Cần tập trung đào tạo đội ngũ bác sĩ cho các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Đối với Y tế lại càng quan trọng. Theo đó, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, theo tôi chúng ta cần tập trung đào tạo đội ngũ bác sĩ, đặc biệt cho các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, PGS.TS.BSCC, ĐBQH khoá XV Nguyễn Công Hoàng – người đang kiêm nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên đã có những chia sẻ về công tác đào tạo sinh viên ngành y tế chất lượng cho xã hội.

Kết hợp Viện - Trường là mô hình lý tưởng cần được nhân rộng

- Trên cương vị là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược (Đại học Thái Nguyên), theo PGS Nguyễn Công Hoàng, đâu là phẩm chất cốt lõi cần có ở sinh viên ngành để trở thành những y, bác sĩ vừa giỏi chuyên môn vừa giàu y đức?

- PGS.TS Nguyễn Công Hoàng: Y là ngành đặc thù bởi vậy một sinh viên ngành y muốn trở thành một bác sĩ giỏi về chuyên môn và giàu y đức, việc học tập nâng cao trình độ, đan xen giữa lý thuyết và lâm sàng là việc rất cần thiết. Cùng với đó, các em cần đặc biệt quan tâm đến y đức, nhất là trong giai đoạn cơ chế thị trường hiện nay.

2-1.jpg
Đoàn công tác của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thăm, làm việc tại Liên bang Nga

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Đối với Y tế lại càng quan trọng. Theo đó, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, theo tôi chúng ta cần tập trung đào tạo đội ngũ bác sĩ, đặc biệt cho các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng thời quan tâm đến y tế cơ sở, chú trọng y tế chuyên sâu, xây dựng các trung tâm y tế vùng, từ đó làm đòn bẩy trong việc đào tạo, nâng cao trình độ cho các tỉnh thuộc khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc.

Chú trọng đào tạo lại, đào tạo liên tục công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng cao của nhân dân các tỉnh.

- Còn với cương vị là một cán bộ ngành y tế đi trước, nếu có lời khuyên các sinh viên, PGS sẽ chia sẻ gì vào thời điểm hiện nay?

- PGS.TS Nguyễn Công Hoàng: Như tôi trao đổi, hiện nay nguồn nhân lực ở các trường đại học là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên các cơ sở đào tạo ngành y tế phải gắn kết với các Trung tâm, Bệnh viện lớn, tầm cỡ để học viên, sinh viên có thể tiếp cận được kiến thức, kỹ năng từ người thầy.

463842432-1017603250405654-3059694404318299001-n.jpg
PGS.TS.BSCC Nguyễn Công Hoang phát biểu tại Hội thảo của ngành y tế năm 2024

Cùng với đó, ngành y ở các trường Đại học hiện nay cần chú trọng đến công tác thực hành trong y tế. Bởi vậy việc kết hợp Viện - Trường là mô hình lý tưởng cần được nhân rộng.

Đối với thế hệ trẻ hiện nay, nếu đã quyết tâm theo nghiệp blouse trắng, để trở thành một người thầy giáo, thầy thuốc giỏi, các em cần học tập, rèn luyện, phát triển bản thân.

Đặc biệt, các em phải cố gắng hội tụ đầy đủ 4 chữ: Đức - Kỹ - Bảo – Nhân, trong đó “Đức” là đạo đức; “Kỹ” là kỹ năng, kỹ thuật; “Bảo” là bảo vệ và “Nhân” là nhân dân.

Giảng đường chính là bệnh viện

- Nghề y là nghề đặc thù, nghề giáo là nghề cao quý, lí do nào đưa PGS.TS Nguyễn Công Hoàng bén duyên ngành y, và sau đó còn gắn bó thêm giảng đường đại học?

PGS.TS Nguyễn Công Hoàng: Với ngành y, tôi không có bất kỳ lý do nào, chỉ đơn giản là chữ “duyên” và thực sự nghề đã chọn tôi. Năm 1992, khi đứng trước quyết định chọn trường ở ngưỡng cửa đại học, ngành y lúc đó còn khó khăn lắm nhưng luôn được xã hội trân trọng.

Trong tiềm thức mọi người dân, nghề y đã gắn liền với hình ảnh bác sĩ mặc áo blouse trắng, hàng ngày chữa bệnh cứu người. Do đó tôi đã lựa chọn và vinh dự được đứng trong đội ngũ thầy thuốc như ngày hôm nay. Giờ nhìn lại gần 30 công tác trong ngành, nhiệt huyết của tôi thấy vẫn nguyên vẹn, vừa được làm nghề, vừa được cống hiến cho xã hội.

PGS.TS. Nguyễn Công Hoàng tại một sự kiện hợp tác quốc tế

PGS.TS. Nguyễn Công Hoàng tại một sự kiện hợp tác quốc tế

Còn với công việc giảng dạy tại trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, đây là công việc song song với khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, không thể tách rời. Chừng đó năm gắn bó với nghề, kinh qua nhiều vị trí công tác giúp tôi tự tin hơn khi đứng trên bục giảng. Với những giảng viên khác, thường thì chỉ giảng dậy trên giảng đường hay trong các phòng thí nghiệm. Còn với những “người 2 trong 1”, nhiều khi giảng đường chính là bệnh viện, là buồng bệnh hay phòng cấp cứu.

Như mọi người đều biết, đại học là cấp đào tạo nguồn nhân lực cao, do vậy đòi hỏi từ xã hội, đòi hỏi của nhà trường và từ bản thân các sinh viên không hề nhỏ. Áp lực, nhưng tôi yêu thích công việc này!

- Thưa PGS, với nhiều trách nhiệm như hiện tại (từ Quốc hội Khoá XV, PGS TS Nguyễn Công Hoàng trúng cử ĐBQH đơn vị tỉnh Thải Nguyên) ông phân chia thời gian của mình thế nào cho chừng đó khối lượng công việc?

PGS.TS Nguyễn Công Hoàng: Tôi luôn muốn chia sẻ với sinh viên những cảm xúc của mình sau mỗi lần được cấp trên thừa nhận chuyên môn, sự nỗ lực của bản thân, được tin tưởng giao những nhiệm vụ mới… Không phải để tự mãn, mà tôi luôn muốn các em hiểu rằng, để một người bác sĩ có những thành tựu trong sự nghiệp, tất cả phải xuất phát từ thái độ học tập nghiêm túc ngày hôm nay, chủ động tích luỹ chuyên môn và sáng tạo trong công việc.

ĐBQH Khoá XV Nguyễn Công Hoàng tham gia thảo luận tại tổ

ĐBQH Khoá XV Nguyễn Công Hoàng tham gia thảo luận tại tổ

Còn nhớ thời điểm năm 2012, khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Bệnh viện nhưng vẫn kiêm nhiệm Trưởng khoa Tai Mũi Họng và Trưởng bộ môn Tai Mũi Họng (Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên), đây là nấc thang quan trọng trong sự nghiệp, đan xen nhiệm vụ giữa công tác quản lý nhà nước, công tác chuyên môn và công tác giảng dạy, đào tạo. Lúc đầu, để sắp xếp được công việc và thời gian làm tốt cả 3 lĩnh vực quả thật không hề dễ dàng. Nhưng sau đó thì mọi việc cũng ổn, tôi không có bí quyết gì ngoài việc tận dụng tối đa thời gian và tự phân lịch công tác sao cho thật khoa học.

Ở giai đoạn, thời điểm nào cũng đều có khó khăn, thử thách. Với một người thầy giáo ngành y và thầy thuốc, để phát triển bản thân và trưởng thành cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn sớm nhất có thể. Cùng với đó gắn việc học lý thuyết với thực hành, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy, điều trị và chăm sóc người bệnh.

- Xin cám ơn PGS. TS Nguyễn Công Hoàng!

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, chiều 24.3, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên về "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data
Giáo dục

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data

PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho biết, một trong những thách thức lớn nhất là thay đổi nhận thức của người học về giáo dục suốt đời. Tuy nhiên, hiện nay trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đang từng bước được ứng dụng để cá nhân hóa trải nghiệm học tập, giúp người học đề xuất lộ trình học phù hợp với năng lực và nhu cầu thực tế. Từ đó, xóa đi các rào cản, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người.

TP. Hạ Long tiếp cận phương pháp tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
Giáo dục

TP. Hạ Long tiếp cận phương pháp tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 23.3, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tập huấn chuyên đề về tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến trong giáo dục mầm non cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán trên địa bàn.

Đắk Lắk: Sôi nổi ngày hội Đoàn tại Trường THCS Tân Lợi
Giáo dục

Đắk Lắk: Sôi nổi ngày hội Đoàn tại Trường THCS Tân Lợi

Hòa chung không khí tưng bừng của tuổi trẻ cả nước hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025), Trường THCS Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, khơi dậy tinh thần đoàn kết, sáng tạo và tự hào trong mỗi đoàn viên, thanh thiếu niên.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ
Giáo dục

Trường Đại học Kinh tế mở 4 chuyên ngành mới, đào tạo đa kỹ năng

Ngày 23.3, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN công bố các chuyên ngành đào tạo chương trình đào tạo cử nhân ngành kinh tế với 4 chuyên ngành mới, gồm: Kinh tế chính trị và Ngoại giao; Quản lý kinh tế; Kinh tế số và Quản lý; Kinh tế truyền thông và Báo chí. Với chương trình đào tạo đan xen đa kỹ năng, Trường ĐH Kinh tế khẳng định, các chuyên ngành mới sẽ cung ứng cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao.

Khánh Linh (Thành phố Lạng Sơn) cho biết: "Em bắt chuyến xe sớm nhất là 4 giờ xuống Hà Nội để kịp nghe tư vấn tuyển sinh của các chuyên gia. Dù tìm hiểu trên mạng rồi, nhưng em vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng về quy chế tuyển sinh của Bộ, cũng như thông tin của các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nên muốn xuống trực tiếp để nghe tư vấn và đặt câu hỏi".
Giáo dục

Sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua: Bỏ xét tuyển sớm, ngành giáo dục sửa 3 Luật, hoàn thiện cơ chế chính sách cho ngành khoa học công nghệ...

Quy chế xét tuyển đại học, cao đẳng 2025; sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành giáo dục; Công bố 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Năm 2024; Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển hơn 20.000 chỉ tiêu năm 2025... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua