Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Cần quy định chi tiết với việc nâng tuổi nghỉ hưu

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm các Đoàn Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đa số các ĐBQH cho rằng, việc nâng tuổi nghỉ hưu cần có các quy định chi tiết, bảo đảm áp dụng đúng đối tượng và đáp ứng điều kiện về sức khỏe, năng lực. Điều này sẽ vừa giúp sĩ quan đảm bảo quyền lợi, vừa không ảnh hưởng đến chất lượng công tác và nhu cầu trẻ hóa lực lượng quân đội.

Bảo đảm áp dụng đúng đối tượng

Luật Sĩ quan năm 1999 qua nhiều lần sửa đổi bổ sung (năm 2008, năm 2014) đã tạo cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ sĩ quan vững mạnh, làm nòng cốt xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật Sĩ quan đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập. Do đó, các đại biểu thống nhất việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan là cần thiết, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, mong muốn, dự án Luật sẽ thực hiện thông qua quy trình trong một kỳ họp.

5d2143fd-6e7d-4cda-989c-04e99a29dc47.jpeg
Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc phát biểu tại Tổ. Ảnh: Lâm Hiển

Theo Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc, việc quy định độ tuổi và thời gian phục vụ phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân sĩ quan mà còn tác động đến hiệu quả hoạt động của toàn lực lượng. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, tỷ lệ lương hưu được tính dựa trên số năm đóng bảo hiểm xã hội, với mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ lương hưu sẽ tăng thêm. Để đạt mức hưởng tối đa là 75%, các sĩ quan thường cần có đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội (nam: 35 năm, nữ: 30 năm).

Đối với sĩ quan quân đội, thời gian phục vụ cũng được tính vào thời gian đóng bảo hiểm, nhưng một số người do nhập ngũ hoặc gia nhập lực lượng muộn, hoặc nghỉ hưu sớm theo quy định, nên chưa đủ năm đóng bảo hiểm để đạt tỷ lệ 75%. Việc nâng tuổi nghỉ hưu cho sĩ quan nhằm giúp họ có thêm thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đạt đủ số năm quy định để hưởng mức tối đa là 75%. Điều này sẽ rất phù hợp trong các trường hợp sĩ quan có thâm niên phục vụ lâu dài, giữ các vị trí quan trọng và vẫn bảo đảm được sức khỏe, khả năng công tác.

Tuy nhiên, qua khảo sát tại địa phương, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, cần phải có sự đánh giá kỹ lưỡng về tác động của môi trường lao động (nhất là các yếu tố tính chất, vị trí, môi trường địa bàn công tác, nhiệm vụ trong quân đội) để bảo đảm điều kiện sức khỏe của sĩ quan. Ngoài ra, việc nâng tuổi nghỉ hưu cần có các quy định chi tiết, bảo đảm áp dụng đúng đối tượng và đáp ứng điều kiện về sức khỏe, năng lực. Điều này, sẽ vừa giúp sĩ quan bảo đảm quyền lợi, vừa không ảnh hưởng đến chất lượng công tác và nhu cầu trẻ hóa lực lượng quân đội. Nhất là đối tượng làm ở những nơi không bảo đảm, ở khu vực biên giới cần có sự cân nhắc để cho những đối tượng này.

d7db591e-0db6-4584-ae8c-ffce65f15b81.jpeg
ĐBQH Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh) phát biểu. Ảnh T. Tâm

Đồng quan điểm, ĐBQH Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh) cũng cho rằng, lực lượng sỹ quan luôn đối diện với những khó khăn về sức khỏe, gia đình do vậy nên cân nhắc và đánh giá kỹ hơn tác động thế nào về tăng tuổi nghỉ hưu cho phù hợp. Nếu cần thiết nên có quy định mang tính nguyên tắc trong Luật này xem đối tượng nào cần thiết sẽ tăng tuổi chứ không nên đồng loạt tăng. Bởi nếu họ có nhu cầu nghỉ thì không nên cứng nhắc. Đại biểu đề xuất thêm, nguyên tắc này nên giao cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định để phù hợp với từng vị trí, từng lĩnh vực trong công tác. Ngoài ra, cần bảo đảm đầy đủ chế độ chính sách cho lực lượng sỹ quan.

Hướng dẫn chi tiết và nhất quán thực hiện các chính sách nhà ở

Chính sách về nhà ở cho sỹ quan tại ngũ là một trong những chính sách quan trọng nhằm bảo đảm đời sống và ổn định chỗ ở cho cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và gia đình; góp phần nâng cao sự yên tâm công tác, gắn bó lâu dài của họ với lực lượng. Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, việc áp dụng quy định về mức hưởng phụ cấp nhà ở, hỗ trợ nhà ở xã hội và bảo đảm nhà ở công vụ cho sĩ quan trong lực lượng vũ trang Quân đội Nhân dân Việt Nam còn gặp một số bất cập.

Trong đó, quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội tại nhiều địa phương hạn chế, đặc biệt ở khu vực đô thị lớn nơi nhu cầu nhà ở của sĩ quan, quân nhân rất cao. Thêm vào đó, ngân sách và nguồn vốn dành cho phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế, dẫn đến số lượng nhà ở xây dựng chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Điều này gây áp lực lớn cho sĩ quan khi phải tìm chỗ ở ngoài, thường với giá cao hơn rất nhiều so với khả năng chi trả. Mặt khác, mức phụ cấp nhà ở cho sĩ quan quân đội thường không đủ đáp ứng nhu cầu nhà ở tại các khu đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, nơi có chi phí thuê nhà cao.

Điều này khiến nhiều sĩ quan gặp khó khăn trong việc tìm chỗ ở phù hợp. Một số sĩ quan tại các khu vực có chi phí nhà ở cao nhưng nhận mức phụ cấp thấp hơn so với thực tế. Ngoài ra, cấp bậc càng cao thì mức phụ cấp càng cao, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cấp bậc không phản ánh đúng nhu cầu thực tế về nhà ở của từng sĩ quan, dẫn đến sự thiếu công bằng.

b1ff8756-0afc-40cd-9b8a-68ae3973ba5b.jpeg
Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ chiều 28.10. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, nhà ở công vụ chưa phân bổ đồng đều giữa các khu vực và cấp bậc, đặc biệt ở các đơn vị có điều kiện khắc nghiệt. Điều này dẫn đến tình trạng một số sĩ quan ở khu vực khó khăn, xa gia đình không được bố trí nhà ở công vụ phù hợp. Bên cạnh đó, chất lượng nhà ở công vụ thấp, thiếu cơ chế quản lý và bảo dưỡng. Mỗi địa phương và đơn vị có cách thức thực hiện khác nhau, dẫn đến sự không đồng nhất trong việc áp dụng chính sách, gây khó khăn cho sĩ quan trong việc theo dõi và tiếp cận quyền lợi.

Do đó, một số đại biểu đề nghị cần có hướng dẫn chi tiết và nhất quán giữa các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các chính sách nhà ở, nhằm bảo đảm quyền lợi của sĩ quan được thực thi đồng đều, có quy định cụ thể mức hưởng về phụ cấp nhà ở, hỗ trợ về nhà ở, bảo đảm nhà công vụ theo từng đối tượng đối với lực lượng vũ trang Quân đội nhân dân.

Đối với việc chính quyền địa phương bố trí quỹ đất và bàn giao cho Bộ Quốc phòng làm cơ quan chủ quản, quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư để triển khai thực hiện phát triển nhà ở xã hội cho quân đội, ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) nhất trí bổ sung Khoản 5 sau khoản 4, Điều 47 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là một nội dung mới, ảnh hưởng và có liên quan tới rất nhiều quy định pháp Luật khác.

Theo đại biểu, việc đánh giá tác động của chính sách cũng đã được Bộ Quốc phòng nêu tại Báo cáo số 4145/BC-BQP ngày 1.10.2024. Quy định này sẽ tác động tích cực như giúp đáp ứng nhu cầu nhà ở cho quân nhân và gia đình họ, tạo điều kiện ổn định đời sống và công tác; đảm bảo sự ổn định của Luật Nhà ở 2023, Luật Đất đai 2024; Quản lý hiệu quả, chặt chẽ, rút gọn về thủ tục và tiến độ dự án.

Thời sự Quốc hội

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Thời sự Quốc hội

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ là cần thiết

Chiều 28.10, thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, các ĐBQH Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đều thống nhất với tờ trình của Chính phủ và thẩm tra báo cáo về dự án luật. Song, các đại biểu đề nghị xem xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của sĩ quan nữ cấp bậc quân hàm Đại tá để phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Chỉ quy định những vấn đề lớn trong luật

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) chiều nay, 28.10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay các vấn đề chuyển đổi rất nhanh, nếu quy định chi tiết quá thì sẽ rất vướng. Do đó, dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam là dự luật đầu tiên đánh dấu tư tưởng, tư duy đổi mới, tức là trong luật chỉ quy định những vấn đề lớn, còn lại giao Chính phủ và cấp có thẩm quyền phù hợp quy định.

Làm rõ chính sách hỗ trợ nhà ở với sĩ quan quân đội
Thời sự Quốc hội

Làm rõ chính sách hỗ trợ nhà ở với sĩ quan quân đội

Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 2014 quy định sĩ quan tại ngũ được hưởng phụ cấp nhà ở và chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ, nhưng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể. Do vậy, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, trong lần sửa đổi này, cần quy định cụ thể theo từng đối tượng được hưởng chính sách này. 

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội phù hợp tính chất "là ngành lao động đặc biệt"
Thời sự Quốc hội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội phù hợp tính chất "là ngành lao động đặc biệt"

Chiều 28.10, thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các ĐBQH Tổ 11 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Đà Nẵng, Sơn La) đều nhất trí rằng, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của đội ngũ sĩ quan nhằm phát huy năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, góp phần giảm áp lực đào tạo cán bộ và phù hợp tính chất, nhiệm vụ của Quân đội "là ngành lao động đặc biệt".

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ đối với sĩ quan quân đội là phù hợp

Chiều 28.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của đội ngũ sĩ quan quân đội giúp phát huy năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, góp phần giảm áp lực đào tạo cán bộ và phù hợp tính chất, nhiệm vụ của Quân đội “là ngành lao động đặc biệt”.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Đáp ứng yêu cầu đến 2025 cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An và Quảng Ngãi) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại phiên họp chiều nay, 28.10, các đại biểu Quốc hội thống nhất với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này, nhằm xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đến năm 2025 cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh; tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp Tổ chiều 28.10
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Linh hoạt, ủy quyền, phân cấp cho Bộ Quốc phòng

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tinh thần đổi mới cách thức xây dựng pháp luật của Quốc hội: đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Quốc hội quy định, còn lại sẽ giao cho Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xem xét. 

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương hoàn thiện văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản

Tiếp tục phiên họp sáng nay, 28.10, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm khắc phục các hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội. Đây là vấn đề mà các cấp, các ngành ở địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đang rất mong mỏi, chờ đợi.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Cần có quỹ dành riêng cho đầu tư phát triển nhà cho thuê

Để phát triển nhà ở xã hội, giúp người thu nhập thấp có chỗ ở, các đại biểu Quốc hội cho rằng, không thể trông chờ doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà cho thuê mà phải có một quỹ dành riêng cho đầu tư phát triển nhà cho thuê, theo đó, có thể hình thành quỹ này từ tiền thu 2% tiền sử dụng đất nhà ở xã hội của các dự án nhà ở thương mại. 

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn)
Thời sự Quốc hội

Triển khai các giải pháp mạnh để kiểm soát tình trạng đầu cơ nhà đất

Phát biểu tại phiên họp sáng nay, 28.10, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nêu thực tế tình trạng “đầu cơ, thổi giá, đẩy giá” đang là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà đất tăng cao như thời gian qua. Đại biểu đề nghị, Chính phủ nghiên cứu triển khai các biện pháp mạnh để kiểm soát tình trạng đầu cơ nhà đất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Kiên quyết xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực trong quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Sáng nay, 28.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe và thảo luận tại Hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Hôm nay, Quốc hội giám sát tối cao về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Chính trị

Hôm nay, Quốc hội giám sát tối cao về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Ngày 28.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội thảo luận về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.