Cần quyết tâm rất lớn cho mục tiêu tăng trưởng trên 8%
Báo Đại biểu Nhân dân
Hôm nay, 10.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên (Đề án), trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường sắp tới. Theo các chuyên gia, đây là mục tiêu rất thách thức, song vẫn có những dư địa đạt được và đòi hỏi quyết tâm rất lớn của từng bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.
Nền tảng cho tăng trưởng hai con số giai đoạn mới
Trong báo cáo Đề án gửi tới Quốc hội, Chính phủ cho biết, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021 - 2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Do đó, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên (cao hơn mục tiêu Trung ương, Quốc hội đã quyết nghị là 6,5 - 7%, phấn đấu 7 - 7,5%) góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026). “Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh”, báo cáo nêu.
Mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% rất thách thức, đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm rất lớn. Nguồn: ITN
Để đạt được mục tiêu, Chính phủ đặt ra kịch bản tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 9,5% trở lên (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7% trở lên); dịch vụ tăng 8,1% trở lên; nông, lâm, thủy sản tăng 3,9% trở lên). Quy mô GDP năm 2025 khoảng trên 500 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%...
“Rất thách thức” là cảm nhận chung của nhiều chuyên gia về mục tiêu tăng trưởng này, trong bối cảnh hầu hết các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF)… đều dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2025 ở mức dưới 7%. Trong báo cáo, Chính phủ cũng xác nhận, năm 2025, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Đó là tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, rủi ro gia tăng; xu hướng phân tách, phân cực ngày càng rõ nét; sức ép cạnh tranh gia tăng ở cả thị trường xuất khẩu và trong nước; các nước lớn có xu hướng gia tăng hàng rào thương mại, thuế quan để bảo hộ sản xuất; các yếu tố an ninh phi truyền thống, thiên tai, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số… tác động, ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Điều này có thể tác động tới kinh tế nước ta.
Song, với quyết tâm cao, Chính phủ xác định “chủ động nắm bắt, khai thác tối đa mọi cơ hội, nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển”. Đó là tư duy chiến lược, tầm nhìn phát triển về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc; sự thống nhất nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị về đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng và toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế; sự kế thừa, phát huy mạnh mẽ kết quả đạt được trong năm 2024; niềm tin của Nhân dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế nước ta; cơ hội thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại… từ vị thế của nước ta trên bản đồ công nghiệp bán dẫn, khởi nghiệp sáng tạo… toàn cầu.
Cải cách phải thật nhanh
Quyết tâm tăng trưởng cao đã được Chính phủ đề ra từ cuối năm ngoái, với việc Thủ tướng ký Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20.12.2024 về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Mới nhất, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5.2.2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Đây là lần đầu tiên, Chính phủ giao “KPI” (chỉ số định lượng giúp đánh giá hiệu suất công việc) tăng trưởng cho các ngành, địa phương, cho thấy nỗ lực, quyết tâm rất lớn, với mục tiêu cao nhất là bảo đảm cho tăng trưởng trên 8% trong năm nay.
Chính phủ cũng xác định các điều kiện để đạt tăng trưởng cao, đó là: tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế, giải pháp; phân cấp, phân quyền triệt để; hoàn thành công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, không để ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn; phát huy vai trò dẫn dắt tăng trưởng của các vùng động lực, hành lang kinh tế và cực tăng trưởng, trong đó tăng trưởng GRDP của các địa phương tối thiểu ở mức 8 - 10%; trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4 - 4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP…
Nhìn vào 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Đề án, có thể thấy nhiều nội dung không mới, đã được nhắc đến từ nhiều năm qua, như: hoàn thiện thể chế, pháp luật; khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công thông qua tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cũng như các Chương trình mục tiêu quốc gia…; thúc đẩy đầu tư tư nhân, xuất khẩu…
Tuy vậy, lần này, các giải pháp đi kèm đã được liệt kê khá chi tiết, cụ thể và toàn diện, định lượng bằng những con số như phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 để bổ sung đầu tư cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt khoảng 55%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) năm 2025 tăng khoảng 12% trở lên… Với việc vạch rõ từng nhiệm vụ, giải pháp được ví sẽ là “kim chỉ nam” cho các bộ, ngành, địa phương có cơ sở để soi chiếu, triển khai.
Chính phủ rất quyết tâm, song việc có cụ thể hóa được mục tiêu tăng trưởng hơn 8% trong năm nay còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao nhất trong hành động của từng bộ, ngành, địa phương và cả cộng đồng doanh nghiệp. Nói như Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1.2025, tất cả các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm triển khai ở mức độ cao hơn, thậm chí gấp đôi so với trước đây thì mới có thể đạt được.
Còn theo các chuyên gia, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi nhất có thể để doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân yên tâm, sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ là chìa khóa then chốt cho mục tiêu tăng trưởng mới! Các giải pháp gỡ về mặt thể chế cần phải được đẩy nhanh nhất có thể, bởi chậm ngày nào đồng nghĩa cơ hội tiến tới mục tiêu tăng trưởng trên 8% có nguy cơ xa dần…
Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp: Có cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân
Năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Do vậy, việc Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm nay sẽ là nền tảng để tạo đà bật lên cho giai đoạn tiếp theo - kỷ nguyên mới của dân tộc.
Muốn đạt được mục tiêu này, then chốt là phải có cơ chế thúc đẩy đầu tư tư nhân. Bởi lẽ trong tổng mức đầu tư toàn xã hội thì đầu tư tư nhân chiếm khoảng 55%. Đó là yếu tố quyết định cho mục tiêu tăng trưởng trên 8%, chứ không phải là đầu tư công. Khi đầu tư tư nhân phát triển sẽ đẩy bánh xe kinh tế đi lên.
Để phát triển đầu tư tư nhân, quan trọng nhất là phải cải cách thể chế để nhà đầu tư yên tâm thấy Chính phủ thực sự mở cửa, thực sự mong chờ cho người ta đầu tư, và người ta bỏ tiền ra đầu tư thực sự có hiệu quả. Cải cách thể chế nằm ở hai khía cạnh.
Một là, thủ tục đầu tư phải thông thoáng, cởi mở. Hai là, muốn phát triển kinh tế sâu rộng, bền vững, Chính phủ cần xác định không nên đặt mục tiêu thu ngân sách ngắn hạn mà cần phải nhìn mục tiêu dài hạn hơn, khi đó cơ chế mới thực sự thông thoáng. Nếu chỉ đặt mục tiêu ngắn hạn thì sẽ không khuyến khích được đầu tư.
Hiện, Chính phủ mới đề cập cải cách về thể chế, pháp luật, còn cải cách về thủ tục đầu tư như thế nào thì chưa rõ. Do vậy, cần quan tâm đến vấn đề quan trọng này, để nhà đầu tư thấy là thủ tục của chúng ta rất thuận lợi, thời gian ngắn, chỉ 6 tháng - 1 năm thay vì phải mất 2 - 3 năm như hiện nay thì mới giải ngân được. Tức là, Chính phủ cần giao chỉ tiêu cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương về cải cách thể chế, thủ tục, không nên chỉ giao mỗi số liệu về tăng trưởng.
Điều đáng mừng là trong 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%, Chính phủ rất quan tâm đến việc ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí, như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản tranh chấp và các vụ án kéo dài; tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản để tăng nhanh nguồn cung… Đây là chủ trương rất đúng, song để biến thành hiện thực còn rất nhiều việc phải làm.
Hiện nay, trong nhiều dự án đang làm dở thì có dự án bị vướng quy hoạch, có dự án vướng thủ tục, thậm chí chỉ vướng về tên do Luật Đấu thầu quy định phải là liên danh, nhưng sau khi thắng thầu, trên cơ sở liên danh họ lập ra công ty lại không được chấp nhận. Bản chất ở đây không phải là khúc mắc về pháp lý, mà là về thủ tục và cần phải tháo gỡ vấn đề này.
Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, bất động sản nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung đang rất trông chờ các biện pháp hành động cụ thể của các bộ, ngành, địa phương trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp. Cải cách cần phải tiến hành thật mạnh, thật khẩn trương, vì thời gian không chờ đợi chúng ta; nếu chờ đến tháng 5 - 6 tới mới xong sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 8%.
Vài năm trở lại đây, Công ty TNHH dịch vụ điện Thủy Nguyên là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP Hải Phòng. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang rất hồ hởi mong đợi vào nghị quyết mới về phát triển kinh tế tư nhân. Ở đó, môi trường kinh doanh được bảo đảm bình đẳng, minh bạch và hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp tư nhân cần được tin tưởng trao nhiệm vụ: doanh nghiệp lớn nhận làm nhiệm vụ lớn, doanh nghiệp nhỏ nhận làm nhiệm vụ nhỏ.
Dự án Khu dân cư An Phú Sinh được UBND tỉnh Long An chấp thuận cho Công ty CP Đầu tư Xây dựng An Phú Sinh làm chủ đầu tư từ năm 2019. Đến nay, gần 6 năm trôi qua nhưng chủ đầu tư vẫn chưa xong đền bù giải phóng mặt bằng, phần lớn diện tích dự án để cỏ mọc um tùm, vắng người qua lại.
Chiều 17.3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ chuyển giao Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố về địa phương, lập Chi Cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường.
Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
Tại Việt Nam, Haxaco là doanh nghiệp phân phối xe MG. Haxaco được biết đến là doanh nghiệp phân phối Mercedes-Benz lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lợi nhuận của Haxaco lại ghi nhận đến từ việc mở rộng kinh doanh ô tô thương hiệu MG - một hãng xe của Trung Quốc.
Asia Life cho biết là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trọn gói về gia công thực phẩm chức năng. Theo đó, doanh nghiệp này cung cấp dịch vụ “từ A đến Z” bao gồm việc sản xuất gia công thực phẩm bảo vệ sức khoẻ - xây dựng, nghiên cứu công thức – đăng ký và công bố sản phẩm – tư vấn truyền thông thương hiệu.
Giữa thách thức của nông nghiệp hiện đại, mô hình sản xuất khoai tây bền vững của PepsiCo và Syngenta mang đến một giải pháp đột phá. Bắt đầu từ Tây Nguyên, dự án đã mở rộng ra các tỉnh phía Bắc, kết hợp công nghệ tiên tiến với tri thức nông dân, tạo ra những cánh đồng khoai tây cho năng suất vượt trội, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh và bền vững.
Từ ngày 15.3.2025, hệ thống Kho bạc Nhà nước đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới thống nhất. Đây là dấu mốc quan trọng với hệ thống Kho bạc Nhà nước, bước sang giai đoạn phát triển mới tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Theo PGS.TS. BÙI HỮU TOÀN, Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng, kinh tế tư nhân hiện nay được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng. Vì vậy, việc ban hành nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển đột phá khu vực này là hết sức cần thiết. Trong đó, giai đoạn đầu, nên tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp lớn để tạo động lực tăng trưởng nhanh chóng.
Nhìn vào dữ liệu tài chính cho thấy, việc đưa các chương trình bản quyền từ Trung Quốc về Việt Nam đang là "gà đẻ trứng vàng" của Yeah 1 Group. Ngay sau "anh trai" và "chị đẹp", mới đây Yeah 1 Group cho biết trong năm 2025 sẽ tiếp tục phát triển hai dự án trọng điểm là Show It All và HAHA Farmer đều được mua bản quyền từ Trung Quốc.
Thông tin từ MB Ageas Life cho biết, hiện đang làm việc chặt chẽ với cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình điều tra.
Bản lĩnh không chỉ giúp con người vượt qua thử thách mà còn tạo nên dấu ấn khác biệt. Xuân Son và Omoda & Jaecoo Việt Nam chính là minh chứng cho tinh thần tiên phong ấy. Một bên là cầu thủ kiên cường, vươn lên từ gian khó để khẳng định vị thế. Một bên là thương hiệu xe ô tô đổi mới, tiên phong chinh phục thị trường. Sự kết hợp này không chỉ gắn kết thể thao và công nghệ, mà còn tôn vinh tinh thần dám nghĩ lớn, hành động mạnh mẽ.
Thực tế nước ta thời gian qua đã phát sinh tình trạng “núp bóng sở hữu” cũng như nhiều vụ việc tổ chức, cá nhân kiểm soát doanh nghiệp theo cách thức thiếu minh bạch. Nhằm ngăn chặn tình trạng này, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) lần này sửa đổi theo hướng bổ sung các quy định liên quan đến chủ sở hữu hưởng lợi (CSHHL) của doanh nghiệp.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam và Công ty CP Lê Bảo Minh tổng cộng 230 triệu đồng do vi phạm các quy định liên quan đến lĩnh vực chứng khoán.
Hà Nội, ngày 14.3.2025, sau ba năm gián đoạn, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines sẽ chính thức khôi phục đường bay thẳng Hà Nội – Moscow (Nga) từ ngày 8.5.2025. Việc khai thác lại đường bay này không chỉ củng cố vị thế của Vietnam Airlines trên các đường bay quốc tế mà còn hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng bay, nâng cao hiệu quả khai thác của hãng.
Mới đây, tại Bãi Đất Đỏ, Phường An Thới, TP. Phú Quốc, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ khởi động các dự án phục vụ tuần lễ cấp cao APEC 2027. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và phát biểu tại sự kiện.
Xác định rõ mục tiêu tăng trưởng của Tập đoàn sẽ góp phần quan trọng cùng đất nước tăng trưởng "2 con số" trong giai đoạn tới, Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã và đang tập trung quản trị hiệu quả, triển khai các giải pháp đồng bộ, nâng cao hiệu suất, hiệu quả, bảo đảm duy trì nhịp độ sản xuất kinh doanh an toàn, giữ nhịp tăng trưởng ổn định.