Cần phát triển, nâng cao năng lực số cho học sinh TP. Hồ Chí Minh

Tại hội thảo Phát triển năng lực số gắn liền với năng lực nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, nhiều ý kiến chuyên gia, nhà giáo cho rằng việc phát triển và nâng cao năng lực số cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng.

1111.jpg
Phát triển và nâng cao năng lực số cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng

Theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh, trong thời đại số với khối lượng thông tin khổng lồ, người học cần có khả năng phân tích hợp lý và tư duy phản biện để đánh giá thông tin hiệu quả. Trong đó, năng lực số là yếu tố sống còn để đạt đến thành công trong học tập, nghiên cứu và phát triển sự nghiệp.

Một số kỹ năng số để học sinh trở thành công dân số toàn cầu là năng lực tư duy thông tin và dữ liệu thể hiện qua khả năng tìm kiếm, hiểu và sử dụng thông tin, dữ liệu một cách hiệu quả...

Năng lực giao tiếp và hợp tác là khả năng giao tiếp và hợp tác với người khác bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số...

Khả năng sáng tạo và chia sẻ nội dung kỹ thuật số là sử dụng công cụ kỹ thuật số để tạo văn bản, hình ảnh, video và các loại nội dung khác...

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để phát triển năng lực số cho học sinh một cách hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nhà trường cần có chiến lược quản lý toàn diện, tập trung vào các yếu tố như: xây dựng mục tiêu và kế hoạch phát triển năng lực số cho học sinh THPT. Mục tiêu hướng đến đầu tiên là giúp học sinh hiểu và sử dụng công nghệ số hiệu quả, đồng thời biết cách tìm kiếm, phân tích, đánh giá thông tin từ môi trường số.

Cùng với đó, học sinh cần được trang bị kỹ năng bảo vệ an toàn thông tin cá nhân và sức khỏe tinh thần khi tiếp cận công nghệ. Đặc biệt, việc khuyến khích học sinh sử dụng công nghệ để sáng tạo và giải quyết các vấn đề thực tiễn sẽ thúc đẩy tư duy phản biện và phát triển khả năng tự học, làm việc nhóm. Kế hoạch phát triển năng lực số bắt đầu từ việc tích hợp nội dung về công nghệ vào chương trình học, lồng ghép kiến thức số vào các môn học..

Ngoài ra, trường học cũng cần có các buổi học về an toàn số và chăm sóc sức khỏe tinh thần giúp học sinh bảo vệ bản thân trước những rủi ro của môi trường số và biết cách quản lý thời gian sử dụng thiết bị. Chưa kể, việc đánh giá và cải tiến kế hoạch phát triển năng lực số qua các bài kiểm tra thực hành và ý kiến từ học sinh, phụ huynh sẽ giúp hoàn thiện quá trình này...

Giáo dục

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trong đó có nhiều điểm đổi mới quan trọng. Tuy nhiên, về quy định thang điểm chung và dành 20% chỉ tiêu cho xét tuyển sớm đang gây nhiều ý kiến tranh cãi đồng tình và không đồng tình. 

 Bộ GD-ĐT lý giải cách hiểu đúng về quy định “siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm
Giáo dục

Bộ GD-ĐT lý giải cách hiểu đúng về quy định “siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, “xét tuyển sớm” và “phương thức xét tuyển” là khác nhau. Xét tuyển sớm được sử dụng để phân biệt về mặt thời gian so với đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT. Trong khi đó, các phương thức xét tuyển được sử dụng ở bất kỳ đợt xét tuyển nào.

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
Giáo dục

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản

Ngày 26.11, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Mộc bản - Di sản và công nghệ”, quy tụ các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đưa ra các giải pháp bảo tồn Mộc bản và khai thác giá trị của nó trong phát triển du lịch và văn hóa.

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Giáo dục

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 26.11, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Viện An ninh phi truyền thống (INS) và ra mắt Tạp chí “Quản trị, an ninh và Công nghệ”. Nhân dịp này, Viện An ninh phi truyền thống đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng
Giáo dục

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Đồng thời, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội là cùng nhau xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

 Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục
Giáo dục

Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân tới Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Bulgaria Galin Tsokov đã thay mặt Chính phủ hai nước ký kết Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028.

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai
Giáo dục

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai

Ngày 24.11, Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn (Thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho hơn 500 sinh viên khóa 15. Buổi lễ là sự vinh danh cho quá trình nỗ lực, học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ, vượt qua khó khăn để đạt được thành quả xứng đáng của các tân khoa.