Cần mẫn “chắt lọc” những giọt mật ngọt thơm ở làng nghề hơn 50 năm

Suốt hơn 50 năm qua, hàng chục hộ dân xã Thọ Điền của tỉnh Hà Tĩnh vẫn cần mẫn ép mía, “chắt lọc” ra những giọt mật ngọt thơm. Ngày nay, sản phẩm mật mía cũng là mặt hàng được nhiều người yêu thích lựa chọn sử dụng vào dịp Tết, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân nơi đây.

Xã Thọ Điền (trước là xã Sơn Thọ) của huyện Vũ Quang là một trong những khu vực trồng mía lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh. Những ngày cuối năm, hàng chục hộ dân tại xã Thọ Điền lại tất bật với công việc ép mía, nấu mật phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

anh-2.jpg
Nghề nấu mật mía ở xã Thọ Điền được duy trì hơn 50 năm qua

Nghề nấu mật mía được người dân nơi đây duy trì từ hơn 50 năm qua. Ban đầu, mật mía chỉ được sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình và cộng đồng nhỏ, nhưng với chất lượng ngọt tự nhiên, hương vị đặc trưng, mật mía Thọ Điền dần được biết đến rộng rãi và trở thành một sản phẩm nổi bật của huyện miền núi Vũ Quang này, mang lại thu nhập, góp phần nâng cao đời sống cho nhiều hộ dân.

Quy trình sản xuất mật mía cũng trải qua nhiều công đoạn. Mía được trồng trên diện tích hơn 28ha, chủ yếu là giống mía đặc sản có năng suất cao và chất lượng tốt. Sau khi thu hoạch, mía được cắt thành khúc nhỏ, rồi dùng máy ép lấy nước. Sau đó, nước mía sẽ được chuyển đến những nồi nấu lớn để nấu, rồi lọc bỏ cặn bã. Quá trình này kéo dài từ 5 đến 7 giờ mới có thể tạo ra mật mía đặc quánh, màu sắc vàng cánh gián và hương vị ngọt thơm.

Là một trong những đơn vị sản xuất mật mía lớn nhất nhì của xã Thọ Điền, HTX dịch vụ mật mía Sơn Thọ không ngừng cải thiện máy móc, lựa chọn nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm mật mía chất lượng nhất. Mỗi ngày, đơn vị này ép được khoảng 5-6 tấn mía tươi, nấu được khoảng 500 lít mật thương phẩm. Với việc đưa máy móc hiện đại vào sản xuất, các quy trình chế biến đảm bảo vệ sinh nên sản phẩm mật mía của HTX, cũng như những hộ dân trong xã bán rất được giá, khoảng 50.000-60.000 đồng/lít.

img-4021.jpg
Những cây mía được dùng để ép lấy nước rồi nấu cô đọng thành những giọt mật mía ngọt thơm

“Mỗi công đoạn từ khâu ép mía đến nấu thành phẩm đều được chú trọng trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, những chai mật được đóng cẩn thận, có dán tem của HTX sẽ giúp sản phẩm mật mía Thọ Điền được người tiêu dùng tin tưởng hơn khi sử dụng”, chị Đoàn Thị Nhàn, Giám đốc HTX dịch vụ mật mía Sơn Thọ cho biết.

Để mở rộng thị trường, người nấu mật mía nơi đây không ngừng tìm hiểu, ứng dụng công nghệ để quảng bá sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội, tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại… nên ngày càng được nhiều người biết đến.

“Không phải ai nấu cũng tạo ra được những giọt mật thơm ngon, mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn nguyên liệu mía được sử dụng, thời gian nấu khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng khác nhau. Năm 2020, sản phẩm mật mía của HTX được công nhận OCOP cấp tỉnh. Đây là bước đệm để sản phẩm được khẳng định chất lượng và có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường. Mật mía thì được tiêu thụ quanh năm, tuy nhiên vào dịp Tết thì nhu cầu này tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy, những ngày cuối năm, chúng tôi phải làm việc hết công suất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”, chị Nhàn nói.

anh-4.jpg
Nước mía được nấu nhiều tiếng đồng hồ trên lửa lớn

Để nghề ép mía nấu mật không bị mai một, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân xây dựng HTX dịch vụ mật mía Sơn Thọ. Chính quyền cũng đang tiếp tục vận động người dân tham gia vào HTX để mở rộng quy mô, sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện thu nhập cho người dân.

Ông Trần Cao Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thọ Điền cho biết, với truyền thống của làng nghề cộng với sự cần cù chịu khó, không ngừng đổi mới phương thức sản xuất, người dân địa phương đang từng bước tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng tốt, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vừa tăng nguồn thu nhập.

anh-6.jpg
Năm 2020, sản phẩm mật mía của HTX Thọ Điền được công nhận OCOP cấp tỉnh Hà Tĩnh

“Những năm gần đây, mía được mùa, chất lượng tốt, cho ra sản phẩm mật đạt năng suất cao, khoảng 5 tạ mật mía/sào. Hiện toàn xã có gần 100 hộ trồng mía trên diện tích hơn 28ha. Đặc biệt, công việc cho thu nhập cao hơn năm ngoái nên bà con rất phấn khởi. Ước tính toàn xã có doanh thu hơn 10 tỷ đồng từ sản phẩm mật mía”, ông Trần Cao Cường cho biết thêm.

Địa phương

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác PCTNLPTC tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh chủ trì phiên họp. Ảnh: Minh Hiếu
Hoạt động chính quyền

Thanh Hóa: Chuyển biến mạnh trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC) tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh năm 2024; nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Tại phiên họp, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh đề nghị Ban Chỉ đạo tỉnh đi sâu quán triệt quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm; đồng thời, chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTNLPTC để tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân.

Tết hải đảo - Ấm tình quân dân nơi đầu sóng
Địa phương

Tết hải đảo - Ấm tình quân dân nơi đầu sóng

Với mong muốn mang đến một cái Tết ấm áp, đủ đầy cho quân dân vùng biển đảo xa xôi, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã tổ chức chương trình “Tết hải đảo - Thắm tình quân dân, đón Xuân Ất Tỵ năm 2025” tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.

Cán đích trước hẹn
Trên đường phát triển

Cán đích trước hẹn

Mặc dù mục tiêu TP. Hà Nội đặt ra trong năm 2024 sẽ đánh giá, phân hạng khoảng 400 sản phẩm OCOP, nhưng đến hết tháng 12.2024, 30/30 quận, huyện, thị của thành phố đã hoàn thành việc đánh giá 606 sản phẩm, vượt xa mục tiêu đề ra.

Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tạo sự đồng thuận thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy
Địa phương

Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tạo sự đồng thuận thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy

VÕ NGỌC KIÊN - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hòa Bình

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả không chỉ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng ta, mà còn là một trong những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

129 hộ dân ở Đắk Lắk tự nguyện trả lại đất rừng lấn chiếm
Địa phương

129 hộ dân ở Đắk Lắk tự nguyện trả lại đất rừng lấn chiếm

Sau một thời gian vận động, đến nay có 129 hộ dân đã tự nguyện trả lại hơn 600ha đất lấn chiếm ở tiểu khu 267, 268 thuộc xã Ea Bung, huyện Ea Súp (Đắk Lắk). Đây là kết quả từ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đã hoàn thành công tác thu hồi đất mà không phải tổ chức cưỡng chế.

5 dấu ấn nổi bật của Công an tỉnh Bình Thuận năm 2024
An ninh cơ sở

5 dấu ấn nổi bật của Công an tỉnh Bình Thuận năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác bảo đảm ANTT, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, địa phương; sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ bảo đảm ANTT, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân tin tưởng, đánh giá cao. Công an tỉnh Bình Thuận đã vinh dự được Bộ Công an tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2024”.

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Địa phương

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Năm 2025, TP. Dĩ An được giao hơn 2.110 tỷ đồng vốn đầu tư công, thành phố sẽ ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án, công trình trọng điểm. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng dự án được giao vốn nhưng không giải ngân được hoặc giải ngân không hết kế hoạch vốn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.