Kỹ năng thuyết trình, thảo luận và tranh luận của đại biểu HĐND

Cần kết hợp hài hòa giữa kỹ năng và kiến thức

Thuyết trình, thảo luận và tranh luận là những kỹ năng khó của người đại biểu HĐND, đòi hỏi các đại biểu không những phải có kỹ năng, kiến thức về vấn đề mà mình quan tâm mà còn phải có các kỹ năng mềm đi kèm như thái độ, phương thức biểu đạt, xử lý tình huống và nắm bắt thông tin. Tại buổi học thứ 3 (ngày 24.11) của lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp tỉnh do Bộ Nội vụ tổ chức, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, ThS. Ngô Tự Nam đã có những chia sẻ, làm rõ những phương pháp đặc biệt, giúp đại biểu làm tốt kỹ năng này.

Cần có sự chuẩn bị kỹ càng

Chia sẻ về kỹ năng thuyết trình của đại biểu HĐND, ThS. Ngô Tự Nam khẳng định, chỉ khi “đầu vào” tốt thì “đầu ra” mới đạt yêu cầu. Nói một cách khác, chỉ khi đại biểu thu thập được những thông tin, bằng chứng thực thế, bám sát đời sống của cử tri thì mới tạo ra được một bài thuyết trình có sức thuyết phục cao. Việc xác thực độ tin cậy của thông tin có giá trị rất cao không những trong thuyết trình mà cả khi đại biểu phát biểu, tranh luận, thảo luận, chất vấn… Những ý kiến của đại biểu khi thuyết trình hay phát biểu sẽ được lưu lại và trở thành tài liệu của kỳ họp. Chính vì vậy, thông tin được đưa ra càng xác thực sẽ càng nâng cao được uy tín của đại biểu nhưng nếu thiếu chính xác sẽ gây ra hậu quả rất khó lường.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội ThS. Ngô Tự Nam chia sẻ với đại biểu HĐND các địa phương.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội ThS. Ngô Tự Nam chia sẻ với đại biểu HĐND các địa phương.

ThS. Ngô Tự Nam cũng lưu ý, thuyết trình hoàn toàn khác với bài phát biểu thông thường vì có sự phân vai rõ rệt hơn giữa người nói và người nghe. Đại biểu HĐND thuyết trình khi thảo luận tại Kỳ họp HĐND phải nêu quan điểm của mình và thuyết phục đại biểu khác, cơ quan trình dự thảo nghị quyết về phương án, nội dung mà mình phát biểu hay thông qua phương tiện thông tin đại chúng để Nhân dân biết tới hoạt động của đại biểu. Thuyết trình cũng được đại biểu áp dụng khi tiếp xúc cử tri, tiếp xúc công dân, để đại biểu giải thích chính sách, pháp luật và thuyết phục công dân về kết quả nghiên cứu, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo…

Chính vì vậy, ông Ngô Tự Nam cũng lưu ý, khi xây dựng bài thuyết trình nên đưa ra thông điệp để giúp người nghe ghi nhớ điều đại biểu muốn truyền tải một cách nhanh nhất, bởi thông điệp chính là công cụ hữu hiệu để chạm tới cảm xúc của người nghe. Bài thuyết trình cần cô đọng, rõ ý, giúp biểu đạt mục đích của thuyết trình rõ nhất và tạo được sự sẻ chia, đồng thuận của các đại biểu khác.

Với “Kỹ năng thảo luận, tranh luận của đại biểu HĐND cấp tỉnh”, Ths Ngô Tự Nam chia sẻ, việc thảo luận, tranh luận cần bảo đảm đúng đường lối Đảng, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; tuân thủ sự điều hành của chủ toạ kỳ họp và bảo đảm thực hiện văn hoá nghị trường… Với kỹ năng này, cần chuẩn bị sẵn sàng từ bước thu thập, xử lý thông tin; lựa chọn vấn đề để thực hiện thảo luận, tranh luận; xây dựng bài thảo luận ngắn gọn, lắng đọng có trọng tâm, đủ nội dung 3 phần mở bài, thân bài, kết luận.

Các đại biểu tại Hòa Bình tham gia lớp bồi dưỡng
Các đại biểu HĐND tại tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia lớp bồi dưỡng.

Ths Ngô Tự Nam cũng chia sẻ, 3 yếu tố tạo nên ý kiến tranh luận là sự nhanh nhạy, nhạy bén và kiến thức. Đại biểu cần phải cần có cơ sở pháp lý đồng thời nắm chắc vấn đề và phải đánh giá được vấn đề này có cần tranh luận hay không để đưa ra ý kiến một cách kịp thời nhất.

Thái độ và ngôn ngữ quyết định sự thành công

Nói về tầm quan trọng của việc lựa chọn ngôn ngữ, thái độ, ThS Ngô Tự Nam chia sẻ, kỹ năng thuyết trình được sử dụng rất nhiều trong thực tế, vì vậy, mỗi đại biểu cần và phải chú trọng rèn luyện. Khi thuyết trình, ngôn từ phải chuẩn xác, sử dụng ngôn từ theo văn bản pháp luật. Trong phát biểu phải có căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn, do vậy, hạn chế sử dụng từ ngữ mang nhiều ý hiểu khác nhau. Đồng thời, cần tuân thủ nội quy, quy định về thuyết trình; linh hoạt thay đổi để phù hợp với người nghe.

"Đặc biệt, hạn chế sử dụng quan điểm cá nhân, bởi đại biểu đang đại diện cho cử tri để phát biểu” - ThS. Ngô Tự Nam nhấn mạnh.

Đại biểu cũng cần có ứng xử linh hoạt khi thuyết trình, nói kỹ những điều mình cần nhấn mạnh và rút ngắn những phần mà các đại biểu khác đã nói. Ngoài ra, “Đại biểu cần phải biết thế mạnh của mình để phát huy, đó thể là bản lĩnh, giọng điệu, góc nhìn mới, sự hóm hỉnh, ngôn ngữ hình thể, ánh mắt... để phát huy và tạo điểm nhấn cho phần phát biểu của mình” - ThS. Ngô Tự Nam chia sẻ thêm.

Các đại biểu tại Hòa Bình tham gia lớp bồi dưỡng.
Các đại biểu HĐND tại tỉnh Hòa Bình tham gia lớp bồi dưỡng.

Đặc biệt, bước vào quá trình tranh luận, đại biểu phải kiểm soát được thời gian, lưu ý cử chỉ, hình thể và ngôn ngữ; khắc phục việc nêu quá nhiều quan điểm cá nhân và phải đứng từ góc độ cử tri. So với thuyết trình, khi tham gia thảo luận, tranh luận cần chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng hơn, thông điệp phải mạnh mẽ, rõ ràng, thu hút; linh hoạt, kiểm soát nội dung phát biểu; giọng nói phải thể hiện được sự tự tin, rõ ràng, rành mạch, không nói quá nhỏ hoặc quá to, biết điểm nhấn và điểm dừng.

Ngoài ra, về thái độ, đại biểu cũng nên tôn trọng ý kiến trái chiều và đặt mình vào vị trí của người khác, biết thừa nhận sai lầm, biết điểm dừng; cần bình tĩnh và tìm ra một quan điểm chung với đại biểu mà mình tranh luận bởi nói cho cùng, sự tranh luận trên nghị trường không phải để gây căng thẳng mà để làm sáng tỏ vấn đề. Điều này sẽ thể hiện rất rõ phông văn hóa và bản lĩnh nghị trường của người đại biểu dân cử.

Nói chi tiết về vấn đề tâm lý, ông Ngô Tự Nam cũng cho rằng, các đại biểu khi bước vào nhiệm kỳ mới, cần có “tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới”. Nói theo cách khác, bản lĩnh của người đại biểu khi dám nghĩ, dám làm những điều phù hợp với thời đại và xu thế phát triển của đất nước, địa phương mình, dám triển khai các vấn đề mà mình thấy hợp lý, dám nói và đấu tranh ủng hộ những điều tích cực, đồng thời, sẵn sàng phê phán những điều tiêu cực.

Cũng theo ThS. Ngô Tự Nam, việc đại biểu có kiến thức nền về pháp luật và sự am hiểu tường tận về vấn đề mà mình giám sát, theo đuổi là những yếu tố cần nhưng chưa đủ để làm nên một đại biểu có năng lực. Ở khía cạnh là một đại biểu dân cử, họ phải có trách nhiệm với lời nói và hoạt động của mình với cử tri, sẵn sàng tranh đấu cho lợi ích của Nhân dân. Việc một đại biểu hoạt động hiệu quả, trách nghiệm và nhiệt tình sẽ được ví như những “viên gạch hồng” để xây nên một hệ thống HĐND vững mạnh, hiệu quả; xứng đáng là đại diện cho sức mạnh, ý chí, tư tưởng của Nhân dân.

Diễn đàn

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy phát biểu tại phiên thảo luận tổ
Diễn đàn

Tăng tốc, bứt phá để vững vàng trong kỷ nguyên mới

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Nam dự kiến đạt 10,93%, nằm trong tốp 10 tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Thảo luận tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã tập trung đánh giá toàn diện, khách quan những kết quả đạt được, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và “hiến kế” để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và của cả nhiệm kỳ 2021 - 2025. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh Hà Nam bước đi vững vàng trong kỷ nguyên mới.

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Rà soát để có giải pháp căn cơ, tổng thể
Diễn đàn

Rà soát để có giải pháp căn cơ, tổng thể

Tiếp nối thành công của các kỳ họp trước, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này, nhiều vấn đề nóng, thời sự tiếp tục được đặt lên bàn nghị sự như: tình trạng dôi dư giáo viên; linh hoạt trong giao biên chế lĩnh vực giáo dục; bất cập quy hoạch, khai thác khoáng sản; chậm trễ trong xác định giá đất cụ thể…

Chủ tọa điều hành kỳ họp
Diễn đàn

Đẩy nhanh “5 chương trình trọng điểm, 3 đột phá chiến lược”

Với những khó khăn, thách thức được UBND tỉnh dự báo, đại diện các Ban của HĐND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: cùng với đẩy nhanh thực hiện "5 chương trình trọng điểm, 3 đột phá chiến lược" theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; bảo đảm nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội và đời sống nhân dân…, UBND tỉnh cần xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư lĩnh vực giáo dục, văn hóa; tích cực đấu tranh, phòng ngừa, không để các loại tội phạm tiếp tục gia tăng…

Tạo đòn bẩy, bứt phá hoàn thành các mục tiêu
Diễn đàn

Tạo đòn bẩy, bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Ghi nhận những kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, song các đại biểu cũng nhấn mạnh: năm 2025, UBND tỉnh Hà Tĩnh cần có chính sách phù hợp làm “đòn bẩy” để các địa phương phát triển nhanh và bền vững; đồng thời, có giải pháp cụ thể hơn nhằm tăng tốc, bứt phá thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhất là những chỉ tiêu đạt thấp…

Công khai các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Diễn đàn

Công khai các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Kết luận Chương trình Đối thoại lần thứ 8 về “Nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm”, Thường trực HĐND tỉnh Long An nhấn mạnh đề nghị UBND tỉnh chú trọng cụ thể hóa các quy định về an toàn thực phẩm thành các quy chuẩn, tiêu chí, hình ảnh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nhận diện, thực hiện, dễ đối chiếu, kiểm tra, giám sát trong cộng đồng. Xử lý nghiêm, công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng và ngay tại nơi (địa điểm) xảy ra vi phạm.

Cơ sở khoa học cho những quyết sách đúng, trúng
Diễn đàn

Cơ sở khoa học cho những quyết sách đúng, trúng

Với kết quả từ Chương trình “Bàn tròn chính sách” do Thường trực HĐND tỉnh Long An tổ chức, tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 vừa qua, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thảo luận, cho ý kiến lần 1 dự thảo Nghị quyết về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn. Theo TS. Mai Văn Nhiều, việc ban hành nghị quyết sẽ bảo đảm tính khả thi, phù hợp quy định pháp luật, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Dứt điểm tồn đọng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Diễn đàn

Dứt điểm tồn đọng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tại Phiên giải trình liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn do Thường trực HĐND tỉnh Long An tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Được nhấn mạnh yêu cầu UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo rà soát, xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng kéo dài, chưa cấp giấy cho người dân tại các dự án khu dân cư, tái định cư ngoài ngân sách, nhất là 4 dự án điển hình được đặt ra tại phiên giải trình.

Tại buổi thảo luận tổ, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã phân tích và đề xuất nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Diễn đàn

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong phát triển Thủ đô

Thảo luận ở 5 tổ tại Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI vừa qua, các đại biểu đã phân tích, đề xuất nhiều giải pháp tâm huyết, trách nhiệm nhằm tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Nói đi đôi với làm và làm ngay
Diễn đàn

Nói đi đôi với làm và làm ngay

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn - điểm nhấn của Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiều vấn đề “nóng” như công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; về văn hóa - du lịch… đã được trả lời thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm, cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành. Chủ tọa đề nghị Giám đốc các sở, ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Gắn đào tạo nghề, giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Diễn đàn

Gắn đào tạo nghề, giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, qua giám sát mới đây về thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động trên địa bàn giai đoạn 2019 - 2023, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh: việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết, kết nối với doanh nghiệp, người sử dụng lao động để tham gia lao động sản xuất tại doanh nghiệp, đặc biệt, cần tiếp tục gắn đào tạo nghề và giải quyết việc làm với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đại diện các đơn vị làm rõ thêm một số nội dung Đoàn giám sát quan tâm
Diễn đàn

Tạo thuận lợi để người dân tham gia bảo hiểm y tế

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, công tác chăm lo cho con người luôn được tỉnh Thanh Hóa quan tâm, tỷ lệ người dân tham gia (bảo hiểm y tế) BHYT trên địa bàn tăng qua các năm, cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu được giao. Các cơ quan quản lý nhà nước về BHYT đã chủ động tham mưu thực hiện chính sách và có những giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, gây thất thoát Quỹ khám chữa bệnh BHYT…

Lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại buổi giám sát
Diễn đàn

Chú trọng tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm tại cơ sở

Làm việc với Công an tỉnh Lạng Sơn về tình hình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; công tác giải quyết các vụ việc tạm đình chỉ, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị, Công an tỉnh tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan; chủ động tổ chức giao ban trong ngành và liên ngành; phân công cán bộ trực tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm... Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng cho lực lượng công an cấp xã để nâng cao chất lượng tiếp nhận, phân loại, xử lý tin báo tố giác tội phạm tại cơ sở.

Đoàn khảo sát thực tế tại khu nhà ở dành cho công nhân của Công ty 45.
Diễn đàn

Củng cố nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ phòng cháy, chữa cháy

Khảo sát tình hình chấp hành quy định phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại Công ty 45 - Chi nhánh Tổng Công ty Đông Bắc, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đề nghị, lãnh đạo công ty tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền; hướng dẫn kỹ năng PCCC, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thoát hiểm, thoát nạn khi có sự cố xảy ra. Đồng thời, chủ động kiểm tra, rà soát, bổ sung phương tiện trang thiết bị; thường xuyên có phương án diễn tập để các đội PCCC chuyên ngành và cơ sở nắm vững kiến thức, kỹ năng ứng phó, xử lý khi có tình huống xảy ra.

 Toàn cảnh hội nghị giám sát.
Diễn đàn

Tập trung thực hiện các kiến nghị, kết luận sau giám sát

Tại Hội nghị giám sát kết quả triển khai thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị qua giám sát của HĐND, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh mới đây, Thường trực HĐND tỉnh Tây Ninh đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn cập nhật, báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết đang thực hiện và các kiến nghị, kết luận. Trong đó, đánh giá tiến độ, hiệu quả triển khai thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và phản hồi thông tin tại đợt rà soát tiếp theo.

Chủ toạ điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Diễn đàn

Có giải pháp căn cơ bảo đảm nguồn thu về đất, xử lý nợ xây dựng cơ bản

Tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, nhiệm kỳ 2021- 2026 vừa được tổ chức, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trịnh Thế Truyền đã nhận được 5 câu hỏi chất vấn, trong đó nổi lên các vấn đề về không bảo đảm nguồn thu về đất trên địa bàn tỉnh và nợ xây dựng cơ bản. Nhiều đại biểu đề nghị làm rõ trách nhiệm của Sở và các cơ quan liên quan, hướng khắc phục cũng như hướng giải quyết nếu năm 2025 tiếp tục hụt nguồn thu về thuế đất.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố giám sát về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện các công trình, dự án tại huyện Hoài Đức
Diễn đàn

Sớm khắc phục tồn tại trong chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

Qua giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật và nghị quyết của HĐND thành phố trong chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 5.2024, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố đã chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục trong thời gian tới.

Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội đặt câu hỏi chất vấn tại Kỳ họp thứ 20.
Diễn đàn

Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, khảo sát

Theo Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Duy Hoàng Dương, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, chủ động, đổi mới, ngay từ đầu năm, Ban đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác năm với các nội dung nhiệm vụ cụ thể, có tính khả thi; bảo đảm đúng thẩm quyền, trách nhiệm được quy định, phân công; rõ thời gian, rõ trách nhiệm.

Thời gian qua, Hà Nội đã tăng cường công tác kiểm tra công vụ tại các bộ phận “một cửa” tại nhiều quận, huyện trên địa bàn.
Diễn đàn

Tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Giải trình và tiếp thu ý kiến thảo luận về các nội dung trình HĐND thành phố tại Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Khóa XVI, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải khẳng định, Hà Nội sẽ tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.