KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN CHÍN, QUỐC HỘI KHÓA XV

Cần có chính sách cụ thể thu hút các nhà khoa học trong và ngoài nước

Sáng 15.2,  thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Khánh Hòa, Hải Dương, Đồng Tháp), các đại biểu cho rằng, cần có các chính sách cụ thể thu hút chuyên gia trong và ngoài nước đóng góp cho phát triển khoa học, công nghệ.

Tại phiên thảo luận sáng nay, các ĐBQH nhất trí ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

dbqh-lequocphong.jpg
ĐBQH Lê Quốc Phong (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

ĐBQH Lê Quốc Phong (Đồng Tháp) thống nhất cao việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học được quy định trong Nghị quyết này bởi "chúng ta cần tạo một điểm tựa vững chắc để các nhà khoa học và các tổ chức khoa học công nghệ thật sự yên tâm trong thực hiện nhiệm vụ khoa học".

Liên quan đến kinh phí ngân sách nhà nước, trong Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị hướng tới tăng tỷ lệ ngân sách dành cho khoa học công nghệ lên tới 3%. Đại biểu đề xuất, cần lưu ý phân bổ ngân sách ngay trong năm 2025 để thực hiện thúc đẩy ưu tiên cho khoa học, công nghệ.

Về thuế ưu đãi cho hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, đại biểu Lê Quốc Phong bày tỏ thống nhất cao. Đây là bước thúc đẩy hoạt động nghiên cứu trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có nghiên cứu phát triển thì sẽ khó tạo ra điểm mới trong thúc đẩy tăng trưởng.

mg-8186.jpg
ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

Theo ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương), hiện các chính sách liên quan đến đổi mới sáng tạo trong dự thảo Nghị quyết còn mờ nhạt, qua đó đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, nghiên cứu để thể chế hóa ngay trong Nghị quyết, bảo đảm tính khả thi. Trong đó, đại biểu đề nghị bổ sung nội dung áp dụng cơ chế tự chủ của Trung tâm đổi mới sáng tạo công lập, hay cơ chế thành lập điều hành doanh nghiệp từ kết quả khoa học đối với Trung tâm đổi mới sáng tạo công lập (Điều 4 và Điều 5 dự thảo Nghị quyết).

Về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học, công nghệ, công lập, dự thảo Nghị quyết đã có những quy định mang tính chất đột phá. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, cần làm rõ hơn nội hàm được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở mức độ cao nhất là như thế nào, ở những lĩnh vực nào mới có thể áp dụng được. Đồng thời, cần làm rõ hơn các cơ chế tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

mg-8176.jpg
Các ĐBQH thảo luận tại Tổ 14. Ảnh: Hạnh Nhung

Về thành lập, điều hành doanh nghiệp từ kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ, đại biểu đề nghị cần bổ sung cơ chế kiểm soát và bảo đảm tính minh bạch, tránh thất thoát tài sản công.

"Việc chấp nhận rủi ro trong khoa học công nghệ là vấn đề quan trọng, nhưng cần xác định trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân; nếu không có quy trình, quy định cụ thể thì sẽ khó kiểm soát được. Ngoài ra, cần có chính sách cụ thể thu hút chuyên gia trong và ngoài nước đóng góp trong phát triển khoa học công nghệ", đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh.

mg-8197.jpg
ĐBQH Triệu Thế Hùng (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

ĐBQH Triệu Thế Hùng (Hải Dương) cho rằng, trong lĩnh vực khoa học, đổi mới sáng tạo, không phải đề tài nào đưa ra cũng có hiệu quả, vì vậy rất cần có cơ chế, chính sách bảo vệ những nhà khoa học tham gia. Đồng thời, cần làm rõ phạm vi, thời gian, đối tượng thí điểm; đặc biệt nếu chỉ ra được các ngành nghề cụ thể để thí điểm thì sẽ tăng tính hiệu quả hơn khi triển khai thực hiện Nghị quyết.

mg-8208.jpg
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

Về quy định cơ chế chính sách hỗ trợ vốn cho chuyển đổi số, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đánh giá đây là điều cần thiết. Trong dự thảo Nghị quyết quy định 5-15% chi phí cho đầu tư thiết bị tại khoản 2 Điều 13, nhưng cần cân nhắc lại.

Đặt câu hỏi, hỗ trợ tài chính ở đây là hỗ trợ bằng tiền theo quy định 5-15% hay là hỗ trợ cơ chế chính sách, đại biểu đề nghị không nên hỗ trợ vật chất, mà cần hỗ trợ bằng đất đai, lãi suất ngân hàng, hỗ trợ bằng thuế, như vậy sẽ không phát sinh tiêu cực. Ngoài ra, về chính sách hỗ trợ công nghiệp công nghệ số chiến lược có tính chất đặc biệt, cần cân nhắc vì chính sách này đã được quy định trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Về áp dụng khoán chi, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính có quy định chi tiết, tránh tình trạng kê sai, trục lợi. Đồng thời, vấn đề ưu đãi thuế về khoa học công nghệ cũng phải xem xét lại cho cụ thể, rõ ràng.

mg-8249.jpg
ĐBQH Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

Liên quan đến chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Điều 6, ĐBQH Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) đề nghị cần thể hiện rõ, không phải “miễn trách nhiệm dân sự” mà là “miễn trách nhiệm bồi thường” sẽ hợp lý hơn. Miễn trách nhiệm dân sự còn liên quan đến hợp đồng, giải quyết của bên vi phạm; trách nhiệm dân sự sẽ bao hàm xin lỗi, bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm… Nhưng ở đây sử dụng kinh phí nhà nước, đã tuân thủ đúng quy trình, quy định nhưng gây thiệt hại thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thời sự Quốc hội

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc tại Đồng Nai

Chiều 26.3, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tình hình triển khai ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, tạo điều kiện thúc đẩy kết nối, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
Thời sự Quốc hội

Không vì lợi nhuận riêng của doanh nghiệp để đánh đổi chất lượng sản phẩm

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp sáng nay, 26.3, có ý kiến cho rằng, hàng hóa muốn lưu hành trên đất nước ta phải bảo đảm hợp quy, hợp chuẩn. Nhà nước kiểm tra, nếu làm không đúng hoặc làm thấp hơn thì sẽ có chế tài xử phạt. Đây là câu chuyện mặc định, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. 

ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh)
Thời sự Quốc hội

Đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), sáng 26.3, có ý kiến đại biểu đề xuất, áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, không phân biệt báo in hay báo điện tử. Giải pháp này nhằm tạo sự công bằng giữa các loại hình báo chí, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Khuyến khích báo chí phát triển bền vững, giúp các tòa soạn có thêm nguồn lực để đầu tư vào nội dung, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Thời sự Quốc hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia nhưng phải có lộ trình phù hợp

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, 26.3, các đại biểu cho rằng, những mặt hàng rượu, bia, thuốc lá đều tác động đến sức khỏe người dân, liên quan đến hành vi người tiêu dùng, về lâu dài chắc chắn có hại và phải có giải pháp hành chính, giải pháp về thuế để điều tiết. Nhưng mức độ, lộ trình như thế nào, phải có dự báo để các doanh nghiệp điều chỉnh không chỉ về sản xuất mà còn liên quan đến các hộ nông dân cung cấp nguyên vật liệu.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm công nghệ, mô hình mới mà luật chưa điều chỉnh

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu nhằm có những chính sách thật sự đột phá về phát triển công nghệ số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu, thu hút nhân tài... nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong lĩnh vực này.