Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV

Cần khoán chi mạnh hơn nữa cho khoa học và công nghệ

Sáng 15.2, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu đề nghị khoán chi mạnh hơn nữa để các nhà khoa học có thể dành toàn bộ thời gian, tâm huyết tập trung nghiên cứu ra những sản phẩm thật sự ấn tượng.

Thí điểm 4 nhóm cơ chế, chính sách

Các đại biểu tán thành và cho rằng việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nhằm khẩn trương thể chế hóa một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Sau khi được Quốc hội thông qua, việc thực hiện Nghị quyết sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.

toan-canh-phien-thao-luan-to-12.jpg

Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn). Ảnh: Quang Khánh

Tờ trình của Chính phủ đề xuất thí điểm đối với 4 nhóm cơ chế, chính sách về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia gồm: tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến chi tiêu tài chính; cơ chế hoạt động của tổ chức công lập và nhân lực trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập; thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư, đầu tư công, đấu thầu phục vụ các hoạt động chuyển đổi số quốc gia, phát triển hạ tầng 5G, phát triển công nghiệp công nghệ số; thử nghiệm có kiểm soát cho chuyển đổi số quốc gia và phát triển hạ tầng số.

Ngoài những nội dung đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, các đại biểu cho rằng, việc ban hành các chính sách thí điểm trong dự thảo Nghị quyết cần dựa trên một số quan điểm chủ yếu như: Thể chế hóa những vấn đề cấp bách được nêu trong Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị; thể hiện sự vượt trội, phát huy tác dụng ngay, khơi thông mọi nguồn lực, có sức lan tỏa, góp phần kịp thời vào tăng trưởng kinh tế của đất nước; là vấn đề thực sự vướng mắc cần khẩn trương tháo gỡ; chưa có luật điều chỉnh hoặc cần quy định khác với luật hiện hành.

dbqh-doan-thi-thanh-mai-hung-yen.jpg

ĐBQH Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

ĐBQH Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên) cho rằng, chưa có sự thống nhất giữa tên gọi của mục V của Tờ trình số 85 của Chính phủ về sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản và nội dung của mục này. Trong nội dung chỉ đề cập đến các quy định trong dự thảo Nghị quyết không làm phát sinh các thủ tục hành chính mới. Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cần bổ sung đánh giá làm rõ các quy định của dự thảo không chỉ không làm phát sinh thủ tục hành chính mới mà đã cắt giảm được bao nhiêu thủ tục hành chính hiện hành.

Ngoài ra, tại Điều 8 của dự thảo Nghị quyết quy định về áp dụng khoán chi trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai đề nghị cân nhắc khi áp dụng cơ chế khoán chi cần có quy định nới lỏng hơn về chứng từ khi quyết toán nguồn kinh phí. Ví dụ: chứng từ về tổ chức hội thảo, khảo sát... Theo đó, kinh phí cho từng hạng mục chi mua sắm vật liệu, mua bán nhỏ lẻ sẽ do người điều hành nhiệm vụ khoa học chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lệ.

Vẫn còn nhiều quy định mang tính thắt chặt

Đồng tình với quan điểm trên, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho biết, mặc dù thời gian qua đã có nhiều sửa đổi để phát triển khoa học, công nghệ nhưng vẫn còn nhiều quy định mang tính thắt chặt. "Vẫn còn tư duy quy định theo kiểu đồng nào mua mắm, đồng nào mua muối thì rất khó. Thực tế nhiều nhà khoa học khi nhìn các quy định thấy nản, nhất là trong khâu thanh toán".

nguyen-thi-thuy-bac-kan.jpg

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Đối với nội dung khoán chi trong dự thảo Nghị quyết đang đưa ra 8 nội dung khoán chi mạnh hơn Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành, với các hướng dẫn cao hơn quy định hiện hành.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị, Chính phủ và cơ quan thẩm tra rà soát, có khoán chi mạnh hơn nữa để các đơn vị và các nhà khoa học dành toàn bộ thời gian, tâm huyết chỉ tập trung nghiên cứu khoa học chứ không bị khó khăn trong việc thanh toán tiền nhà nước giao cho.

Nếu làm được khoán chi hơn 10 mục, theo đại biểu cứ mạnh dạn giao để tạo ra các sản phẩm khoa học, công nghệ thật sự ấn tượng. Để tránh sự thất thoát, lãng phí, đại biểu cho rằng, có các tổ chức thẩm định khoán chi về nội dung, tài chính giỏi hơn sẽ giải quyết được.

Thời sự Quốc hội

Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng giám sát về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Đại học Đà Nẵng
Thời sự Quốc hội

Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng giám sát về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Đại học Đà Nẵng

Ngày 20.2, Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng đã tổ chức giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2024 trên địa bàn TP. Đà Nẵng” tại Đại học Đà Nẵng.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi
Thời sự Quốc hội

Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi

“Kỳ họp bất thường lần thứ Chín thành công vượt mong đợi, có ý nghĩa lịch sử. Các quyết sách của Quốc hội tại Kỳ họp này cho thấy không chỉ có tác động mạnh mẽ, tích cực tức thời mà sẽ còn hiện diện lâu dài trong tương lai phát triển thịnh vượng, bền vững của đất nước ta”, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LÊ QUANG TÙNG nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV
Thời sự Quốc hội

Nhiều quyết định lịch sử, có ý nghĩa đột phá cho sự phát triển của đất nước

Lời Tòa soạn: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách quan trọng phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước. Nhân dịp này, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài viết đánh giá bước đầu về kết quả Kỳ họp. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngay sau khi Quốc hội thông qua thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 176/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 177/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.