Cần cơ chế đặc thù đào tạo bác sỹ người dân tộc thiểu số

Phản ánh tình trạng Tây Nguyên thiếu bác sỹ, nhất là ở tuyến cơ sở, ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum) đề nghị cần có cơ chế đặc thù để đào tạo bác sỹ là người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại vùng sâu, vùng xa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Sáng 26.10, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh: Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum (Tổ 8) thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội; thi hành Hiến pháp, pháp luật; thực hiện ngân sách nhà nước; về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank.

Tây Nguyên thiếu nhiều bác sỹ, nhất là ở tuyến cơ sở

Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum) cho biết, qua khảo sát thực trạng ở các tỉnh Tây Nguyên, đội ngũ bác sỹ, nhất là tuyến cơ sở còn thiếu nhiều.

“Riêng tỉnh Kon Tum hiện nay mới đạt khoảng 10 bác sỹ trên 10.000 dân”, đại biểu cho biết.

ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum) phát biểu tại phiên họp

ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum) phát biểu tại phiên họp

Tình trạng thiếu bác sỹ như vậy dẫn đến “chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân và rất khó khăn về nguồn để bổ sung”.

Trong khi đó, mức trung bình hiện tại của cả nước là 12,5 bác sỹ trên 10.000 dân. Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 27.2.2024 của Thủ tướng) đặt mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam đạt 15 bác sỹ trên 10.000 dân; năm 2030 là 19 bác sĩ trên 10.000 dân, và đến năm 2050 là 35 bác sĩ trên 10.000 dân.

Theo ĐBQH Phạm Đình Thanh, “thời gian tới, nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng ở Trung ương và các chính sách đặc thù ưu tiên, ưu đãi phù hợp thì không thể thực hiện đạt các mục tiêu đã được xác định tại Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Đồng thời “sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng lực khám, chữa bệnh; kiểm soát tốt các dịch bệnh theo nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã xác định trong Báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp này”.

Tăng phụ cấp ưu đãi nghề để thu hút bác sỹ về miền núi, vùng cao

Vì vậy, ĐBQH Phạm Đình Thanh đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm xây dựng cơ chế đặc thù để đào tạo bác sỹ là người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, có chính sách thu hút bác sỹ nhằm khắc phục tình trạng thiếu bác sỹ ở tuyến cơ sở tại các tỉnh miền núi, vùng cao hiện nay.

Cùng với đó, tiếp tục quan tâm chỉ đạo, thực hiện chính sách cử tuyển đào tạo bác sỹ. Trong đó, sớm xem xét phê duyệt chỉ tiêu cử tuyển bác sỹ đa khoa năm 2024 theo đề xuất của các địa phương đã trình Chính phủ.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung đối tượng là viên chức ngành y tế công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cử đi đào tạo trình độ đại học, như đã được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Đồng thời, cần bổ sung quy định phù hợp để tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với các đối tượng nêu trên, bảo đảm tương xứng với công sức và đặc thù công việc của họ, nhất là đối với viên chức làm công tác quản lý, phục vụ; viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp dân số tại các cơ sở y tế công lập...”

Bên cạnh đó, ĐBQH Phạm Đình Thanh cho biết, hiện nay đã có rất nhiều xã, huyện ở các địa phương, trong đó có các địa phương ở vùng Tây Nguyên, hoàn thành mục tiêu nông thôn mới. Cùng với việc đạt xã nông thôn mới/ thì các xã này cũng đã ra khỏi xã đặc biệt khó khăn, xã khu vực II, khu vực III.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều hộ gia đình, đặc biệt là hộ người đồng bào dân tộc thiểu số, còn khó khăn, chưa đảm bảo thu nhập bền vững.

“Do đó, khi thôi hưởng các chính sách áp dụng đối với xã đặc biệt khó khăn, xã khó khăn như: chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế; các chính sách an sinh xã hội, chính sách về giáo dục và một số chính sách khác, người dân đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, dẫn đến nguy cơ tái nghèo cao, cần tiếp tục được Nhà nước quan tâm hỗ trợ”, đại biểu nói.

Vấn đề này các địa phương đã báo cáo đến Chính phủ và Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã có ý kiến tại Thông báo số 133/TB-VPCP ngày 1.4.2024 của Văn phòng Chính phủ.

“Đề nghị Chính phủ sớm xem xét ban hành Nghị định quy định về việc tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giáo dục, tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác (nếu có) đối với địa bàn các xã khu vực III, khu vực II, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới đúng theo kết luận tại Thông báo số 133/TB-VPCP”, đại biểu Phạm Đình Thanh nói.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Làm mới động lực tăng trưởng cũ - bộ, ngành phải định hướng thật cụ thể

Thảo luận tại tổ sáng 26.10, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nhất trí phải làm mới động lực tăng trưởng cũ, vậy các cơ quan của Trung ương định hướng việc làm mới này như thế nào? Động lực tăng trưởng mới có phải là kinh tế số, xanh, tuần hoàn, chia sẻ, đổi mới sáng tạo, AI, chip bán dẫn hay không? Cách làm như thế nào? Đây là trách nhiệm của các bộ, ngành phải định hướng thật cụ thể.

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công
Thời sự Quốc hội

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước), sáng 26.10, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ cần ưu tiên điều hành kinh tế vĩ mô; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng…

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quyết liệt tháo gỡ, đẩy nhanh xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước), các đại biểu nhấn mạnh, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn, nhất là giải phóng mặt bằng, từ đó đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường thuận lợi nhất cho đổi mới sáng tạo

Sáng 26.10, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo là xu thế lớn và có thể nói là không thể đảo ngược. Vì vậy Chính phủ cần tạo môi trường thuận lợi nhất cho đổi mới sáng tạo.

Đánh giá kỹ hơn về giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ hơn về giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề tại 26 tỉnh phía Bắc, trong đó có nhiều tỉnh miền núi. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Do vậy, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần có đánh giá kỹ hơn về giảm nghèo ở vùng này.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Làm rõ trách nhiệm, giải pháp quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

Cho ý kiến về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Tiền Giang, Đắk Nông) đề nghị, cần đánh giá kỹ, làm rõ nguyên nhân, có biện pháp căn cơ để giải quyết những tồn tại, hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công thời gian tới.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.10.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ năm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Ủy ban Tài chính - Ngân sách họp phiên toàn thể lần thứ 26; Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới tiếp Đại sứ Italia.

Quang cảnh phiên họp toàn thể của Ủy ban Tài chính - Ngân sách
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Tài chính - Ngân sách họp phiên toàn thể lần thứ 26

Chiều 25.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã họp phiên toàn thể lần thứ 26, cho ý kiến về 3 dự án Luật: dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia; dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15
Chính trị

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15

Chiều tối 25.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban Xã hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 15, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Việc làm (sửa đổi).