Cần sửa đổi Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của các Tập đoàn năng lượng

Theo TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, cần sửa đổi điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế tài chính của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong lĩnh vực năng lượng, nhằm tạo thuận lợi phát triển điện gió ngoài khơi, điện khí LNG.

Băn khoăn về tiến độ dự án đấu nối và truyền tải điện

Làm rõ thực trạng những khó khăn các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi theo quy hoạch năng lượng quốc gia và Quy hoạch Điện VIII, TS. Thập cho biết, hiện tổng quy mô công suất 23 dự án được đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424 MW. Trong đó, nhà máy điện khí sử dụng khí khai thác trong nước là 7.900 MW (10 dự án); nhà máy điện khí sử dụng LNG đạt khoảng 22.400 MW (13 dự án).

Về tình hình đầu tư xây dựng đến tháng 6.2024, Nhà máy nhiệt điện Ô Môn I có công suất 660 MW đang sử dụng nhiên liệu dầu đã được đưa vào vận hành và sau đó sẽ sử dụng khí Lô B; Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4, công suất 1.624 MW, tiến độ đạt 85% sử dụng LNG từ Kho cảng LNG Thị Vải đang được xây dựng.

Ngoài ra, còn có 18 dự án đang trong quá đầu tư xây dựng, trong đó, có 9 dự án sử dụng khí khai thác trong nước và 3 dự án đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng công suất 4.500 MW.

Hiện, mới có 1 dự án điện gió ngoài khơi được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ khảo sát và nghiên cứu tiền khả thi giữa Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam cùng đối tác Singapore.

Cần sửa đổi Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của các Tập đoàn năng lượng -0
TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam phát biểu. Ảnh: Petrovietnam​​​​​

Từ thực trạng phát triển, TS. Nguyễn Quốc Thập phân tích các khó khăn, vướng mắc chung về cơ chế chính sách trong phát triển dự án điện khí LNG và điện gió ngoài khơi; trong đó, nhấn mạnh việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện chưa có hướng dẫn trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt đối với các dự án đầu tư. Cơ chế tài chính và thu xếp vốn gặp vướng mắc do vượt quy định về giới hạn tỷ lệ an toàn tín dụng 15% vốn điều lệ khi cho vay theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng, do vốn cần thu xếp huy động cho các dự án điện lớn.

Đáng chú ý, TS. Thập chỉ ra hầu hết các dự án điện không thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ. Hiện nay, chưa đủ cơ sở pháp lý thay thế bảo lãnh Chính phủ để có thể vay vốn/thu xếp vốn cho các dự án, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Ngoài ra, chính sách ưu đãi cho đầu tư phát triển các dự án điện, dự án sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới theo Luật Điện lực chậm được ban hành.

"Tiến độ dự án đấu nối và truyền tải điện chậm gây khó khăn cho các chủ đầu tư trong việc ra quyết định và tối ưu hiệu quả đầu tư. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản, công trình điện hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước sang ngành điện quản lý vận hành chưa được luật hóa và có hướng dẫn về nguyên tắc chung", ông Thập cho biết thêm.

Thị trường tiêu thụ điện khí - LNG tăng trưởng chậm

Về khó khăn, thách thức trong phát triển dự án điện khí - LNG, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho biết, thị trường tiêu thụ tăng trưởng chậm so với mục tiêu trong Quy hoạch điện VIII. Trong khi đó, khung pháp lý để hoàn thành, đẩy nhanh tiến độ đàm phán và ký kết thỏa thuận về pháp lý - kinh tế - thương mại giữa các chủ thể trong chuỗi dự án liên quan đến khí LNG vẫn chưa hoàn thiện.

Cơ chế, tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu LNG chưa có hướng dẫn cụ thể để các nhà đầu tư tham gia; chưa có cơ chế bảo lãnh bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ và nghĩa vụ thanh toán toán quốc tế về nhập khẩu LNG cho các dự án điện khí - LNG.

Cần sửa đổi Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của các Tập đoàn năng lượng -0
Chưa có cơ chế bảo lãnh bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ và nghĩa vụ thanh toán quốc tế về nhập khẩu LNG. Ảnh: Petrovietnam​​​​​​

Việt Nam hiện cũng chưa có quy định bên mua điện thực hiện bao tiêu sản lượng điện đối với điện khí LNG và cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện của các nhà máy điện khí LNG. 

Luật Giá hiện hành chưa quy định cước phí nhập khẩu, tồn trữ, tái hóa LNG thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, nên cước phí này sẽ được các bên liên quan đàm phán và thống nhất, dẫn đến gặp khó khăn trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán khí LNG và điện tương ứng.

Vướng mắc trong chấp thuận chủ trương đầu tư

Về việc đầu tư phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, TS. Nguyễn Quốc Thập thông tin, theo Quy hoạch điện VIII, công suất điện gió ngoài khơi đến năm 2030 đạt 6.000 MW, định hướng đến năm 2050 đạt từ 70.000 - 91.000 MW. Tuy nhiên, việc chấp thuận chủ trương và lựa chọn nhà đầu tư trong lĩnh vực điện gió còn có nhiều vướng mắc và chưa thống nhất giữa các văn bản quản lý pháp luật hiện hành. Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Đất đai đều chưa quy định rõ và cụ thể về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của các cấp đối với các dự án điện gió ngoài khơi.

Bên cạnh đó, công tác điều tra, khảo sát, thăm dò, đo đạc trên biển và giao khu vực biển để đầu tư dự án điện gió ngoài khơi chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục tại các văn bản pháp lý, chưa có khung chính sách giá, cơ chế giá cho điện gió ngoài khơi. Điều kiện đầu tư dự án điện gió đối với nhà đầu tư nước ngoài còn chưa rõ ràng.

6 nhóm giải pháp đột phá

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án điện khí LNG và điện gió ngoài khơi phát triển đạt kỳ vọng, TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam đưa ra 5 nhóm giải pháp.

Thứ nhất, nhóm giải pháp về khung pháp lý và cơ chế chính sách, TS. Thập cho rằng cần thiết sửa đổi và bổ sung một cách đồng bộ các Bộ luật. Gồm: Luật Điện lực, Luật Bảo vệ môi trường (kiểm đếm phát thải khí CO2; quy định, điều kiện quy đổi khí phát thải); Luật Thuế (cơ chế thuế phí đối với đầu tư, vận hành các dự án điện khí LNG, các dự án/công trình điện gió ngoài khơi; thuế xuất khẩu điện; tiêu chuẩn phát thải và khung thuế phí mua bán khí phát thải CO2); Luật Tài nguyên môi trường Biển và Hải đảo; Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đất đai...

Thứ hai, nghiên cứu phát triển thị trường điện theo sát với mục tiêu Quy hoạch điện VIII cần xây dựng tập trung và đồng bộ cụm kho cảng LNG, nhà máy điện và các khu công nghiệp/nhà máy có nhu cầu sử dụng điện đủ lớn; giải pháp thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các loại hình khu công nghiệp, cam kết tiêu thụ điện dài hạn cùng với chuỗi nhà máy điện và kho cảng LNG, điện gió ngoài khơi; đa dạng hóa việc đầu tư hạ tầng truyền tải điện tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là truyền tải cho các nhà máy điện khí LNG và điện gió ngoài khơi.

Thứ ba, nhóm giải pháp về cơ chế quản lý và thực thi, TS. Nguyễn Quốc Thập đề cập đến sửa đổi điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế tài chính của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng như Petrovietnam, EVN, TKV. Trong đó, chú trọng quy định về điều kiện thu xếp vốn đối với các dự án không được cấp bảo lãnh Chính phủ, cho phép các tập đoàn được thế chấp tài sản với các chủ thể trong hoạt động mua bán khí - LNG và mua bán điện trong các giao dịch PL-KT-TM trong chuỗi dự án điện LNG và các hộ tiêu thụ điện.

"Do đó, Hội Dầu khí Việt Nam kiến nghị nâng cấp nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính của các Tập đoàn Petrovietnam, EVN, TKV tương đương với bộ Luật do Quốc hội ban hành nhằm bảo đảm đủ hành lang pháp lý", TS. Thập nêu ý kiến.

Cần sửa đổi Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của các Tập đoàn năng lượng -0
Chưa có hướng dẫn quá trình khảo sát, thăm dò, đo đạc trên biển và giao khu vực biển để đầu tư dự án điện gió ngoài khơi. Ảnh: NTG​​​​​​

Thứ tư, nhóm giải pháp tham vấn và học hỏi kinh nghiệm, TS. Thập cho rằng, cần tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế sâu rộng, học hỏi về mô hình quản trị đầu tư trong lĩnh vực năng lượng; trong đó có lĩnh vực năng điện khí LNG, điện gió ngoài khơi nhằm bảo đảm điều kiện, cơ hội để xây dựng, hoàn thiện chính sách về năng lượng; học hỏi về mô hình quản trị đầu tư, xây dựng về công nghệ, tài chính và kinh nghiệm về triển khai các dự án điện khí LNG và điện gió ngoài khơi; học hỏi kinh nghiệm về vận hành hiệu quả và tối ưu các nhà máy điện khí LNG và điện gió ngoài khơi.

Thứ năm, nhóm giải pháp giúp thay đổi nhận thức và tư duy về điện khí LNG và điện gió ngoài khơi, Hội Dầu khí Việt Nam đề xuất, điện khí LNG cần được hấp thụ hay tiêu thụ bởi các khu công nghiệp hay các nhà máy chế biến và nói rộng hơn là nền kinh tế. Giá điện khí LNG đề xuất tính toán theo cơ chế thị trường, do chi phí nhập khẩu LNG chiếm phần lớn trong giá thành sản xuất điện. Các cam kết dài hạn về mua bán khí LNG về hợp đồng mua bán điện với khách hàng tiêu thụ và mở rộng đối tượng được mua bán điện trực tiếp.

Thứ sáu, nhóm giải pháp mang tính đột phá, TS. Nguyễn Quốc Thập kiến nghị Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy Ban Thường vụ Quốc hội xem xét để ban hành Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội gồm các điều kiện cần thiết và cho phép triển khai song song với quá trình hoàn thiện các bộ luật theo tinh thần của Nghị quyết chuyên đề đó.

"Đây là điều cần và đủ để quá trình hiện thực hóa các mục tiêu Chiến lược, Quy hoạch quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là điện khí LNG và điện gió ngoài khơi", Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam nhấn mạnh.

Theo Quy hoạch Điện VIII, từ nay đến năm 2030, tổng công suất bổ sung từ các dự án điện khí (30.424 MW) và điện gió ngoài khơi (6.000 MW) chiếm khoảng 50% tổng công suất cần bổ sung, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Đồng thời, việc phát triển điện khí và điện gió ngoài khơi sẽ giúp Việt Nam thực hiện cam kết trung hòa carbon vào năm 2050.

Tại cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII đầu năm 2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu xem xét, rà soát toàn bộ trình tự thủ tục đầu tư các dự án trong đó có những cam kết dài hạn mang tính nguyên tắc của Chính phủ đối với nhà đầu tư.

Kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.