Chất vấn và trả lời chất vấn lĩnh vực ngân hàng:

Cân nhắc để tiếp cận các nguồn vốn phù hợp

Trả lời chất vấn của các ĐBQH về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, doanh nghiệp và người dân cần cân nhắc để có thể tiếp cận các nguồn vốn phù hợp. Khi tiếp cận nguồn vốn của hệ thống ngân hàng thì các tổ chức và cá nhân phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn được vay và quan trọng nhất là khách hàng đó phải có khả năng trả nợ, có phương án kinh doanh khả thi.

Đánh giá, tổng kết để xác định đâu là trọng tâm, trọng điểm

Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2024, số doanh nghiệp mới thành lập tăng 9,7% nhưng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng tới 21% dù Chính phủ đã thực hiện rất nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có các giải pháp về tín dụng.

dbnd_br_dbqh-nguyen-thi-viet-nga-hai-duong.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Nêu thực tế này, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ những giải pháp thiết thực gì về tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đề ra là khá cao so với giai đoạn 2021-2024?

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, đối với Việt Nam có đặc thù là nhu cầu đầu tư cho sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Chỉ số dư nợ tín dụng/GDP hiện đã hơn 120% GDP. Do đó, trong tổ chức điều hành về tín dụng, NHNN cũng hết sức cân nhắc.

Đối với vấn đề giải quyết về vốn, liên quan đến giải pháp về tín dụng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đã báo cáo quá trình thực hiện. Vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có rất nhiều nguồn vốn: nguồn vốn tự có; nguồn vốn vay ngân hàng; nguồn vốn thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài. Hiện cũng đã có khuôn khổ pháp lý đối với những doanh nghiệp đi vay vốn nước ngoài, có khả năng tự vay - tự trả.

dbnd_br_thong-doc-nguyen-thi-hong3.jpg
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Do đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, bản thân doanh nghiệp và người dân cần cân nhắc để có thể tiếp cận các nguồn vốn phù hợp. Còn khi tiếp cận nguồn vốn của hệ thống ngân hàng thì các tổ chức và cá nhân phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn được vay và quan trọng nhất là khách hàng đó phải có khả năng trả nợ. Để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân có khả năng trả nợ có nghĩa là doanh nghiệp và người dân phải có phương án kinh doanh khả thi; điều này đòi hỏi các giải pháp phối hợp hỗ trợ từ nhiều bộ, ngành liên quan.

Cho biết thực tế doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng tiếp cận vốn trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) đề nghị Thống đốc NHNN cho biết những giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận vốn tín dụng tốt hơn?

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN nhận thấy đối với việc điều hành chính sách tín dụng cũng gặp những trở ngại. Tổng số doanh nghiệp của cả nước là khoảng 930.000 nhưng có khoảng 97-98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những doanh nghiệp này hạn chế về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh trên thị trường, thương hiệu cũng như uy tín... Trong khối doanh nghiệp này có nhiều doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng nhưng cũng có những doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, không có dự án sản xuất kinh doanh khả thi nên không tiếp cận được tín dụng.

dbnd_br_doan-phu-tho.jpg
Các đại biểu dự phiên chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Để triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chính phủ đã có Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng vốn điều lệ của Quỹ chỉ 2.000 tỷ đồng và là một con số rất nhỏ. Trong khi đó, tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng lên tới 15 triệu tỷ đồng, riêng khối doanh nghiệp là khoảng 7,8 triệu tỷ đồng. Trong thực tiễn, Quỹ này có thể cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng về cơ cấu, tổ chức, cán bộ chưa có chuyên môn nghiệp vụ để cho vay trực tiếp nên đã ủy thác qua những tổ chức tín dụng để cho vay.

Ngoài ra còn có Quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn và đã có ở các địa phương. Theo quy định, vốn điều lệ của Quỹ là khoảng 100 tỷ đồng nhưng có nhiều địa phương chưa bố trí được và có 5 Quỹ đã giải thể.

NHNN đã có kiến nghị, đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì cần có đánh giá, tổng kết và xác định đâu là trọng tâm, trọng điểm, đâu là doanh nghiệp đầu đàn để các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vệ tinh. Đồng thời cũng cần đánh giá nguyên nhân các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các Quỹ trong thời gian qua hoạt động không hiệu quả.

Cần giải pháp đồng bộ tháo gỡ vấn đề tiếp cận tín dụng của hợp tác xã

Cũng quan tâm đến nội dung hỗ trợ vay vốn và giảm lãi suất để phục hồi sản xuất kinh doanh, ĐBQH Tạ Minh Tâm (Tiền Giang) đề nghị, trong bối cảnh vừa phục hồi sản xuất kinh doanh, vừa đi vào thực thi Luật Hợp tác xã năm 2023, Thống đốc NHNN cho biết nhận định về kết quả tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn của khu vực kinh tế tập thể, nhất là các đơn vị kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp? Trách nhiệm và giải pháp của NHNN trong thời gian tới như thế nào?

dbnd_br_ta-minh-tam-tien-giang.jpg
Đại biểu Quốc hội Tạ Minh Tâm (Tiền Giang) chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Trả lời đại biểu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, phát triển kinh tế tập thể trong đó nòng cốt là hợp tác xã là vấn đề được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, hỗ trợ.

Về phía NHNN cũng đã có các giải pháp về tín dụng và thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo; phối hợp với các bộ, ban, ngành và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để rà soát những khó khăn, tồn tại, từ đó tham mưu, đề xuất những biện pháp phù hợp.

Theo Luật Hợp tác xã, các hợp tác xã, liên minh hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi theo các quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay, đối với trách nhiệm của mình, NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 55 về tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

dbnd_br_111120241036-z6020410464871-0fe6f3480a6c5f609a80d76f5c8fae83.jpg
Quang cảnh Phiên chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nhà nước cũng đang chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có đánh giá, tổng kết và sửa đổi Nghị định 55. Theo Nghị định này, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng được hưởng các ưu đãi về tín dụng.

Đối với các hợp tác xã thuộc đối tượng cho vay theo chương trình của Ngân hàng chính sách xã hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng chính sách xã hội đang triển khai 27 chương trình tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Nếu hợp tác xã thuộc đối tượng thụ hưởng của Ngân hàng Chính sách xã hội cũng sẽ được tiếp cận ưu đãi về tín dụng.

“Thời gian qua, chúng tôi đã rất tích cực thực hiện các giải pháp hỗ trợ và đối với Ngân hàng chính sách xã hội cũng là đầu mối phối hợp với các cơ quan bộ, ngành để tham mưu Chính phủ, Quốc hội bố trí nguồn vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện các chương trình này”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Song, Thống đốc cũng chỉ rõ, hiện nay hợp tác xã cũng còn một số khó khăn, tồn tại như: nội tại của hợp tác xã còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, mô hình tổ chức còn lỏng lẻo, tình hình tài chính minh bạch còn hạn chế... do đó, cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục rà soát, đồng thời, cần có những giải pháp từ các bộ, ngành, cơ quan liên quan để tháo gỡ vấn đề này.

Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên

Chiều 31.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Nỗ lực, quyết tâm cao nhất hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp

Cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Kỳ họp khai mạc sớm hơn thường lệ, do đó, Chính phủ và các cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp, nhất là các nội dung trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ tham dự IPU-150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Ảnh: TTXVN
Chính trị

Chia sẻ tầm nhìn Việt Nam về phát triển, khơi thông hợp tác với hai bạn bè truyền thống

Đặng Minh KhôiĐại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.

Lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia
Chính trị

Lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia

* Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lẵng hoa chúc mừng

Sáng 30.3, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (22.1.1975 – 22.1.2025) và lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia chủ trì buổi lễ.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển nguồn nhân lực
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chiều 29.3, tại TP. Bà Rịa, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc.

Thiếu cả thầy lẫn thợ
Thời sự Quốc hội

Thiếu cả thầy lẫn thợ

Theo Cục Thống kê, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" với quy mô dân số trong độ tuổi lao động dồi dào và tăng hàng năm. Đây là lợi thế để bổ sung lực lượng lao động. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phải có chiến lược đào tạo phù hợp, cả trình độ cao đẳng và đại học, để đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực
Thời sự Quốc hội

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực

So với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 theo Quyết định số 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hưng Yên đề xuất nhu cầu điều chỉnh đất nông nghiệp giảm 10.990 ha; đất phi nông nghiệp tăng 10.990 ha. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên cần phân tích rõ hơn các chỉ tiêu, con số tăng giảm, lý do tại sao đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan để có sự lý giải thuyết phục hơn.