Cần giải pháp căn cơ để chủ động trước thiên tai

Ngày 26.10, thảo luận tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu), các đại biểu đánh giá cao những kết quả đạt được trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Tuy nhiên, các đại biểu cũng bày tỏ trăn trở về việc lựa chọn cát biển để làm nguyên vật liệu xây dựng cao tốc Bắc Nam; các giải pháp thực hiện chương trình xóa nhà tạm, dột nát. Đồng thời, đề nghị Chính phủ có giải pháp căn cơ để chủ động trước sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai…

Định kỳ đánh giá tác động hiện tượng “dậy phèn”

Quan tâm đến Dự án cao tốc Bắc Nam, đại biểu Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) bày tỏ quan điểm: Với quyết tâm của Quốc hội và Chính phủ, hệ thống 3.000km đường cao tốc trên cả nước đang được quyết tâm hoàn thành đồng bộ vào năm 2025. Theo đó, đoạn Cần Thơ - Cà Mau đang dần được hình thành. Tuy nhiên, một trong những khó khăn, thách thức vô cùng lớn ở công trình này là thiếu cát san lấp.

3w2a4452-2780-4094.jpg
ĐBQH Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) phát biểu

Băn khoăn về việc thực hiện rửa mặn cát biển trong vùng nước ngọt (rửa mặn lần thứ nhất) và rửa mặn ở ngay tại công trình (rửa mặn lần thứ hai), đại biểu Nguyễn Huy Thái đặt câu hỏi: với một khối lượng cát biển lớn, khai thác trong thời gian 6 tháng, nước mặn rửa cát tác động đến môi trường như thế nào? Đã có những giải pháp nào được chọn để hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường?

Bên cạnh yếu tố nhiễm mặn, đại biểu Thái đề nghị cần lưu ý yếu tố “dậy phèn” ở hai bên đường cao tốc. Khi quyết định xây cao tốc Cần Thơ - Cà Mau trên mặt đất, do thiếu cát sông, Bộ Giao thông Vận tải đã phải thí điểm, sau đó là triển khai sử dụng cát biển để san lấp phần hạ âm của công trình. Trước đó, yếu tố nhiễm mặn đã được chỉ ra và cảnh báo.

Kết quả khảo sát cho thấy, khi sử dụng cát biển để san lấp cho đoạn cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, việc hạ âm sẽ đào xới và di chuyển một lượng đất phèn khá lớn. Hệ quả này tác động đến môi trường, sản xuất và sinh kế của người dân hai bên đường cao tốc. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là cần theo dõi thường xuyên, định kỳ để đánh giá tác động của hiện tượng “dậy phèn” lên môi trường, sản xuất và sinh kế của các hộ dân dọc hai bên đường cao tốc đi qua, cả ở thời điểm trong khi thi công cao tốc và cả ở thời điểm sau khi cao tốc đi vào hoạt động.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên thảo luận

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên thảo luận

Đồng quan điểm trên, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đề nghị cần quan tâm nghiên cứu, đánh giá độ kết dính của cát biển. Yếu tố này cũng quyết định đến chất lượng của công trình. Cùng với đó, nghiên cứu giải pháp xây cao tốc trên cầu cạn đối với những đoạn phù hợp. Theo kinh nghiệm một số quốc gia, việc làm nền đường cao tốc bằng bê tông sẽ chống ngập tốt hơn. Do đó, Việt Nam nên cân nhắc giải pháp này. Hơn nữa sẽ thúc đẩy ngành xi măng phát triển, hướng tới xuất khẩu các nguyên liệu thô.

3w2a4559-9617-9696.jpg
ĐBQH Phạm Thúy Chinh (Hà Giang) phát biểu
Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6

Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6

Đề cập đến chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: đây là chủ trương đúng đắn và nhân văn, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Song để hoàn thành được mục tiêu chậm nhất tới 31.12.2025 phải hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, các địa phương cần có cách làm chủ động và khoa học. Trước tiên, cần rà soát cụ thể, chi tiết số hộ cần đầu tư, hỗ trợ. Sau đó, phải xây dựng thiết kế mẫu nhà cho từng vùng. Từ đó, việc tính toán, cân đối nguồn lực đầu tư sẽ đạt hiệu quả cao, để làm sao đó, mỗi căn nhà sẽ có tuổi thọ ít nhất 20 năm trở lên…

ĐBQH Trần Thị Thu Đông (Bạc Liêu) phát biểu

ĐBQH Trần Thị Thu Đông (Bạc Liêu) phát biểu

Xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đến thôn, bản

Có thể thấy, năm 2024 nước ta chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Riêng cơn bão số 3 có sức tàn phá rất lớn, với những đặc điểm chưa có tiền lệ; là đợt thiên tai nghiêm trọng, khốc liệt nhất trong nhiều năm qua ở Bắc Bộ.

Theo đại biểu Vương Thị Hương (Hà Giang), cử tri tỉnh Hà Giang rất quan tâm và quan ngại về tình hình, diễn biến bất thường của thiên tai. Người dân các tỉnh miền núi thường trực nỗi lo sợ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đe dọa xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu mỗi khi mưa lớn kéo dài.

ĐBQH Vương Thị Hương (Hà Giang) hiến kế các giải pháp hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu

ĐBQH Vương Thị Hương (Hà Giang) hiến kế các giải pháp hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai vẫn còn tiếp tục diễn biến bất thường, đại biểu Vương Thị Hương đề nghị, Chính phủ cần phải tiếp tục có những giải pháp toàn diện, quyết liệt hơn nữa để cảnh báo, phòng ngừa, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai; tiếp tục quan tâm đầu tư, bố trí kinh phí xây dựng các bản đồ nguy cơ sạt lở chi tiết hơn nữa đến tận thôn, bản. Sau khi hoàn thành các bản đồ cảnh báo, cần lắp đặt hệ thống trạm quan trắc cố định tại những điểm có nguy cơ cao. Đồng thời, các trạm quan trắc di động cần được triển khai đến những khu vực có dự báo mưa bão lớn để thu thập dữ liệu, đưa ra các cảnh báo và phương án ứng phó phù hợp. Ngoài ra, Chính phủ cần tiếp tục quan tâm, ưu tiên dành nguồn lực, bố trí kinh phí cho các địa phương thuộc vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của thiên tai, sạt lở, lũ quét để trồng rừng, nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái, phòng chống thiên tai.

Đánh giá, rà soát lại các chính sách trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Cho ý kiến vào việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Lý Thị Lan (Hà Giang) kiến nghị Quốc hội xem xét, cho chủ trương rà soát tổng thể các chương trình mục tiêu quốc gia; sắp xếp lại chính sách, tránh trùng lặp mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung giữa các chương trình để bảo đảm tính đồng bộ, giảm đầu mối, dễ triển khai thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030. Đồng thời, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, bổ sung nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho tỉnh Hà Giang, bảo đảm đủ nguồn lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

Đại biểu Lý Thị Lan cho ý kiến về việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Lý Thị Lan cho ý kiến về việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Gửi gắm tâm tư, nguyện vọng cử tri Hà Giang đến với nghị trường, đại biểu Lý Thị Lan cho biết: Cử tri Hà Giang mong muốn Chính phủ cho phép tỉnh Hà Giang được hưởng cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, theo đề nghị của UBND tỉnh Hà Giang tại các văn bản số 741/UBND-KTTH về việc đề nghị tháo gỡ khó khăn về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng phục vụ dự án Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Hà Giang; văn bản số 2983/UBND-KTTH của UBND tỉnh Hà Giang, về việc cơ chế chính sách đặc thù đầu tư xây dựng đường bộ theo các Nghị quyết của Quốc hội.

3w2a4529-8815-9835.jpg
ĐBQH Đồng Ngọc Ba (Bình Định) đóng góp ý kiến

Liên quan đến thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên năm 2024, có ý kiến cho rằng, đối với những địa phương đã thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên (ngoài số tiết kiệm 10% để thực hiện cải cách tiền lương) ngay từ đầu năm 2024, không nên tiếp tục thực hiện tiết kiệm thêm 5% dự toán chi thường xuyên theo Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 7.8.2024 của Chính phủ. Bởi, nếu tiếp tục thực hiện tiết kiệm thêm 5% dự toán chi thường xuyên, thì dự toán chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị chỉ còn lại 75% sẽ không bảo đảm kinh phí duy trì các hoạt động thường xuyên và nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Do đó, đề nghị Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện tiết kiệm dự toán chi thường xuyên năm 2024 và tình hình phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên của các địa phương…

Thời sự Quốc hội

Tổ 19 (Bình Dương, Phú Thọ, Nam Định)
Chính trị

Tạo cơ hội việc làm cho người cao tuổi

Chiều 26.10, thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ), các đại biểu đề nghị xem xét phát huy tiềm lực thế hệ trẻ, có chính sách việc làm cho người cao tuổi.

Làm rõ cơ chế khuyến khích xuất khẩu điện gió ngoài khơi
Thời sự Quốc hội

Làm rõ cơ chế khuyến khích xuất khẩu điện gió ngoài khơi

Nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ngoài khơi, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) cần quy định cụ thể các cơ chế ưu đãi đặc thù đối với dự án cũng như cơ chế khuyến khích, ưu tiên xuất khẩu nguồn điện này.

Các ĐBQH tại phiên thảo luận tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Phát triển điện ở nông thôn, vùng khó khăn cần chính sách rõ hơn

Chiều 26.10, thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các ĐBQH tại Tổ 15 ( gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) đề xuất cần có chính sách quy định rõ về việc phát triển điện ở nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Quang cảnh họp Tổ 14
Thời sự Quốc hội

Rà soát, gỡ bỏ mọi chế định có biểu hiện “hợp pháp hoá sai phạm”

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) chiều 26.10 về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc việc thông qua theo quy trình tại 1 Kỳ họp, bởi đây là dự thảo Luật có nội dung phức tạp, tác động rộng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư, phát triển điện lực của đất nước, chuyển đổi năng lượng và việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi
Thời sự Quốc hội

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi

Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nên cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai dự án, ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) đề xuất.

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra
Thời sự Quốc hội

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Yên, Hòa Bình, Bến Tre) về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) chiều nay, 26.10, các ĐBQH đề nghị việc sửa đổi cần được thực hiện chắc chắn, kỹ lưỡng và hơn hết phải "phúc đáp" được những yêu cầu từ thực tiễn đặt ra…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận Tổ chiều 26.10
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Luật, Nghị định, Thông tư đã có, địa phương phải hướng dẫn cho nhanh

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 26.10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Lưu ý, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở đã có hiệu lực; các Nghị định, Thông tư cũng đã có nhưng đến nay nhiều địa phương chưa có văn bản hướng dẫn thi hành, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, HĐND phải hướng dẫn cho nhanh. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên họp tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Chủ động, dự báo sát hơn yêu cầu lập pháp, tránh phát sinh những lỗ hổng mới

Chiều nay, 26.10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)... Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Làm mới động lực tăng trưởng cũ - bộ, ngành phải định hướng thật cụ thể

Thảo luận tại tổ sáng 26.10, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nhất trí phải làm mới động lực tăng trưởng cũ, vậy các cơ quan của Trung ương định hướng việc làm mới này như thế nào? Động lực tăng trưởng mới có phải là kinh tế số, xanh, tuần hoàn, chia sẻ, đổi mới sáng tạo, AI, chip bán dẫn hay không? Cách làm như thế nào? Đây là trách nhiệm của các bộ, ngành phải định hướng thật cụ thể.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường thuận lợi nhất cho đổi mới sáng tạo

Sáng 26.10, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo là xu thế lớn và có thể nói là không thể đảo ngược. Vì vậy Chính phủ cần tạo môi trường thuận lợi nhất cho đổi mới sáng tạo.

Đánh giá kỹ hơn về giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ hơn về giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề tại 26 tỉnh phía Bắc, trong đó có nhiều tỉnh miền núi. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Do vậy, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần có đánh giá kỹ hơn về giảm nghèo ở vùng này.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Làm rõ trách nhiệm, giải pháp quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

Cho ý kiến về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Tiền Giang, Đắk Nông) đề nghị, cần đánh giá kỹ, làm rõ nguyên nhân, có biện pháp căn cơ để giải quyết những tồn tại, hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công thời gian tới.

Kinh tế - xã hội: Những kết quả đạt được rất ấn tượng
Thời sự Quốc hội

Kinh tế - xã hội: Những kết quả đạt được rất ấn tượng

Sáng 26.10, các đại biểu Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).