Khi trẻ kêu đau tai, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, và cách xử lý sẽ phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây ra đau. PGS.TS Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào sẽ hướng dẫn một số hành động khi gặp vấn đề này:
Quan sát các biểu hiện kèm theo đau tai
- Đau tai kèm sốt: thường có mấy khả năng sau:
Viêm nhiễm của tai ngoài và tai giữa: Nếu là bệnh lý viêm tai ngoài thì khi khai thác lại thấy trước đó bạn thường xuyên ngoáy tai cho trẻ, ấn vào tai phần trước tai (nắp bình tai) trẻ khóc thét hoặc giật tay bạn rất nhanh.
- Nếu là bệnh viêm tai giữa cấp bạn sẽ thấy trẻ có chảy mũi và ngạt mũi trước đó 7- 10 ngày.
+ Dị vật tai ngoài như dị vật sống: kiến, gián đất, muỗi…bên cạnh đau tai có thể có tiếng ù như đạp cánh của dị vật
+ Nút ráy tai quá lớn chèn vào ống tai ngoài.
+ Tắc vòi tai cấp, bán cấp do viêm mũi xoang.
+ Chấn thương tai do áp lực nhất là khi đi máy bay.
+ Viêm họng, viêm thanh quản: bên cạnh đau tai trẻ xuất hiện thêm nuốt đau và hay nôn chớ.
+ Các biểu hiện ác tính hiếm khi gặp ở trẻ em.
- Dịch chảy ra từ tai: Có thể gặp các tình huống như sau:
+ Nhọt tai ngoài vỡ: bạn sẽ thấy trẻ có đau tai trước đó khoảng 1 tuần, đau càng ngày càng tăng thậm chí không ăn không ngủ được vì đau, sau khi chảy dịch, tai có thể sẽ đỡ đau hơn. Dịch chảy ra thưởng lẫn máu.
+ Chảm tai ngoài (viêm da tai ngoài) bội nhiễm: bạn sẽ thấy tổn thương da cả ở vành tai, hố thuyền, cửa tai…
+ Viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ hoặc viêm tai giữa mạn tính.
Cách xử trí
Nếu trong đêm, bạn có thể chưa cần đưa trẻ đi khám Tai Mũi Họng ngay mà cần sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen theo liều lượng phù hợp với lứa tuổi (nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc).
Chườm ấm vùng tai đau: Đặt một túi chườm ấm lên tai bị đau trong khoảng 10-15 phút để giúp giảm đau.
Tuyệt đối không lất tăm bông hoặc các dụng cụ ngoáy tai
Thăm khám bác sĩ Tai Mũi Họng sớm nhất có thể để chẩn đoán và điều trị theo nguyên nhân.