới cho toàn dân tộc bước vào kỷ nguyên mới...
Trong bài viết “Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã xác định 7 định hướng chiến lược đưa đất nước vào kỷ nguyên mới. Một trong 7 định hướng đó là, tăng cường tính Đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, mà giải pháp căn bản là “Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo... Luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc”[1].
Mục tiêu của giáo dục - đào tạo là phát triển con người toàn diện, nhưng trong giai đoạn hiện nay phải tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. “Chất lượng nguồn nhân lực quyết định sức cạnh tranh quốc gia. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực là "chìa khóa" để chúng ta bước vào kỷ nguyên mới một cách vững chắc” - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN ĐẮC VINH khẳng định.
Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội NGUYỄN THÚY ANH khẳng định, một trong những quan điểm Ủy ban luôn quán triệt sâu sắc, đó là “lấy người dân làm trung tâm” lên trên hết, trước hết và bảo đảm an sinh xã hội là trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước.
Là cơ quan được giao chủ trì soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y THANH HÀ NIÊ KĐĂM nhấn mạnh, định hướng xây dựng Luật là các quy định phải đi vào thực tiễn đời sống, là nhân tố tích cực tạo chuyển biến mạnh mẽ hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.