Ban hành nghị quyết cá biệt tại kỳ họp HĐND

Cần quy định thống nhất, cụ thể

Trên thực tế, có những nghị quyết cá biệt nội dung phức tạp cần lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức chịu ảnh hưởng; có cần phải đánh giá tác động về xã hội, về môi trường hay không... Đây là những câu hỏi chưa được trả lời, rất cần sự quan tâm, nghiên cứu và hướng dẫn. Việc có một quy định thống nhất, cụ thể về quy trình, thủ tục, trình tự ban hành nghị quyết cá biệt tại các kỳ họp HĐND hết sức cần thiết.

Chưa có hướng dẫn trình tự, thủ tục ban hành

Trong hoạt động của mình, Nghị quyết là hình thức văn bản hành chính duy nhất được HĐND các cấp ban hành tại các kỳ họp. Trong đó, có nghị quyết chứa quy phạm pháp luật (QPPL) được gọi là nghị quyết QPPL, và nghị quyết không chứa QPPL được gọi là nghị quyết cá biệt. HĐND dùng cả hai hình thức văn bản này để quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, quyền hạn của HĐND bao gồm: quyền quyết định (quyết định và quy định), quyền thông qua và quyền phê chuẩn. Hình thức văn bản của HĐND thể hiện các quyền hạn của mình là nghị quyết. Đối với nghị quyết QPPL đã được quy định thống nhất và rất cụ thể. Đối với hình thức nghị quyết cá biệt, hiện chưa có một văn bản nào của Quốc hội, Chính phủ hay của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền hướng dẫn trình tự, thủ tục ban hành. Đây là một khó khăn cho việc ban hành hình thức nghị quyết này.

3.jpg
HĐND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp. Ảnh: N. Quyền

Trong khi đó, hình thức nghị quyết cá biệt (không chứa QPPL) là loại văn bản được các kỳ họp HĐND xây dựng và ban hành khá nhiều, nhất là đối với HĐND cấp huyện và HĐND cấp xã. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật khác,HĐND cấp huyện và HĐND cấp xã chỉ được ban hành nghị quyết QPPL trong trường hợp được luật hoặc nghị quyết của Quốc hội giao. Còn lại là các nghị quyết không chứa nội dung QPPL.

Hiện nay, việc xây dựng và ban hành nghị quyết cá biệt chưa có quy định pháp luật thống nhất, cụ thể về thủ tục, trình tự xây dựng và ban hành hình thức nghị quyết này. Tuy nhiên không vì thế mà trình tự, thủ tục ban hành nghị quyết cá biệt được thực hiện một cách tùy tiện, mà nó vẫn phải thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Đó là: nghị quyết được ban hành phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản QPPL trong hệ thống pháp luật; phải tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL; bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản QPPL; bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản QPPL; bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL…

Có cn lấy ý kiến, đánh giá tác động?

Trong xây dựng và ban hành nghị quyết cá biệt, có những nghị quyết không cần phải xem xét đến sự cần thiết phải xây dựng nghị quyết như: nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm; nghị quyết phê chuẩn, xác nhận kết quả bầu cử; nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc UBND; nghị quyết thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND; nghị quyết tổng biên chế ở địa phương...

Có những nghị quyết nhất thiết phải xem xét nghiên cứu sự cần thiết của việc ban hành nghị quyết. Đó là các nghị quyết về chủ trương đầu tư, các nghị quyết thông qua các đề án, dự án, kế hoạch phát triển về lĩnh vực kinh tế... Việc ban hành nghị quyết cá biệt phải bảo đảm quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi bổ sung 2019), trước khi được HĐND thông qua và ban hành thì phải được các Ban HĐND thẩm tra.

Trình tự xây dựng, ban hành nghị quyết cá biệt có thể theo các bước như sau: Thường trực, các Ban HĐND, UBND, UBMTTQ hoặc các cơ quan khác đề xuất xây dựng ban hành nghị quyết theo thẩm quyền để triển khai thực hiện các công việc quản lý nhà nước hoặc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tại phiên họp Thường trực HĐND, Thường trực, các Ban HĐND nghe cơ quan đề xuất trình bày sự cần thiết và tiến hành thảo luận. Nếu các thành viên dự họp nhất trí, Thường trực HĐND sẽ đưa vào danh mục xây dựng nghị quyết. UBND giao cho cơ quan tham mưu, chủ trì xây dựng nghị quyết, trình dự thảo ra HĐND thảo luận, biểu quyết thông qua…

Tuy nhiên, có những nghị quyết cá biệt có nội dung phức tạp như: Nghị quyết thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; nghị quyết chuyển mục đích sử dụng đất; nghị quyết chuyển mục đích sử dụng rừng; hoặc các nghị quyết về chủ trương đầu tư, nghị quyết thông qua các đề án quy hoạch, các kế hoạch phát triển kinh tế... Những nghị quyết này có cần lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức chịu ảnh hưởng hay không? Có cần phải đánh giá tác động về xã hội, về môi trường hay không?... Đây là những câu hỏi chưa được trả lời. Do vậy thời gian tới rất cần sự quan tâm, nghiên cứu và hướng dẫn của Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan Trung ương có trách nhiệm trong xây dựng và ban hành nghị quyết cá biệt trong hoạt động của HĐND.

Có thể nói, nghị quyết cá biệt là hình thức văn bản được HĐND các cấp sử dụng nhiều trong các kỳ họp, nhất là các kỳ họp của HĐND cấp huyện và HĐND cấp xã. Để nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND các cấp, việc có một quy định thống nhất, cụ thể về quy trình, thủ tục, trình tự ban hành nghị quyết cá biệt tại các kỳ họp HĐND hết sức cần thiết. Đây chính là một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc ban hành các văn bản của HĐND, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp.

Diễn đàn

Quang cảnh Kỳ họp thứ 18, HĐND huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Diễn đàn

Đẩy mạnh phân cấp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đã sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, sử dụng đất đai của 8 luật khác nhằm xử lý mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Nội dung Điều 245 Luật Đất đai 2024 sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương liên quan thẩm quyền HĐND tỉnh, huyện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, quy định về thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 72 Luật Đất đai 2024 cơ bản kế thừa các quy định Luật Đất đai 2013 và đẩy mạnh phân cấp hơn trước.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tuyến đường kiểu mẫu tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc
Hội đồng nhân dân

Làm gì để sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc, xứng đáng là huyện dẫn đầu tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ... Đoàn giám sát HĐND tỉnh cho biết, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực, phấn đấu đạt mục tiêu huyện NTM kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững đến năm 2025.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại cơ sở - ảnh NGUYỄN OANH
Hội đồng nhân dân

Kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc đạt hiệu quả cao, đi đầu của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ...

Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Lê Trường Giang gặp gỡ, lắng nghe ý kiến cử tri
Diễn đàn

Bài cuối: Kiên trì đeo bám, không để kiến nghị bị “lãng quên”

Bên cạnh chú trọng tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, phân loại theo lĩnh vực, đánh số theo thứ tự để có cơ sở theo dõi, đôn đốc giải quyết… Thường trực HĐND thị xã Hoàng Mai, Nghệ An cùng với các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu xác định rõ giám sát kiên trì, đeo bám liên tục, không để kiến nghị cử tri bị “lãng quên” và “đi đến cùng sự việc”.

Toàn cảnh buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm định mức biên chế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Để bảo đảm định mức giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ kịp thời cho công tác dạy và học, thì việc ban hành quyết định giao số lượng hợp đồng lao động giảng dạy thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 là cần thiết… Tuy nhiên, cần quan tâm sắp xếp, bảo đảm định mức số học sinh/lớp theo quy định; nghiên cứu kỹ việc thừa, thiếu cục bộ giáo viên để có tính toán, phân bổ khoa học;…

Tổ đại biểu HĐND huyện Thanh Chương giám sát thực tế việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Định kỳ nghe báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết

Theo Thường trực HĐND huyện Thanh Chương, việc Thường trực HĐND huyện định kỳ tổ chức họp nghe UBND huyện, các tổ chức, đơn vị báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng báo cáo trả lời việc giải quyết; đồng thời, bảo đảm việc tuân thủ thực hiện đúng quy định trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Cùng với đó là phát huy vai trò giám sát của Tổ đại biểu.

HĐND huyện Yên Thành giám sát việc thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025.
Diễn đàn

Bài 1: Hướng về cơ sở, tăng cường khảo sát thực tế

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ 5, nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức vừa qua, nhiều cách làm hiệu quả đã được chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát quyền lực như: tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND; định kỳ tổ chức họp nghe tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị; tăng cường hướng về cơ sở; đồng hành với chính quyền, giám sát các kiến nghị ngay trong quá trình giải quyết…

HĐND các tỉnh, thành phố đang phải tổ chức rất nhiều kỳ họp chuyên đề để giải quyết công việc phát sinh
Diễn đàn

Bài cuối: “Trao quyền” cho Thường trực HĐND giải quyết các vấn đề phát sinh

Thường trực HĐND là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của HĐND. Tuy nhiên, hiện nay mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND chỉ được giải quyết tại kỳ họp HĐND chứ không quy định về việc HĐND ủy quyền cho Thường trực HĐND thực hiện một số công việc phát sinh thuộc thẩm quyền của HĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp. Điều này khiến HĐND đang phải tổ chức nhiều kỳ họp chuyên đề gây tốn kém ngân sách, không phát huy được vai trò của Thường trực HĐND.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa Ảnh: Minh Hiếu
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Tạo chuyên nghiệp, hiệu quả

Chất vấn; xem xét báo cáo của các cơ quan, đơn vị; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu; tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND… là các hình thức giám sát của HĐND. Như vậy, hoạt động giám sát của đại biểu HĐND chiếm phần lớn thời gian và cường độ làm việc lớn. Để hoạt động giám sát của HĐND ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả, cần tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách tại các Ban HĐND.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Khải Hân
Diễn đàn

Hướng dẫn các hội tự đề xuất thực hiện nhiệm vụ phù hợp

Làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp về công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội; giao biên chế, khoán kinh phí hoạt động và cơ chế giao nhiệm vụ, ủy thác thực hiện nhiệm vụ đối với một số tổ chức hội trên địa bàn, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh đề nghị, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có hướng dẫn cụ thể để các tổ chức hội tự đề xuất nhận thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, tiêu chí hoạt động.

Đoàn giám sát làm việc tại UBND tỉnh. Ảnh: Diệu Thảo
Diễn đàn

Đồng bộ triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển điện

Khảo sát trực tiếp tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, cung ứng, tiêu thụ điện năng lớn trên địa bàn và làm việc với UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đề nghị, tỉnh tiếp tục khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực điện lực của địa phương. Triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển điện lực bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh và các Quy hoạch năng lượng quốc gia…

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương giám sát thực tế tại Đền An Sinh. Ảnh: Tuấn Nguyên
Diễn đàn

Khai thác giá trị di sản xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn

Làm việc với UBND thị xã Đông Triều về thực hiện chính sách, pháp luật bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn, Đoàn giám sát Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị, thị xã và các sở, ngành liên quan tiếp tục rà soát, tập hợp những dữ liệu liên quan để chỉnh sửa, bổ sung các nội dung giới thiệu về di tích; khai thác tối đa giá trị về cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hóa - lịch sử. Từ đó, nghiên cứu xây dựng các sản phẩm, các tuyến du lịch hấp dẫn, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Toàn cảnh cuộc giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai với UBND tỉnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục việc làm, quản lý lao động và Bảo hiểm xã hội Ảnh: Lan Mai
Diễn đàn

Ứng dụng chuyển đổi số vào đào tạo các ngành phục vụ tương lai

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục việc làm, quản lý lao động và Bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 2020 - 2023 tại một số đơn vị trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh công tác đào tạo nghề là nội dung quan trọng. Vì vậy, ngành lao động, thương binh và xã hội cần ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào công tác đào tạo các ngành để chuẩn bị nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế trong tương lai, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án đường cao tốc hoàn thành.

Toàn cảnh buổi giám sát
Diễn đàn

Gỡ khó giải phóng mặt bằng xây dựng các khu, cụm công nghiệp

Giám sát việc triển khai xây dựng, quản lý, khai thác các khu, cụm công nghiệp, giai đoạn từ năm 2017 - 2023 trên địa bàn thành phố Hòa Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị, các cấp, ngành cần tích cực phối hợp, hỗ trợ thành phố sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư...

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Xuân Hương chủ trì buổi giám sát
Diễn đàn

Kiến nghị thành lập cơ quan chuyên quản lý về an toàn thực phẩm

Từ thực tế có những chồng chéo, thiếu thống nhất trong quy định trách nhiệm quản lý theo ngành, lĩnh vực về an toàn thực phẩm hiện nay, đại diện một số sở, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh về việc cần nghiên cứu, thành lập 1 cơ quan quản lý riêng về an toàn thực phẩm để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa khảo sát tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Nông Cống
Hội đồng nhân dân

Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong hoạt động của HĐND

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ra đời cùng với Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để hoạt động của HÐND nói chung, hoạt động giám sát nói riêng được triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn những điểm nghẽn cần sớm được tháo gỡ để hoạt động của HĐND ngày càng khoa học, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn mong đợi của cử tri. Trong đó, có 3 vấn đề cần được quan tâm là chế tài - nhân lực và thẩm quyền.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021 - 2025 tại huyện Đức Cơ
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Cân nhắc kỹ lưỡng trong điều chỉnh

Khi xây dựng kế hoạch đầu tư công, ngoài đáp ứng các quy định, cần dự báo, lường trước các yếu tố khác phát sinh. Việc điều chỉnh phải cân nhắc kỹ lưỡng, xét nhiều yếu tố liên quan trước khi quyết định, tránh tùy tiện, nhất là điều chỉnh dừng thực hiện chủ trương đầu tư chương trình, dự án khi đã được cấp có thẩm quyền quyết định và đã thông báo rộng rãi cho cử tri trên địa bàn.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021 - 2025 tại thị xã An Khê
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Khẩn trương lập danh mục dự án đầu tư dự kiến

Để bảo đảm tiến độ, các địa phương cần khẩn trương lập danh mục dự án đầu tư dự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của cấp mình theo các hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Đối với kế hoạch đầu tư công hằng năm, các dự án đưa vào phải đáp ứng điều kiện tại Điều 53 Luật Đầu tư công, cần lưu ý về thời gian tổ chức thực hiện.

Bài 1: Xác định cụ thể “trường hợp cần thiết”
Diễn đàn

Bài 1: Xác định cụ thể “trường hợp cần thiết”

Luật Đầu tư công quy định “Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án…”. Do vậy, để bảo đảm quy định và nâng cao chất lượng quyết định chủ trương đầu tư, khi thực hiện cần đề nghị làm rõ xác định cụ thể trường hợp nào là “trường hợp cần thiết”, đồng thời, việc “giao” ở đây được hiểu là phân quyền cho chính quyền địa phương. Quá trình thực hiện, lưu ý thêm các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công liên quan đến chủ trương đầu tư…

Giải quyết kịp thời hơn các nhiệm vụ phát sinh
Diễn đàn

Giải quyết kịp thời hơn các nhiệm vụ phát sinh

Để tăng hiệu quả tổ chức các kỳ họp chuyên đề, Thường trực, các Ban HĐND tỉnh Bình Phước sẽ chủ động phối hợp, đồng hành với UBND tỉnh trong nắm tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy chuẩn bị nội dung trình kỳ họp, để các nhiệm vụ phát sinh được giải quyết nhanh hơn, kịp thời hơn nhưng cũng bảo đảm quy định của pháp luật. Kết hợp giải quyết các nội dung cấp bách với các công việc thường xuyên.