Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi):

Cân nhắc việc luật hóa lộ trình tăng thuế giá trị gia tăng

"Việc xác định lộ trình tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng phải được tính toán hết sức kỹ lưỡng, thận trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện còn nhiều khó khăn". Nhấn mạnh vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cân nhắc không quy định lộ trình tăng thuế trong Luật mà giao Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định. 

Tiếp tục Phiên họp chuyên đề pháp luật, sáng 14.8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi).

Cân nhắc việc luật hóa lộ trình tăng thuế giá trị gia tăng -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Luật hóa lộ trình tăng thuế, hướng tới mở rộng cơ sở thu

Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, về đối tượng không chịu thuế, có ý kiến đề nghị bỏ quy định đối với trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu ra nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tại khoản 1, Điều 5 dự thảo Luật.

Việc tiếp tục giữ quy định này của Luật hiện hành là không phù hợp nguyên tắc của thuế GTGT là chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trong trường hợp đầu ra là sản phẩm chịu thuế GTGT; đồng thời, đã làm mất số thu của các địa phương có sản lượng nông nghiệp lớn. Chính sách này là cần thiết khi các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy tự tạo nhưng không còn phù hợp khi các doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn điện tử có nối mạng trực tiếp với cơ quan thuế để theo dõi tình hình thu nộp ngân sách… Vì vậy, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị, bỏ quy định này tại khoản 1, Điều 5 dự thảo Luật.

Cân nhắc việc luật hóa lộ trình tăng thuế giá trị gia tăng -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Về ý kiến đề nghị triển khai định hướng tăng mức thuế suất phổ thông 10% theo lộ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách nêu rõ, chiến lược cải cách thuế đến năm 2030, Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18.11.2016, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII đều đưa ra phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu tăng thuế suất thuế GTGT theo lộ trình.

Mức thuế suất phổ thông 10% của Việt Nam hiện nay là thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, tạo ra dư địa để tăng thuế như nhiều nước đã làm để nâng cao hiệu quả thu ngân sách từ sau đại dịch.

Xu thế chính sách tài khóa giai đoạn hiện nay là tăng thuế gián thu đánh vào tiêu dùng một cách hợp lý để có điều kiện giảm thuế trực thu đánh vào đầu tư, góp phần giải quyết bài toán về số thu ngân sách, đồng thời khuyến khích đầu tư cho tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh khó có thể ban hành sắc thuế mới như thuế tài sản trong giai đoạn trước mắt.

Cân nhắc việc luật hóa lộ trình tăng thuế giá trị gia tăng -0
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long

Vì vậy, việc sửa đổi Luật lần này là cơ hội để thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra qua nhiều giai đoạn và là nội dung cơ bản để triển khai định hướng mở rộng cơ sở thu.

Do đó, tiếp thu ý kiến ĐBQH, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị bổ sung vào khoản 3, Điều 9 dự thảo Luật lộ trình tăng thuế suất thuế GTGT từ mức 10% lên 11% vào ngày 1.1.2028 và lên mức 12% vào ngày 1.1.2030.

"Lộ trình này không ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế trong thời gian 4 - 5 năm tới và bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch để các doanh nghiệp có thể tính toán, hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách nêu rõ. 

Không tạo ra khoảng trống pháp lý

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tán thành 5 nhóm nội dung mà cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã thống nhất phương án giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật; đồng thời, đề nghị, các cơ quan tiếp tục rà soát, thể hiện thành quy định phù hợp trong dự thảo Luật, bảo đảm về mặt nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp.

Về các trường hợp không phải nộp thuế GTGT đầu ra nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, Chủ tịch Quốc hội tán thành với phương án của Ủy ban Tài chính – Ngân sách, bảo đảm nguyên tắc “chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trong trường hợp đầu ra là sản phẩm chịu thuế GTGT”. Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, việc bổ sung quy định “trường hợp hàng hoá chưa được người bán kê khai nộp thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế” sẽ giải quyết được quan ngại của cơ quan soạn thảo về việc kiểm soát và khắc phục tình trạng gian lận hoá đơn.

Cân nhắc việc luật hóa lộ trình tăng thuế giá trị gia tăng -0
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Về mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, Chủ tịch Quốc hội tán thành quy định mức ngưỡng doanh thu trong dự thảo Luật và quy định giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội thẩm quyền điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ. Tuy nhiên, về ngưỡng cụ thể, các cơ quan cần tiếp tục phối hợp, đánh giá tác động, lựa chọn phương án phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Về thuế suất (Điều 9), đối với các trường hợp chịu thuế suất 0%, 5%, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc thấu đáo, đánh giá đầy đủ các tác động liên quan, phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án để có lựa chọn tối ưu.

Đối với định hướng tăng mức thuế suất phổ thông 10%, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần bám sát định hướng tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18.11.2016 của Bộ Chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược cải cách thuế đến năm 2030.

"Việc xác định lộ trình phải được tính toán hết sức kỹ lưỡng, thận trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện còn nhiều khó khăn. Do đó, đề nghị cân nhắc không quy định lộ trình tăng thuế trong Luật mà giao Chính phủ nghiên cứu để trình Quốc hội xem xét, quyết định", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. 

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, thống nhất các nội dung trong dự thảo Luật, đảm bảo các ý kiến được tiếp thu, giải trình đầy đủ, thuyết phục. Cùng với đó, cần bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, đáp ứng các yêu cầu đặt ra khi sửa đổi luật; bảo đảm chất lượng dự luật trình Quốc hội, nhất là về tính thống nhất với hệ thống pháp luật, không tạo ra khoảng trống pháp lý, luật hóa tối đa các nội dung đã được thực tế kiểm nghiệm, giảm thiểu việc giao cho Chính phủ, các bộ quy định…

Chính trị

Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
Sự kiện nổi bật

Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Tối 3.12, tại Nhà Hát lớn, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu chỉ đạo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Đúng 19h10 tối 3.12, (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Haneda, Thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 4 - 7.12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.

Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki và Phu nhân tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường thăm chính thức Nhật Bản trưa 1.12 tại sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
Chính trị

Tạo xung lực mới cho đà phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản

Ngay sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 4 - 7.12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân. Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị mới, đồng thời cũng là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 12 năm kể từ năm 2012.

Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác Quốc tế - Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Quế Lâm
Sự kiện nổi bật

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam, giá trị Việt Nam, trí tuệ Việt Nam ra thế giới

Tối nay, 3.12, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn, Thủ đô Hà Nội. Trước thềm sự kiện quan trọng này, Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác Quốc tế - Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Quế Lâm cho biết, Giải thưởng không chỉ khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các giải thưởng quốc gia uy tín của Việt Nam mà còn là diễn đàn sáng tạo và lan tỏa hình ảnh Việt Nam, giá trị Việt Nam, trí tuệ Việt Nam ra thế giới.