Bình Định:

Cần đầu tư phương tiện, thiết bị cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai

Từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cơ sở là việc làm cần được quan tâm, nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại sau thiên tai. Vấn đề này càng cấp thiết ở các địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, ngập sâu kéo dài như các xã khu Ðông huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định).

Củng cố, nâng cao năng lực đội xung kích phòng, chống thiên tai

Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã là lực lượng chủ chốt tại chỗ để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự theo kế hoạch và phương án phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn của xã, đặc biệt là công tác ứng phó ngay từ giờ đầu khi có tình huống thiên tai xảy ra. Cùng với lực lượng này còn có tổ xung kích phòng, chống thiên tai được lập ở các khu dân cư. Để chủ động ứng phó vào mùa mưa bão, lũ lụt năm nay, tại các địa phương thường bị ngập sâu kéo dài ở các xã khu đông của huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát đã chủ động thành lập, củng cố các đội xung kích phòng chống thiên tai xã, tổ xung kích phòng, chống thiên tai thôn.

Mưa lũ gây ngập úng, tê liệt nhiều tuyến đường giao thông. Nguồn: Vnexpress.net
Mưa lũ gây ngập úng, tê liệt nhiều tuyến đường giao thông. Nguồn: Vnexpress.net

Tại xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước) có 3 thôn nằm ở vùng sâu, vùng trũng, nhà dân xây dựng ven đê thường bị ngập sâu trong nước khi có lũ kết hợp thủy triều dâng cao. Theo phương án phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn của xã năm 2022, có 45 hộ với 135 nhân khẩu cần sơ tán.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn xã Phước Thắng, đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở xã, thôn. Lực lượng này còn tham gia bảo đảm an toàn đê điều, cầu, cống, đập thủy lợi, bảo đảm an toàn giao thông mùa mưa lũ. “Đối với tổ xung kích phòng, chống thiên tai thôn, chúng tôi yêu cầu phải có đại diện của các xóm trong thôn, am hiểu thực tế, có mặt kịp thời và hoạt động hiệu quả”, ông Hùng nhấn mạnh.

Triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022, xã Cát Thắng (huyện Phù Cát) đã lập phương án cụ thể về sơ tán dân ở vùng có nguy cơ ngập sâu trong nước, vùng bị cô lập, chia cắt không đi lại được, dự kiến 302 hộ (với 1.035 nhân khẩu) ở 5 thôn có khả năng phải sơ tán. Đồng thời, có phương án bảo vệ các công trình đập dâng, đê sông; bảo đảm giao thông thông suốt tại các đoạn đường bị ngập sâu, chia cắt khi hầu hết các tuyến giao thông trên địa bàn xã đều ngập nước. Để góp phần thực hiện hiệu quả công tác này, UBND xã Cát Thắng đã thành lập, củng cố lực lượng xung kích phòng chống thiên tai xã, thôn.

Mong muốn được hỗ trợ tập huấn bởi chuyên gia giàu kinh nghiệm

Một trong những điều các xã khu Ðông huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát mong muốn là được cấp trên quan tâm hỗ trợ tập huấn cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai. Được biết, cuối tháng 8.2022, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Bộ tài liệu tập huấn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã trên địa bàn tỉnh. Các địa phương đã nhận được tài liệu, nhưng việc tổ chức các buổi tập huấn gắn với tài liệu này chưa có.

Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai có vai trò quan trọng trong công tác ứng phó với thiên tai. Nguồn: ITN
Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai có vai trò quan trọng trong công tác ứng phó với thiên tai. Nguồn: ITN

Ông Lê Công Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn xã Cát Thắng kiến nghị, để ứng dụng tài liệu trong thực tiễn, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, thôn cần được tập huấn bởi các chuyên gia, những người giàu kinh nghiệm. Việc được tập huấn các kỹ năng ứng phó thiên tai; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; sơ, cấp cứu cơ bản; hay cách thức tuyên truyền, vận động hiệu quả để người dân chấp hành các quy định về phòng, chống thiên tai là hết sức cần thiết.

Trong số nhiều trang thiết bị cần có của đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, xuồng, ca nô cứu hộ là phương tiện rất quan trọng đối với việc sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn ở vùng ngập lụt. Thực tế cho thấy, việc đầu tư trang bị các xuồng, ca nô ở các địa phương vùng khu Đông huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát còn chưa được quan tâm đồng đều, đúng mức. Có nơi còn thiếu thuyền, hoặc có ca nô được tài trợ từ dự án phòng chống thiên tai cách đây đã lâu, không còn sử dụng hiệu quả; hoặc “không dám cho chạy” bởi không có người ở địa phương đáp ứng yêu cầu để lái, chưa được tập huấn.

Hệ thống giao thông đường bộ phát triển, rất ít người dân ở các địa phương vùng khu Đông Tuy Phước, Phù Cát còn dùng thuyền nan nhỏ để di chuyển hằng ngày. Việc sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn ở vùng ngập lụt càng trông chờ trước hết vào các phương tiện của xã, thôn để chủ động ứng phó kịp thời, giảm dần việc phải kêu gọi chi viện từ cấp huyện, tỉnh. Do đó, đầu tư xuồng, ca nô cứu hộ cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cơ sở là yêu cầu cấp thiết.

Địa phương

Sắp xếp phù hợp, đúng người thực tài vì sự phát triển TP. Hồ Chí Minh
Địa phương

Sắp xếp phù hợp, đúng người thực tài vì sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị là một yêu cầu cấp thiết để tái cấu trúc, sắp xếp lại, tuyển chọn lại đội ngũ nhân sự. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh tính toán sử dụng nhân sự cho phù hợp, đúng người thực tài, có khả năng, trình độ, năng lực và có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh, đất nước.

Lan tỏa sức mạnh phong trào thi đua Quyết thắng tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3
Địa phương

Lan tỏa sức mạnh phong trào thi đua Quyết thắng tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3

Nhờ những nỗ lực vượt bậc trong phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã vinh dự nhận cờ thi đua của Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và 11 bằng khen từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Bên cạnh đó, 128 lượt tập thể và 438 cá nhân trong toàn Vùng đã được khen thưởng ở các cấp.

Tháng tri ân khách hàng 2024: Ngành điện miền Nam “thắp sáng niềm tin” các hộ nghèo
Địa phương

Tháng tri ân khách hàng 2024: Ngành điện miền Nam “thắp sáng niềm tin” các hộ nghèo

Tháng tri ân khách hàng là hoạt động thường niên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức. Năm 2024, với thông điệp “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả,” EVNSPC đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, hỗ trợ hàng nghìn hoàn cảnh khó khăn trong khu vực quản lý, góp phần mang lại niềm tin và hy vọng, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Lào Cai: Công ty TNHH MTV Trường Sơn trúng gói thầu hơn 300 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 100 triệu đồng
Địa phương

Lào Cai: Công ty TNHH MTV Trường Sơn trúng gói thầu hơn 300 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 100 triệu đồng

Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV Trường Sơn đã trúng hơn 60 gói thầu, tổng giá trị lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập. Đáng chú ý, doanh nghiệp này là nhà thầu thường trúng các gói thầu trên địa bàn tỉnh Lào Cai với kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

 Lâm Đồng: Tổ quản trang mập mờ thu, chi tiền bán mộ gió
Địa phương

Lâm Đồng: Tổ quản trang mập mờ thu, chi tiền bán mộ gió

Nhiều năm qua, tại Nghĩa trang nhân dân Liên Trung - Phúc Hưng - Phúc Thọ 1 (xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), tổ quản trang tự ý thu tiền, tự cấp phần mộ gió của người dân trong và ngoài thôn; đưa ra quy ước về giá bán nhưng không được sự cho phép của đơn vị quản lý, gây bức xúc cho người dân.

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Đầu tư có trọng điểm, bảo đảm mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào Dân tộc thiểu số
Địa phương

Đầu tư có trọng điểm, bảo đảm mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào Dân tộc thiểu số

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc yêu cầu các địa phương hoàn thành cao nhất các mục tiêu của Chương trình MTQG 1719; bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và mang lại lợi ích thiết thực, đặt nền móng cho sự phát triển lâu dài của vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi.