Ngăn chặn vi phạm bản quyền trên môi trường số:

Cần hệ thống quản lý bản quyền toàn diện

Môi trường số và thương mại điện tử phát triển mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng khiến vi phạm bản quyền gia tăng và ngày càng nhức nhối, với nhiều hình thức: bán sách báo lậu, chia sẻ phim, nhạc trái phép, livestream vi phạm bản quyền…

Sáng 6.12, tại Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổ chức Hội nghị - Hội thảo Tuyên truyền, phổ biến các điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, doanh nghiệp khai thác, sử dụng.

Phát biểu khai mạc, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Phạm Thị Kim Oanh cho biết: thương mại điện tử đang bùng nổ trên toàn cầu, mở ra cơ hội lớn cho việc kinh doanh và phát triển các mô hình kinh tế mới. Việc mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên các nền tảng trực tuyến đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức giao thương và tương tác kinh tế.

Tuy nhiên, sự phát triển này cũng kéo theo không ít thách thức, đặc biệt là đối với quyền sở hữu trí tuệ, trong đó bản quyền là một trong những lĩnh vực được quan tâm rất nhiều.

v1.jpg
Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Phạm Thị Kim Oanh phát biểu khai mạc Hội nghị - Hội thảo

Trong môi trường thương mại điện tử, việc bảo vệ bản quyền trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Các tác phẩm nghệ thuật, phần mềm, bài viết, hình ảnh, video và các sản phẩm trí tuệ khác dễ dàng bị sao chép, phân phối mà không có sự kiểm soát đầy đủ. Những hành vi xâm phạm bản quyền, như việc tải lên, sao chép và phát tán trái phép các sản phẩm trí tuệ, đang gây thiệt hại lớn cho các chủ sở hữu bản quyền và làm suy yếu nền kinh tế sáng tạo.

Ngoài ra, một vấn đề không thể bỏ qua là các nền tảng thương mại điện tử, vốn đóng vai trò trung gian trong các giao dịch, cũng phải đối mặt với yêu cầu bảo vệ bản quyền. Các nền tảng này cần có trách nhiệm trong việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, với các chủ thể quyền để xử lý các vi phạm bản quyền, tạo ra môi trường trực tuyến minh bạch và công bằng.

v3.jpg
Toàn cảnh Hội nghị

Theo bà Phạm Thị Kim Oanh, thời gian qua, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã có nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ bản quyền trong thương mại điện tử. Một trong những bước tiến quan trọng là áp dụng các điều khoản trong các hiệp định quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong thực thi và bảo vệ bản quyền trong thương mại điện tử, đặc biệt là khi đối diện với những vi phạm không giới hạn về địa lý và thời gian. Những hành vi xâm phạm bản quyền trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, cũng như việc xử lý các vi phạm trên không gian mạng, đòi hỏi sự phối hợp và hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các nền tảng trực tuyến.

Bà Phạm Thị Kim Oanh cho rằng, để giải quyết vấn đề này, cần có hệ thống quản lý bản quyền toàn diện, kết hợp giữa các chính sách pháp lý, công nghệ, và sự hợp tác quốc tế. Cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường các biện pháp giám sát và xử lý vi phạm, đồng thời các nền tảng thương mại điện tử cũng cần phải áp dụng các công cụ và công nghệ hiện đại để giám sát và ngăn chặn hành vi xâm phạm. Việc xây dựng các chính sách bảo vệ bản quyền rõ ràng và công khai trên các nền tảng thương mại điện tử cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin của người dùng và các tác giả.

Tại Hội nghị - Hội thảo, các chuyên gia trình bày tổng quan pháp luật Việt Nam, các Điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số, nội dung cơ bản của Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT), Hiệp ước biểu diễn và bản ghi âm (WPPT); tổng quan về sàn thương mại điện tử và hàng hóa bản quyền; khai thác, sử dụng nội dung số và áp dụng các biện pháp công nghệ trong bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên trên môi trường số...

v2.jpg
Các chuyên gia thảo luận về cơ chế phối hợp và giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong xử lý xâm phạm bản quyền trên môi trường số

Các chuyên gia cũng tập trung trao đổi về cơ chế phối hợp và giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong xử lý xâm phạm bản quyền trên môi trường số. Nhiều ý kiến cho rằng, cần có những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các bên liên quan, đặc biệt là các nền tảng thương mại điện tử. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền tác giả đến các đối tượng liên quan.

Bên cạnh nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp cần có trách nhiệm hơn trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, các chủ thể quyền cần chủ động tìm hiểu về pháp luật và các công cụ bảo vệ quyền, vận dụng hết những gì pháp luật đã trao quyền...

Ý kiến bạn đọc

Văn hóa

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu
Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu

Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).