Cân nhắc lộ trình phù hợp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Chia sẻ tại Hội thảo “Tham vấn hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.3 tại Hà Nội, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, chính sách thuế cần được xây dựng một cách hợp lý, có lộ trình phù hợp và đánh giá tác động kỹ lưỡng để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, không làm giảm động lực tiêu dùng, ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế.

dsc-8457.jpg
Toàn cảnh Hội thảo

Tăng thuế đột ngột có thể gây tác động ngược

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Chín sắp tới. Đây là sắc thuế có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trong đó có ngành rượu, bia, nước giải khát. Cơ quan soạn thảo hiện đang đề xuất 2 phương án đối với rượu, bia, trong đó có phương án tăng cao và liên tục đạt tới 100% cho tới năm 2030 (theo Phương án 2). Với nước giải khát, dự thảo bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường hàm lượng trên 5g/100ml theo tiêu chuẩn Việt Nam vào đối tượng chịu thuế TTĐB với thuế suất dự kiến áp mức 10%.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam, những năm gần đây, nhất là sau dịch Covid-19, ngành đồ uống đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, việc ban hành chính sách thuế cần cẩn trọng, hỗ trợ doanh nghiệp, không cản trở động lực tăng trưởng kinh tế.

Bà Trần Ngọc Ánh Giám đốc Ngoại vụ cấp cao, đại diện cho Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam, cho rằng cần có những chính sách phù hợp để tránh cái bẫy “kép”, xuất khẩu thì khó khăn mà thị trường trong nước thì không đạt được tốc độ tăng trưởng mong đợi trong bối cảnh quốc tế đầy biến động, bất ổn và trong nước hiện nay còn nhiều khó khăn thách thức như hiện nay. Bà Ánh kiến nghị ban soạn thảo cần thực hiện đánh giá tác động một cách toàn diện, lượng hóa, có sự tham gia của các tổ chức nghiên cứu độc lập để bảo đảm cơ sở khoa học cho chính sách thuế, tổ chức tham vấn đầy đủ các đối tượng chịu sự tác động đồng thời xem xét yếu tố phát triển kinh tế để tránh gây xáo trộn cho ngành sản xuất bia và các ngành liên quan. Đồng thời, cân nhắc lộ trình tăng thuế hợp lý để giảm thiểu tác động tiêu cực đến mục tiêu của Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng, qua đó duy trì động lực tăng trưởng kinh tế và sự ổn định của ngành bia.

Đối với mặt hàng thuốc lá, nhiều ý kiến ủng hộ chủ trương tăng thuế TTĐB đối với mặt hàng này để giảm lượng tiêu thụ mặt hàng này, hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, cần cân nhắc về bước tăng thuế không tạo độ sốc cho doanh nghiệp và thị trường.

Cân nhắc lộ trình tăng thuế hợp lý

Trước đề xuất tăng thuế TTĐB với mặt hàng bia, rượu, Trưởng Ban Pháp chế, Phó Tổng Thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn cho rằng, Dự thảo Luật Thuế TTĐB được xây dựng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, khu vực doanh nghiệp đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Năm 2024, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 14,7% so với năm 2023. Trong khi đó, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và 2 con số giai đoạn 2026 - 2030. Do đó, việc điều chỉnh thuế suất TTĐB một cách đột ngột có thể làm giảm sức mua, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển chung của nền kinh tế. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ông Đậu Anh Tuấn kiến nghị, việc tăng thuế TTĐB cần được cân nhắc kỹ lưỡng, để hài hòa mục tiêu tăng thu ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế.

Đồng tình với phân tích này, theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế (VTCA) Việt Nam, cần nghiên cứu cân nhắc mức độ tăng về mức thuế tuyệt đối, tăng tỷ lệ thuế suất cũng như lộ trình tăng hợp lý bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, công ăn việc làm của người lao động trong chuỗi cung ứng từ khâu trồng nguyên liệu của nông dân, nhà máy sản xuất, kinh doanh thương mại. Từ đó, tạo điều kiện để ổn định thị trường, giúp doanh nghiệp, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng dần thuế đến năm 2030, tránh bị sốc do tăng nhanh, đột ngột.

Ở góc độ chuyên gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh Võ Trí Thành cho rằng, đối với mặt hàng bia rượu, thuốc lá, áp thuế không giảm được hành vi, vì người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các sản phẩm bất hợp pháp. Trong khi, Nghị định 100 và Nghị định 168 đã làm giảm tiêu dùng mặt hàng này. Như vậy, cần xem xét các biện pháp khác chứ không phải chỉ tăng thuế. Đồng tình với các kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội về giãn thuế, ông Thành cho rằng, trước khi đề xuất thuế, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trên các yếu tố về tính cân bằng, tác động ngân sách, tiêu dùng, lao động… Đồng thời, ban soạn thảo có thể đưa ra nhiều phương án tăng thuế.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, năm 2024 mặc dù tiêu dùng tăng tốt nhưng tính toán chỉ bằng 2/3 trước dịch sau khi trừ lạm phát cho thấy sức cầu tiêu dùng còn rất yếu. Do đó, nếu tăng thuế càng nhanh, càng cao sẽ giảm tổng hòa lợi ích đối với ngành và nền kinh tế càng lớn dẫn đến giảm tổng cầu tiêu dùng và đầu tư. Ngoài ra, việc tăng thuế TTĐB đối với đồ uống chưa chắc đã tác động đúng đối tượng điều chỉnh hành vi và dự thảo còn mang tính cào bằng đối với đồ uống có nồng độ cồn khác nhau. Do đó, nên áp thuế suất theo nồng độ cồn, hàm lượng đường, tránh cào bằng. Đặc biệt, cần tính toán thuế, thời điểm và lộ trình tăng thuế phù hợp, khả thi để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả đóng góp Ngân sách Nhà nước lâu dài; tạo ra tình huống “khó chồng khó” đối với doanh nghiệp và người lao động trong ngành cũng như các ngành liên quan.

Để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, đổi mới công nghệ, ban soạn thảo nên cân nhắc phương án tối ưu là giãn thực hiện từ ngày 1.1.2028 và áp dụng tăng thuế theo phương án 1 - ông Lực kiến nghị.

Kinh tế

Tập trung sản xuất điện mùa khô
Doanh nghiệp

Tập trung sản xuất điện mùa khô

Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) cho biết, tháng 4 sẽ tập trung cao độ cho việc bảo đảm sản xuất điện các tháng cao điểm mùa khô, cụ thể là bảo đảm vận hành an toàn và hiệu quả các nhà máy, hoàn thành sản lượng điện được giao 3,559 tỷ kWh.

Bứt phá thu ngân sách, giữ vững trận địa chống buôn lậu
Doanh nghiệp

Bứt phá thu ngân sách, giữ vững trận địa chống buôn lậu

Trong 3 tháng đầu năm 2025, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực của ngành hải quan trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng. Cục Hải quan Việt Nam không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước mà còn đạt kết quả ấn tượng ở cả 3 trụ cột: Thu ngân sách, tạo thuận lợi thương mại và đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Trong "nguy" có "cơ"

PGS.TS. Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng


Mức thuế 46% Hoa Kỳ áp cho hàng hóa Việt Nam không chỉ là rào cản mà là lời nhắc nhở quan trọng về sự thay đổi, thích nghi và chủ động tìm hướng đi mới. Trong sự chủ động ấy, nếu có sự đồng lòng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, Việt Nam hoàn toàn có thể "biến nguy thành cơ" để phát triển mạnh mẽ.

Bộ Công Thương công bố Bộ chỉ số FTA Index 2024
Kinh tế

Bộ Công Thương công bố Bộ chỉ số FTA Index 2024

Chiều 8.4, tại trụ sở Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của các địa phương - FTA Index năm 2024.

Xe Hyundai Palisade. (Ảnh: Motor1)
Doanh nghiệp

Khách hàng mua Hyundai Palisade trong tháng 4 được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) vừa chính thức công bố chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng mua xe Hyundai Palisade trong tháng 4. Theo đó, khách hàng hoàn tất thủ tục mua xe trong thời gian này sẽ được hỗ trợ lên đến 50% lệ phí trước bạ, áp dụng cho mọi số VIN không phân biệt năm sản xuất.

Lào Cai: Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên
Kinh tế

Lào Cai: Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành quyết định số số 1023/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả mời quan tâm dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai. Nhà đầu tư được chọn là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng công nghệ cao - VITC có trụ sở chính tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Ảnh minh họa
Tài chính

Vận hội mới của kinh tế tư nhân

TS. Vũ Hồng Thanh - Chuyên gia kinh tế

Kinh tế tư nhân đang đứng trước một vận hội phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam chuẩn bị ban hành nghị quyết mới về kinh tế tư nhân. Điều này càng được khẳng định sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân khi đóng góp tới 51% vào GDP, một động lực chính cho tăng trưởng, tích cực đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh.

Báo cáo viên Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính và Trật tự Xã hội hướng dẫn sử dụng ứng dụng Công dân số Tp. Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp

Củng cố “lá chắn” phòng chống tội phạm trên không gian mạng

Nhận thức rõ cán bộ ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong công tác phối hợp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm; là “lá chắn” trong nhận biết và báo cáo kịp thời các hành vi lừa đảo, Agribank đã và đang tăng cường nâng cao công tác tập huấn cho cán bộ nhân viên, củng cố “lá chắn” vững chắc bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
Kinh tế

Hoa Kỳ áp thuế đối ứng - tác động đến Việt Nam và kiến nghị

Trong bối cảnh chính sách "Nước Mỹ trên hết", quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam gây ra nhiều lo ngại cho nền kinh tế Việt Nam. Đây không chỉ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mà còn có thể dẫn đến những hệ lụy sâu sắc hơn cho cán cân thương mại, đầu tư và đời sống người tiêu dùng.

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế
Kinh tế

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế

Dù kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song khu vực này vẫn gặp nhiều rào cản do các bất cập trong hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh. Việc cải cách thể chế, xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng và đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.