Cần chính sách đặc thù, vượt trội nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhấn mạnh, Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là văn bản pháp lý vừa là văn kiện chính trị có ý nghĩa hết sức đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, dự thảo Pháp lệnh cần có những chính sách, quy định đặc thù, vượt trội để nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

thanh-man.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chiều 7.2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

pho-chu-tich-qh-tran-quang-phuong-1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Quy định rõ nội hàm quản lý, bảo vệ đối với từng loại công trình

Theo Tờ trình do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến trình bày, việc xây dựng, ban hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nhiệm vụ quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng trong giai đoạn mới là hết sức cần thiết.

Thứ trưởng cũng cho biết, dự thảo Pháp lệnh gồm 6 Chương, 35 Điều, quy định về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo vệ các công trình, khu vực và tổ chức các hoạt động trong Khu Di tích Lăng; nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng.

thuong-tuong-thu-truong-bo-quoc-phong-hoang-xuan-chien.jpg
Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là các công trình, khu vực có tính chất đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh, đồng thời có giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng, bao gồm: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình; Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP. Hà Nội; Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, TP. Hà Nội (Khu K9); các công trình hỗ trợ, phục vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Pháp lệnh áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, công dân Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có liên quan đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng.

Báo cáo tóm tắt thẩm tra dự án Pháp lệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới nêu rõ, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với sự cần thiết ban hành Pháp lệnh với những căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

chu-nhiem-uy-ban-quoc-phong-va-an-ninh-le-tan-toi.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, các nội dung quy định trong dự thảo Pháp lệnh về cơ bản phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng, phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan.

Có ý kiến cho rằng, đề nghị rà soát kỹ các quy định trong dự thảo Pháp lệnh với hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan; nghiên cứu chuyển nội dung cụ thể, chi tiết trong dự thảo Pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các Bộ để quy định trong Nghị định, Thông tư cho phù hợp với chủ trương đổi mới công tác xây dựng pháp luật.

Về Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Điều 2), đa số ý kiến Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, việc thiết kế một điều riêng để quy định các công trình, khu vực của Khu Di tích Lăng là phù hợp.

Có ý kiến đề nghị phân loại, phân nhóm đối với các công trình trong Khu Di tích để quy định rõ nội hàm quản lý, bảo vệ đối với từng loại công trình theo tinh thần Nghị quyết số 129/2024/QH15 ngày 8.6.2024 của Quốc hội. Có ý kiến cho rằng khoản 4 quy định chưa rõ, không xác định được cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ phù hợp.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với quan điểm Pháp lệnh cần phân loại, xác định công trình nào là công trình quốc phòng, khu quân sự, công trình nào là công trình lịch sử - văn hóa, công trình nào là công trình hỗ trợ, phục vụ để quy định rõ nội hàm quản lý, bảo vệ đối với từng loại công trình.

Quán triệt đầy đủ tinh thần đổi mới trong xây dựng pháp luật

Cho ý kiến về dự thảo Pháp lệnh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là Pháp lệnh có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh nhà lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc và những di sản của Người để lại cho Đảng ta, đất nước ta, dân tộc ta; tạo điều kiện để Nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế tới viếng và tham quan Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Pháp lệnh vừa là văn bản pháp lý vừa là văn kiện chính trị có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Với ý nghĩa như vậy, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, dự thảo Pháp lệnh cần có những chính sách, quy định đặc thù, vượt trội để nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

toan-canh-7270.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra hoàn thiện để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tới. Theo đó, rà soát kỹ lưỡng các quy định trong dự thảo Pháp lệnh, quán triệt đầy đủ tinh thần đổi mới trong xây dựng pháp luật, bảo đảm gọn, rõ. Chính phủ sớm hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Pháp lệnh phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng theo cơ cấu tổ chức mới.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định đây là Pháp lệnh có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị, lịch sử, văn hóa, quốc phòng an ninh và đối ngoại; tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, hoạt động đối ngoại, tạo điều kiện cho nhân dân trong và ngoài nước tham quan Khu di tích. Do đó, cần có những quy định có tính vượt trội, đặc thù để bảo đảm nhiệm vụ này.

cac-dai-bieu-du-phien-hop-1.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận sự chủ động, tích cực của Chính phủ khi chuẩn bị kỹ lưỡng; đánh giá cao cơ quan thẩm tra đã làm việc rất tích cực, báo cáo thẩm tra thể hiện rõ quan điểm; cơ quan soạn thảo nghiêm túc tiếp thu và có giải trình hợp lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát và chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; không quy định trong dự thảo Pháp lệnh các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ, ngành hoặc đã được quy định ở các luật khác có liên quan.

Với 100% ý kiến tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua về mặt nguyên tắc đối với Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời, giao cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp để hoàn chỉnh dự thảo Pháp lệnh, xin ý kiến bằng văn bản các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.

Thời sự Quốc hội

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm công nghệ, mô hình mới mà luật chưa điều chỉnh

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu nhằm có những chính sách thật sự đột phá về phát triển công nghệ số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu, thu hút nhân tài... nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong lĩnh vực này.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh

Sáng 25.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Phát biểu khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, nhiệm kỳ Khóa XV sáng 25.3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang rất khẩn trương triển khai các nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy. Các dự án Luật thảo luận tại Hội nghị lần này điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ

Chiều 24.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ đang tham gia chương trình "Về nguồn" hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).